- Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên sản dịch chảy ra kéo dài
4.5.2 Quy trinh phòng bệnh đối với lơn nái trong giai đoạn chờ phố
Bước 1: vệ sinh -Luôn giữ sạch nền chồng, mùa đông 2 ngay rửa nền 1 lân mùa hè 2 ngày rửa nền + tắm cho lợn
- Trước khi phối lợn được tắm sạch sẽ và dùng nước muối sinh ly để rửa âm môn
- Dung cụ để phối phải được vô trùng tuyệt đối Bước 2: dùng
thuốc
- Đối với những con có mủ chảy ra ở mép âm mơn và những con bị lốc mủ sử dụng : Amocicilin+hanprost +Tiêm trong 3 ngày liên tiếp
Nếu khơng có mủ chảy ra thì đợi chu ky sau phối Nếu khơng khỏi thì loại
Bước 3: phối giống
Phối đúng kỹ thật và đảm bảo vô trùng
-Dụng cụ phối ( dẫn tinh quản,panh, bông…)phải được hấp vô trùng
-Trước khi phối dẫn tinh quản phải được bôi tecnovet gel Trong quy trình phịng bệnh thử nghiệm :
+ Việc vệ sinh chuồng đẻ, lợn nái , đặc biệt là bộ phận sinh dục trước và sau khi đẻ sạch sẽ là rất quan trọng. Bình thường cổ tử cung ln đóng nhưng trong thời gian sinh đẻ cổ tử cung mở, vi khuẩn có điều kiện đẻ xâm nhập, nếu niêm mạc tử cung bị tổn thương vi khuẩn sẽ có điều kiện để phát triển và gây bệnh. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ lợn nái đẻ mắc bệnh viêm tử cung tăng cao.
+ Đảm bảo dinh dưỡng cho lợn nái trước và sau khi sinh sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
+ Nếu người đỡ đẻ không vô trùng tay, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật sẽ mang mầm bệnh vào tử cung, làm xây xát niêm mạc tử cung dẫn tới viêm tử cung. Thực hiện tốt việc để lợn nái đẻ tự nhiên, không can thiệp bằng tay
(không dùng tay kéo thai ra) trừ những trường hợp đẻ khó sẽ hạn chế được viêm tử cung sau đẻ.
+ Cho lợn uống nước sạch để phòng bệnh đường tiết niệu, vì theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, vi khuẩn từ đường tiết niệu có thể xâm nhập vào âm đạo, tử cung gây viêm nhiễm.
+ Tiêm cho nái Amoxicillin, GentaMox với liều 1ml/15kg thể trọng ngay trước khi sinh và sau khi sinh 24 giờ nhằm mục đích ngăn chặn các loại vi khuẩn phát triển và gây bệnh
+ Hanprost là một chế phẩm của PGF2α, nó tạo ra các cơn co bóp nhẹ tương tự mức co bóp ở trạng thái sinh lý nhằm đẩy các chất bẩn ra ngoài. Đồng thời nó có tác dụng kích thích cơ tử cung nhanh chóng hồi phục và phá huỷ thể vàng bằng cách tạo ra các cơn co bóp trên bề mặt buồng trứng để phá huỷ thể vàng, tạo lớp ngăn không cho chất dinh dưỡng đến ni thể vàng. Vì vậy, hạn chế được viêm tử cung và thúc đẩy gia súc nhanh chóng động dục trở lại sau cai sữa.
+ Tiêm Oxytocin nhằm tăng cường lượng Oxytocin trong máu, làm tăng co bóp của cơ tử cung để tống các chất thải của quá trình đẻ ra ngồi, hạn chế được hiện tượng sót nhau, do đó làm giảm tỷ lệ viêm tử cung. Thuốc cũng có tác dụng trên cơ trơn của tuyến sữa và ống dẫn sữa, kích thích tăng tiết sữa và đẩy sữa ra ngồi. Như vậy, có thể làm cho nái tăng tiết sữa đầu, lợn con nhanh chống được uống sữa đầu khi mới sinh ra.
+ Phối giống đúng kỹ thuật, đảm bảo vô trùng sẽ hạn chế được tối thiểu tỷ lệ lợn nái chờ phối viêm tử cung. Vì nếu khâu phối giống khơng tốt sẽ làm xây xát niêm mạc tử cung, đưa mầm bệnh vào tử cung, làm lây lan mầm bệnh từ con ốm sang con khoẻ.
Thí nghiệm được bố trí trên 2 lơ gồm 20 lợn nái được ni ở 20 ơ chuồng khác nhau. Lơ thí được áp dụng nghiêm ngặt quy trình phịng bệnh trên,cịn lơ đối chứng ni bình thường theo quy trìng của Cơng ty.
Sau khi thí nghiệm, kết quả được trình bày ở bảng 4.8
Bảng 4.8 Kết quả thử nghiệm phòng bệnh viêm tử cung Chỉ tiêu Lợn mắc bệnh Thời gian động duc trở lại (ngày) Tỷ lệ lợn phối lần đầu có chửa Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Lơ thí nghiệm (n=15) 1 6,67 3.86 ± 1.32 14 93,33 Lô đối chứng (n=15) 5 30 6.54 ± 1.24 10 66.67
Qua bảng 4.8, lơ thí nghiệm có 1 con bị mắc bệnh, tỷ lệ bảo hộ đạt 93,33%, trong khi đó lơ đối chứng có tới 30% mắc bệnh. Thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa trung bình ở lơ thí nghiệm chỉ là 3.86 ngày, trong khi đó ở lơ đối chứng là 6.54 ngày. Tỷ lệ phối giống lần đầu có chửa ở lơ thí nghiệm là 93,33%, ở lơ đối chứng chỉ đạt 66,67%. Như vậy, quy trình phịng bệnh cũng mang lại hiệu quả cao. Lợn nái không bị viêm tử cung, thời gian động dục trở lại ngắn, tỷ lệ phối giống lần đầu có chửa cao, do đó số lứa đẻ trong năm tăng lên. Lợn mẹ không bị viêm tử cung, sức sống của đàn con cũng cao hơn, tỷ lệ lợn con sống đến lúc cai sữa tăng, hay năng suất của lợn nái tăng. Mặt khác, nếu bị viêm tử cung chi phí điều trị cao, gây tổn thương niêm mạc tử cung, khả năng gây rối loạn sinh sản lớn, khi đó sẽ phải loại thải con nái.
Quy trình phịng bệnh đạt được hiệu quả cao như vậy là do chúng tôi đã tiến hành các biện pháp phòng trị tổng hợp sử dụng kết hợp dùng kháng sinh để hạm chế sự phát triển của vi khuẩn và sử dụng hanprost hay oxytocin để đảy các chất bẩn trong tử cung ra ngoài