TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở CÔNG TY 1 Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm tử cung

Một phần của tài liệu bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại công ty tnhh giống lợn dabaco – tân chi – tiên du - bắc ninh và biện pháp phòng trị (Trang 33 - 38)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM TỬ CUNG Ở CÔNG TY 1 Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm tử cung

Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm tử cung thường thể hiện rõ nhất ở hai giai đoạn: Giai đoạn sau khi đẻ và giai đoạn tiền động dục. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tiến hành theo dõi ba chỉ tiêu thể hiện rõ nhất và lấy làm căn cứ để chuẩn đoán bệnh: dịch chảy từ âm hộ, mức độ thu nhận thức ăn và đo nhiệt độ trực tràng.

Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng biểu hiện ở 5 con cái bị viêm tử cung được thể hiện ở bảng sau

Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm tử cung

Hiện tượng chảy mủ ở giai đoạn tiền động dục

Ngày sau đẻ Triệu chứng 1 2 3 4 5 Con 1 Nhiệt độ (0C) 39.5 39.7 40.5 39.6 39.2 Chảy mủ x x Bỏ ăn Từng bữa x x Hoàn toàn x Con 2 Nhiệt độ (0C) 39.2 39.8 39.7 39.5 39.6 Chảy mủ x x x Bỏ ăn Từng bữa x x Hoàn toàn Con 3 Nhiệt độ (0C) 39.0 39.5 40.2 39.6 39.4 Chảy mủ x x Bỏ ăn Từng bữa x x Hoàn toàn Con 4 Nhiệt độ (0C) 40 40.3 40.6 39.6 39.2 Chảy mủ X x x Bỏ ăn Từng bữa X x Hoàn toàn x x Con 5 Nhiệt độ (0C) 39.3 39.5 39.8 39.7 39.5 Chảy mủ x x Bỏ ăn Từng bữa x x Hoàn toàn x

Ghi chú: “x” = có biểu hiện

Căn cứ vào cách tính điểm đã trình bày ở phần 2.2.4 (chẩn đốn bệnh viêm tử cung), một con có tổng số điểm lớn hơn 6 có nghĩa là mắc bệnh ở thể viêm cơ tử cung, 4 con mắc bệnh nhẹ hơn chúng mắc chủ yếu ở thể viêm nội mạc tử cung. Ở cá thể mắc thể viêm cơ tử cung, mủ ra ở âm hộ có màu máu cá, lượng dịch chảy ra khá nhiều, hôi thối. Chúng tôi đã theo dõi và nhận thấy con này bị sát nhau, do không phát hiện và điều trị kịp thời nên nhau thai sót lại thối rữa trong tử cung gây nên hiện tượng kế phát viêm tử cung.

Bốn con mắc ở viêm nội mạc thường là các con đẻ lứa đầu, niêm mạc tử cung dễ bị xây sát, vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào gây viêm, dịch chảy ra từ âm hộ có màu trắng sữa, hơi hồng, nhầy, lợn cợn các tổ chức niêm mạc, có mùi tanh, lượng dịch chảy ra cũng ít hơn.

Ngồi 5 trường hợp trên chúng tôi cũng theo dõi các trường hợp khác và nhận thấy đàn lợn nái của xí nghiệp thường mắc bệnh ở thể nhẹ, nhiệt độ tăng không nhiều, lượng dịch chảy ra ít, thường có màu trắng đục. Nếu theo dõi và điều trị kịp thời thì hiệu quả điều trị cao, thời gian điều trị ngắn.

Bên cạnh 3 triệu chứng đã nêu trên, chúng tôi cũng nhận thấy lợn nái mắc bệnh viêm tử cung thì lượng sữa giảm hoặc mất hẳn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đàn con, chúng thường bị tiêu chảy, còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ ni sống thấp. Nếu có điều kiện nên ghép con của nó với các đàn khác thì hiệu quả chăn ni sẽ cao hơn, khi nào mẹ khỏi hẳn, lượng sữa ổn định có thể tiếp tục cho con nó bú.

Với các nái bị viêm tử cung ở thời kỳ tiền động dục, triệu chứng biểu hiện rõ nhất là dich chảy ra ở âm hộ, lượng dịch chảy ra khá nhiều và thường có màu trắng đục, cá biệt có con dịch chảy ra lổn nhổn như bã đậu. Nếu điều trị chưa khỏi hẳn mà cho phối giống thì chắc chắn khơng có kết quả mà cịn làm cho việc điều trị khó khăn hơn. Do vậy, với các trường hợp này nên điều trị khỏi hẳn và bỏ qua chu kỳ này, chờ đến chu kỳ động dục sau mới phối.

Một phần của tài liệu bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại tại công ty tnhh giống lợn dabaco – tân chi – tiên du - bắc ninh và biện pháp phòng trị (Trang 33 - 38)