KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2.2. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung qua các năm
Bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh sinh sản mà đàn lợn nái ngoại ở trại hay mắc. Trong thời gian thực tập chúng tôi thu thập được số liệu lợn nái bị viêm tử cung từ năm 2009 đên năm 2010. Số liệu được trình bày ở bảng 4.3.
Chỉ tiêu Năm
Số con theo dõi (con) Mắc bệnh viêm tử cung Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) 2009 2000 120 6 2010 2400 120 5 5/2011 2500 75 3
Qua bảng 4.3 ta thấy, năm 2009 tỷ lệ lợn mắc bệnh viêm tử cung chiếm 6%. Năm 2010 lợn mắc bệnh viêm tử cung ít hơn chiếm 5% . Đến tháng 5 năm 2011 lợn mắc bệnh viêm tử cung có giảm hơn so với những năm trước, chiếm 3%. Qua tìm hiểu chúng tơi thấy, từ đầu năm 2009 do vệ sinh cho lợn nái trước và sau khi đẻ cũng không được đảm bảo nghiêm ngặt. Lợn nái trước khi chuyển sang chuồng đẻ chưa được vệ sinh sạch sẽ, chuồng nái vệ sinh chưa tốt, sàn chuồng còn bẩn, đặc biệt là bên dưới sàn chuồng lượng phân tồn lưu khá nhiều. Công tác hộ lý đỡ đẻ cũng chưa tốt, khăn khô dùng để lau cho lợn mẹ và lợn con chưa sạch, thường dùng chung với khăn lau sàn chuồng, khăn mang vi khuẩn truyền cho cả mẹ và con. Sau khi lợn đẻ, việc vệ sinh sàn chuồng chưa được quan tâm, dịch tiết từ đường sinh dục và các sản phẩm trung gian cịn dính lại trên sàn chuồng hoặc rơi xuống gầm tạo điều kiên cho mầm bệnh phát triển gây bệnh cho lợn mẹ và là nguyên nhân chính tăng tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy.
Trong q trình điều tra chúng tơi nhận thấy rằng, bệnh viêm tử cung đa số ở thể nhẹ. Nếu theo dõi kỹ và thực hiện việc tiêm phòng bệnh trước và sau khi đẻ, vệ sinh sát trùng chuồng trại nghiêm ngặt thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.