Ảnh hưởng của lứa đẻ đến bệnh viêm tử cung

Một phần của tài liệu bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại công ty tnhh giống lợn dabaco – tân chi – tiên du - bắc ninh và biện pháp phòng trị (Trang 41 - 42)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.Ảnh hưởng của lứa đẻ đến bệnh viêm tử cung

Kết quả theo dõi trực tiếp 75 lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở các lứa đẻ khác nhau được trình bày ở bảng 4.6

Bảng 4.6: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở các lứa đẻ (n = 75)

Lứa đẻ Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%)

1 29 38,67

2 18 24

3 12 16

4 16 21,33

Qua bảng 4.6 ta thấy: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung có tỷ lệ cao ở những đàn nái đẻ lứa đầu và đàn nái đẻ nhiều lứa. Cụ thể lứa 1 chiếm tỷ lệ

cao nhất (38,67%), tiêp đó là các nái đẻ lứa thứ 2 (24%) nái đẻ lứa thứ 4 có tỷ lệ mắc bệnh thấp (21,33 %), tiếp đó là nái đẻ lứa thứ 3(16%).

Theo nhận định của chúng tôi, đàn nái đẻ lứa đầu mắc bệnh cao nhất do lợn đẻ lứa đầu cơ quan sinh dục mà chủ yếu là tử cung chưa có sự biến đổi nhiều, chưa thực sự sẵn sàng cho quá trình sinh sản. Mặt khác, lứa đầu thai thường lớn, cơ tử cung lần đầu tiên có sự co giãn lớn nhất, nên dễ gây xây sát cơ quan sinh dục. Do cơ quan sinh dục chưa có sự biến đổi phù hợp với quá trình đẻ nên nái đẻ lứa đầu thường khó đẻ, do đó cần có sự can thiệp bằng tay hay dụng cụ sản khoa nên có thể làm tổn thương niêm mạc đường sinh dục. Hơn nữa thời gian sổ thai kéo dài hơn, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào trong tử cung gây hiện tượng viêm tử cung.

Đối với đàn nái đẻ từ lứa thứ 4 trở lên cũng mắc khá cao do trương lực của cơ tử cung giảm dẫn tới sự co bóp của tử cung yếu không đủ cường độ đẩy các sản phẩm trung gian sau đẻ ra ngoài. Do sự hồi phục của tử cung chậm, cổ tử cung đóng muộn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

Một phần của tài liệu bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại công ty tnhh giống lợn dabaco – tân chi – tiên du - bắc ninh và biện pháp phòng trị (Trang 41 - 42)