Những tồn tại của quá trình CPH

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ THỰC TIỄN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (Trang 27 - 31)

b. Những ghi nhận

2.1.5. Những tồn tại của quá trình CPH

Thứ nhất, mặt hạn chế rõ nhất ta có thể nhận ra đó là tiến độ CPH chậm trễ, DNNN chưa tiến hành CPH được còn quá nhiều. Từ trước đến nay chưa năm nào ta hoàn thành kế họach CPH

Nhóm thực hiện: Nhóm 1

BẢNG TIẾN ĐÔ CỔ PHẦN HOÁ (%)

Trước năm 2003 3%

Năm 2003 40%

Năm 2004 31%

10tháng đầu năm 2005 63%

Theo phương án sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2007 - 2010 cần sắp xếp hơn 1.500 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa hơn 900 doanh nghiệp. Thế nhưng, trong hai năm 2007 - 2008, chỉ sắp xếp được 266 doanh nghiệp trong đó cổ phần hóa 155 doanh nghiệp. Hết quý I/2009, cả nước cũng chỉ sắp xếp được 24 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 13 doanh nghiệp.Số doanh nghiệp được cổ phần hóa sau hơn 2 năm là quá ít, mới chỉ có 168 doanh nghiệp/hơn 900 doanh nghiệp như kế hoạch, trong khi quỹ thời gian để hòan tất cổ phần hóa hơn 732 doanh nghiệp cịn lại chỉ là hơn 1 năm.Vậy là sau hai năm liên tiếp (2007 - 2008) không đạt kế hoạch cổ phần hóa, dấu hiệu vỡ kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2007 - 2010 đang lộ rõ.

Thứ hai, thời gian tiến hành CPH còn lâu, đặc biệt là ở khâu định giá có doanh nghiệp tiến hành định giá đến 3 tháng. Quy trình cổ phần hóa (từ xây dựng đề án đến thực hiện đề án) chưa sát thực tế, còn rườm rà, phức tạp nên. Bình quân thời gian để thực hiện cổ phần hóa một doanh nghiệp mất 437 ngày, tổng công ty mất 554 ngày. Sau khi cổ phần hóa, rất nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động như cũ; quản lý nhà nước vẫn chi phối mọi hoạt động, kể cả trong các doanh nghiệp mà vốn nhà nước chưa tới 30% vốn điều lệ doanh nghiệp; bộ máy quản lý cũ trong nhiều doanh nghiệp vẫn chiếm giữ đến 80%.

Thứ ba, từ khâu định giá tài sản doanh nghiệp, cho đến tổ chức quản lý sau khi doanh nghiệp được cổ phần hóa đều tồn tại nhiều vấn đề. Việc giải quyết vấn đề tài chính trước, trong và sau khi cổ phần hóa còn nhiều bất cập như:

Xác định giá trị doanh nghiệp

Việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa chưa đúng, gây nên thất thoát và lãng phí tài sản nhà nước trong và sau quá trình cổ phần hóa. Việc xác định giá trị doanh nghiệp trải qua hai giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn chưa có Nghị định 187: việc xác định giá trị doanh nghiệp do một Hội đồng hoặc doanh nghiệp tự đảm nhận. Điều đó dẫn đến việc xác định thấp hoặc quá thấp giá trị doanh nghiệp, do đó, phần lớn cổ phần rơi vào tay một nhóm người. Trong giai đoạn sau khi có Nghị định 187: sự thất thoát tài sản nhà nước được hạn chế, nhưng lại nảy sinh tình trạng liên kết, gian lận trong đấu thầu

Theo đánh giá chung của Thanh tra Chính phủ, khi xác định giá trị tài sản là hiện vật, các công ty tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp thường không thực hiện theo đúng nguyên tắc “giá thị trường”. Nhiều nơi viện lý do: thị trường không có tài sản tương đương nhưng thường, các đơn vị đó lại không thực hiện đầy đủ quá trình định giá. Người ta thường dùng số liệu kế toán cũ, lạc hậu làm căn cứ nên giá trị tài sản của doanh nghiệp đưa vào CPH thường bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế. Có tình trạng chung hội đồng xác định giá trị tài sản doanh nghiệp cố ý hiểu khác đi quy định về cách xác định chất lượng tài sản trong thông tư hướng dẫn (của bộ Tài chính) để hạ thấp chất lượng nhiều tài sản xuống 20% kể cả nhà cửa, phương tiện giao thông, v.v. đang sử dụng. Thậm chí có nơi, như ở Cần Thơ, trung tâm Dịch vụ và thẩm định giá tài sản của nhà nước còn sử dụng cả cán bộ chưa hề qua đào tạo, không có chuyên môn thẩm định tham gia vào việc xác định

giá trị doanh nghiệp.

Bởi những nguyên nhân trên, tình trạng: ở công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng, người ta đã hạ thấp tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản tại doanh nghiệp hơn 4 tỉ đồng; ở công ty cổ phần cấp nước Sơn La, giá trị tài sản cũng bị giảm thấp đi 1,8 tỉ đồng… Hàng loạt doanh nghiệp khác, qua thanh tra, đã được kết luận là xác định sai, tính thiếu, làm thấp giá trị tài sản, v.v. trị giá hàng chục tỉ đồng như: công ty cổ phần đúc đồng Hải Phòng (1,94 tỉ đồng), công ty thương mại du lịch Bắc Ninh (2,92 tỉ đồng), công ty cổ phần dịch vụ Minh Hải (không làm hồ sơ quyết toán để xác định giá trị tài sản số tiền trên 4 tỉ đồng); nhà máy Thiết bị bưu điện (VNPT) khi CPH đ xác định thiếu giá trị lợi thế kinh doanh 3 tỉ đồng…

Tài sản giá trị nhất của nhiều DNNN là đất thì ở nhiều doanh nghiệp được CPH, tài sản này bị thất thóat ở mọi dạng thức: doanh nghiệp không tính hoặc tính thiếu giá trị đất, chỉ làm thủ tục thuê một phần diện tích đang sử dụng (thực chất là chiếm dụng đất, trốn thuế), sử dụng lãng phí, tuỳ tiện cho thu, mượn, v.v. thậm chí còn chuyển nhượng trái phép cho cá nhân. Như ở công ty Xây dựng và phát triển đầu tư Hải Phòng: công ty này không tính vô gi trị doanh nghiệp diện tích 113.713m2 đất xây dựng nhà để bán và 7.976m2 đất khác để xây nhà tái định cư. Điển hình nhất là tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng đã không xác định vào giá trị doanh nghiệp giá trị quyền sử dụng đất được giao để thực hiện dự án (diện tích đất này giá trị 270 tỉ đồng). 13 doanh nghiệp thuộc tập đoàn Bưu chính viễn thông không ký hợp đồng thuê 54.096m2 đất đang sử dụng của Nhà nước…

Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng : gây nhiều khó khăn. Đặc biệt, việc xử lý nợ xấu đã mất rất nhiều thời gian do thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành ngân hàng, thuế, tài chính.

Chất lượng định giá doanh nghiệp: của nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ thẩm định giá trị có độ tin cậy thấp. Mặt khác, quy chế lựa chọn, giám sát hoạt động tư vấn và xác định giá trị doanh nghiệp chưa được quy định rõ, chưa gắn trách nhiệm của tổ chức tư vấn, định giá với việc bán cổ phần.

Thứ tư, với mục đích tạo thêm “hàng” cho thị trường chứng khoán nhưng thực tế ta vẫn chưa làm được điều đó.

Thứ năm, là chất lượng CPH chưa cao về nhiều mặt.

Về hiệu quả kinh tế: Khoảng 10% DNNN sau CPH làm ăn thua lỗ, nhiều doanh nghiệp còn trông chờ vô sự hỗ trợ bao cấp cuả Nhà nước.

Đối tượng cổ phần hóa: nói đến đối tượng cổ phần hóa là nói đến việc lựa chọn doanh nghiệp nhà nước nào để thực hiện cổ phần hóa. So với quy định ban đầu, chúng ta đã bổ sung đối tượng cổ phần hóa là các doanh nghiệp có quy mô lớn, các tổng công ty nhà nước. Tuy vậy cho đến nay, 77% số doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có quy mô vốn dưới 10 tỉ đồng. Riêng đối với loại doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước không giữ tỷ lệ nào trong vốn điều lệ thì đều là doanh nghiệp nhỏ có vốn nhà nước dưới 1 tỉ đồng và kinh doanh kém hiệu quả. Loại doanh nghiệp nhỏ này chiếm gần 30% số doanh nghiệp mà Nhà nước thực hiện cổ phần hóa.

CPH chủ yếu là khép kín quản lý nhà nước vẫn chi phối mọi hoạt động: sau khi cổ phần hóa, rất nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động như cũ; kể cả trong các doanh nghiệp mà vốn nhà nước

chưa tới 30% vốn điều lệ doanh nghiệp; bộ máy quản lý cũ trong nhiều doanh nghiệp vẫn chiếm giữ đến 80%.

TỈ LỆ CỔ PHẦN NẮM GIỮ TRONG DNNN CPH

2005 2007

Nhà nước 46,5 % 46.3%

Cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp 38,1% 29.6% Cổ đông ngoài doanh nghiệp 15,4 % 24.1%

Thứ sáu, lâu nay cơ quan nhà quản lý vẫn hay nhấn mạnh rằng, cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không phải là quá trình tư nhân hoá. Nhưng với những gì diễn ra trong thực tế trong nhiều năm qua ở các DNNN đã được CPH, có không ít tiền của, giá trị tài sản của Nhà nước, bằng nhiều cách, đã được chuyển hoá không đúng quy định, không đúng giá trị thực, thành tài sản của doanh nghiệp tư nhân, cho các cá nhân…

Khối tiền của ấy sẽ một đi không trở lại nếu như các cơ quan kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ,… không có những đợt kiểm tra, kiểm toán để thu hồi. Những con số: 3.744 tỉ đồng, gần 150.000 USD, trên 1.380.000m2 đất, hơn 13.449.000 cổ phần…, phần lớn phải thu hồi, mà Thanh tra Chính phủ mới công bố sau cuộc tổng thanh tra chuyên đề về CPH khối DNNN trong năm 2009 (chưa nói đến các cuộc kiểm toán của ngành kiểm toán, các cuộc điều tra của ngành công an) là những khoản sai phạm chứng minh không gì rõ hơn cho quá trình biến tài sản nhà nước thành tài sản riêng nói trên.

DNNN thường không được đánh giá cao về hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhưng đến khi từng doanh nghiệp “công” được định giá để tiến hành CPH, nhà đầu tư sẽ phải nhìn các doanh nghiệp ấy một cách thèm thuồng. Bởi, đơn giản, nhiều DNNN thường sở hữu những khối tài sản giá trị khổng lồ: khoáng sản, đất đai, địa lợi… Và thất thoát nhiều nhất trong quá trình CPH chính là ở khâu định giá tài sản khối tài sản ấy.

Cho đến khi gần hoàn thành quá trình CPH, giá trị tài sản nhà nước lại bị thất thoát theo một dạng khác: chuyển nhượng, bán cổ phần ưu đãi sai đối tượng (không đủ điều kiện), sai quy định (quyết toán tăng, khống để hưởng chế độ ưu đãi khi mua cổ phiếu)… Ở hàng loạt các doanh nghiệp lớn, nhỏ của Nhà nước trước đây, nay là doanh nghiệp cổ phần, đều diễn ra thực tế này. Chẳng hạn, ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chuyển nhượng 3.000.000 cổ phần ưu đãi sai với giá trị 15,6 tỉ đồng; Vinaconex bán cổ phần ưu đãi sai cho bảy nhà đầu tư không đáng là “chiến lược” hơn 10.000.000 cổ phần, trị giá trên 53 tỉ đồng. Các công ty cổ phần May sông Hồng, Dược Nam Hà, May Mỹ Tho – Tiền Giang… mỗi nơi đều làm mất hàng tỉ đồng với cách thức bán cổ phần sai đối tượng như trên.

Hàng ngàn tỉ đồng khác có lẽ đã không còn thuộc về Nhà nước nếu Thanh tra Chính phủ không tiến hành đợt thanh tra chuyên đề vừa rồi ở các khâu nộp tiền bán cổ phần, quản lý quỹ hỗ trợ sắp xếp về CPH. Tình trạng dây dưa chậm nộp tiền CPH để chiếm dụng vốn, việc quản lý nguồn quỹ

có sự lỏng lẻo, sử dụng sai mục đích có thể thấy ở khá nhiều đơn vị CPH. Như các công ty thuộc tập đoàn Bưu chính viễn thông đã chậm nộp 82,1 tỉ đồng, Vinaconex không nộp đúng hạn các khoản CPH 1.082 tỉ đồng, tập đoàn Điện lực dùng quỹ chi tạm ứng cho các dự án đầu tư sai gần 757 tỉ đồng… Hàng trăm công ty được thanh tra khác cũng chậm nộp tiền bán cổ phần, tiền cổ tức về quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng.

Ở hàng loạt công ty khác đã xảy ra việc bỏ ngoài sổ sách khi kiểm kê hàng hóa, tài sản tồn kho như công ty Địa ốc Tân Bình – TP.HCM bỏ ra ngồi hai căn nhà và 48 căn hộ chung cư; công ty cổ phần thương mại du lịch Trường An (Vĩnh Long) hạch toán giảm nợ phải thu 4,25 tỉ đồng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính tiền tệ THỰC TIỄN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w