KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2.3. Tình hình lợn nái mắc bệnh tử cung qua các mùa
Điều kiện khí hậu cũng ảnh hưởng rất lớn đến bệnh viêm tư cung. Vào các mùa khác nhau tỷ lệ viêm tử cung cũng khác nhau và hiệu quả điêu trị bệnh cũng khác nhau. Kết quả theo dõi được thực hiện ở bảng 4.4
Bảng 4.4 Tình hình mắc bệnh viêm tử cung sau đẻ trong năm 2010 (n =120)
Chỉ tiêu Mắc bệnh Hiệu quả điều trị
Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Mùa xuân 53 44,17 51 96,21 Mùa hè 29 24,17 27 93,1 Mùa thu 14 11,66 14 100 Mùa đông 24 20 23 95,83
Như vậy vào mùa xuân lợn tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung cao nhất (44,17%), tiếp đó là mùa hè (24,17%), mùa đông ( 20 %), thấp nhất là vào mùa thu (11,66%). Mùa xuân, độ ẳm rất cao làm trong chuồng nuôi rất ẩm thấp; nếu vệ sinh chuồng nuôi không tốt, chuồng thuờng xuyên ẩm ướt, gầm chuồng có nhiều phân và các chất bẩn của quá trình đẻ tồn lưu tạo điều kiện rất tốt cho các loại vi khuẩn phát triển. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ viêm tử cung cao trong mùa xuân.
Mùa hè, mặc dù nhiệt độ rất cao, có lúc tới 37 – 380C nhưng do vận hành hệ thống làm mát cùng hệ thống quạt thông gió làm cho chuồng luôn thoáng mát. Bên cạnh đó, công tác vệ sinh chuồng và tắm rửa cho lợn được thực hiện tốt dẫn đến hạn chế bệnh viêm tử cung.
Mùa đông nhiệt độ trong chuồng khá cao do hệ thống sưởi ấm được đảm bảo, chủ yếu được đốt bằng than đá và sử dụng bóng đèn 200w, chuồng nuôi được vệ sinh thường xuyên nên tỷ lệ viêm tử cung về mùa đông khá thấp.
Mùa thu, tỷ lệ viêm tử cung là thấp nhất, điều kiện khí hậu ổn định, độ ẩm thấp thuận lợi cho công tác vệ sinh chuồng trại, lợn ăn được nhiều hơn, do đó năng cao được sức đề kháng của cơ thể.