Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh minh tiến (Trang 36 - 48)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MINH TIẾN

2.2.2.2Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn cố định:

Sức sản xuất của TSCĐ =

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, 1đồng TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cao hơn kỳ trước chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp hoạt động với công suất và chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Sức sinh lời của TSCĐ =

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, 1 đồng tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

Bảng 7: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty qua các năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: VN đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh giữa 2012 với 2011 So sánh giữa 2013 với 2012 ∆ % ∆ % Doanh thu thuần 375,255,909,518 324,852,836,831 496,555,248,073 -50,403,072,687 86.57 171,702,411,242 152.8 6 Lợi nhuận trước thuế 2,676,756,133 2,730,530,832 6,623,733,549 53,774,699 102.0 1 3,893,202,717 242.9 1 Tài sản cố định bình quân 15,378,456,208 15,778,456,208 16,564,999,951 400,000,000 102.6 0 786,543,743 104.9 8 Sức sản xuất của TSCĐ 24.4014 20.5884 29.9762 -3.8130 84.37 9.3878 145.6 0

Sức sinh lời của TSCĐ 0.1741 0.1731 0.3999 -0.0010 99.42 0.2268 231.0 6 Nguồn: Phòng kế toán Biểu đồ 8: Sức sản xuất của tài sản cố định qua các năm 2011 -2013

Biểu đồ 9: Sức sinh lời của tài sản cố định qua các năm 2011 – 2013

Sức sản xuất của tài sản cố định: năm 2012 giảm 15.63% so với năm 2011, năm 2013 tăng 45.65% so với năm 2012.

Sức sinh lời của tài sản cố định: năm 2012 giảm 0.58% so với năm 2011, năm 2013 tăng 31.06% so với năm 2012.

Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sản xuất của tài sản cố định:

Năm 2012:

Doanh thu năm 2012 giảm dẫn đến sức sản xuất của năm 2012 giảm: - = -3.1944

Tài sản cố định bình quân năm 2012 tăng dẫn đến sức sản xuất năm 2012 giảm:

- = -0.618

Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: (-3.1944) + (-0.6186) = -3.813

Từ trên ta có thể thấy sức sản xuất của tài sản cố định năm 2012 giảm nguyên nhân chủ yếu là sự giảm mạnh của doanh thu.

Năm 2013:

Doanh thu năm 2013 tăng dẫn đến sức sản xuất tăng:

- = 10.3654

Tài sản cố định bình quân tăng dẫn đến sức sản xuất giảm:

- = -0.9776

Từ trên ta có thể thấy sức sản xuất cả năm 2013 tăng so với năm 2012 nguyên nhân là sự tăng mạnh của doanh thu. Việc tăng tài sản cố định cũng làm giảm sức sản xuất của tài sản cố định tuy nhiên lượng giảm không đán kể so với lượng tăng của doanh thu.

Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sinh lời tài sản cố định:

Năm 2012:

Do sự ảnh hưởng của lợi nhuận, lợi nhuận năm 2012 tăng dẫn đến sức sinh lợi tăng.

- = 0.0034

Do sự ảnh hưởng của tài sản cố định, tài sản cố định năm 2012 tăng dẫn đến sức sinh lợi giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- = -0.0044

Tổng hợp 2 nhân tố ta có: 0.0034 + (-0.0044) = -0.001

Vậy sức sinh lời của tài sản cố định năm 2012 giảm là do tài sản cố định của doanh nghiệp tăng mạnh hơn so với mức tăng của lợi nhuận.

Năm 2013:

Lợi nhuận năm 2013 tăng dẫn đến sức sinh lời tăng:

- = 0.235

Tài sản cố định năm 2013 tăng dẫn đến sức sinh lời của tài sản cố định giảm:

- = -0.0082

Tổng hợp 2 nhân tố ta có: 0.235 + (-0.0082) = 0.2268

Vậy sức sinh lời của tài sản cố định năm 2013 tăng là do lợi nhuận năm 2013 tăng mạnh, việc tài sản cố định tăng cũng làm ảnh hưởng tới sức sinh lợi của tài sản cố định tuy nhiên mức tăng này không đáng kể.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Sức sản xuất của TSLĐ =

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ 1 đồng tài sản lưu động bình quân đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cao hơn so bới kỳ trước chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn kỳ trước và ngược lại nếu thấp hơn kỳ trước chứng tỏ kinh doanh kém hiệu quả.

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, 1 đồng tài sản lưu động bình quân đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.

Bảng 8: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty qua các năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: VN đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh giữa 2012 với 2011 So sánh giữa 2013 với 2012 ∆ % ∆ % Doanh thu thuần 375,255,909,51 8 324,852,836,831 496,555,248,07 3 -50,403,072,687 86.57 171,702,411,24 2 152.86 Lợi nhuận trước thuế 2,676,756,133 2,730,530,832 6,623,733,549 53,774,699 102.01 3,893,202,717 242.91 Tài sản lưu động bình quân 84,823,699,618 84,006,466,719 90,695,107,232 -817,232,899 99.04 6,688,640,513 107.96 Sức sản xuất của TSLĐ 4.4240 3.8670 5.4750 -0.5570 87.41 1.6080 141.58 Sức sinh lời của TSLĐ 0.0316 0.0325 0.0730 0.0009 103.00 0.0405 224.69 Nguồn: Phòng kế toán

Biểu đồ 10: Sức sản xuất của tài sản lưu động qua các năm 2011 – 2013 Biểu đồ 11: Sức sinh lời của tài sản lưu động qua các năm 2011 – 2013

Sức sản xuất của tài sản lưu động: năm 2012 giảm 12.59% so với năm 2011, năm 2013 tăng 41.58% so với năm 2013.

Sức sinh lời của tài sản lưu động đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng 3% so với năm 2011, năm 2013 tăng 124,69% so với năm 2013.

• Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sản xuất tài sản lưu động:

Năm 2012:

Ảnh hưởng của doanh thu: doanh thu giảm dẫn tới sức sản xuất giảm

- = -0.6

Ảnh hưởng của tài sản lưu động: tài sản lưu động giảm dẫn tới sức sản xuất tăng

- = -0.043

Từ trên ta có: (-0.6) + (-0.043) = -0.5570

Vậy sức sản xuất của tài sản lưu động năm 2012 giảm 0.557 là do việc doanh thu giảm mạnh dẫn tới sức sản xuất giảm.

Năm 2013:

Ảnh hưởng của doanh thu: doanh thu tăng dẫn đến sức sản xuất của tài sản lưu động tăng:

- = 1.8932

Ảnh hưởng của nhân tố tài sản lưu động: tài sản lưu động tăng dẫn đến sức sản xuất giảm.

- =-0.2852 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ trên ta có: 1.8932 + (-0.2852) = 1.6080

Vậy sức sản xuất của tài sản lưu động năm 2013 tăng so với năm 2012 do ảnh hưởng lớn của nhân tố doanh thu.

• Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sinh lời của tài sản lưu động:

Năm 2012:

Ảnh hưởng của lợi nhuận: lợi nhuận năm 2012 tăng dẫn đến sức sinh lợi của tài sản lưu động tăng:

- = 0.006

Ảnh hưởng của tài sản lưu động: tài sản lưu động năm 2012 giảm dẫn đến sức sinh lợi của tài sản tăng:

Tổng hợp 2 nhân tố ta có: 0.006 + 0.003 = 0.009

Vậy sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2012 tăng do ảnh hưởng từ 2 yếu tố là lợi nhuận tăng và tổng tài sản lưu động giảm, trong đó yếu tố lợi nhuận có sự tác động mạnh.

Năm 2013:

Ảnh hưởng của lợi nhuận: lợi nhuận năm 2012 tăng dẫn đến sức sinh lợi của tài sản lưu động tăng:

- = 0.0429

Ảnh hưởng của nhân tố tài sản lưu động: tài sản lưu động năm 2013 tăng so với năm 2012 dẫn đến sức sinh lợi giảm:

- = -0.0234

Tổng hợp 2 yếu tố trên ta có: 0.0429 + (-0.0234) = 0.0405

Vậy sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2013 tăng lợi nhuận năm 2013 tăng, tuy nhiên do tài sản lưu động cũng tăng nên đã làm giảm mức tăng của sức sinh lời.

Số quay vòng vốn lưu động: Số vòng quay tài sản lưu động =

Thời gian 1 vòng quay TSLĐ =

Chỉ tiêu này càng nhỏ, số vòng quay TSLĐ càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

Bảng 9: Đánh giá số quay vòng vốn lưu động của công ty qua các năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: VN đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh giữa 2012 với 2011 So sánh giữa 2013 với 2012 ∆ % ∆ % Doanh thu thuần 375,255,909,51 8 324,852,836,831 496,555,248,07 3 -50,403,072,687 86.57 171,702,411,24 2 152.86 Tài sản lưu động bình quân 84,823,699,618 84,006,466,719 90,695,107,232 -817,232,899 99.04 6,688,640,513 107.96 Vòng 4.4240 3.8670 5.4750 -0.5570 87.41 1.6080 141.58

quay lưu động vốn Thời gian 1 vòng quay TSLĐ 81.3752 93.0955 65.7535 11.7203 114.40 -27.3420 70.63 Nguồn: Phòng kế toán

Nhận xét: vòng quay tài sản lưu động của công ty giảm trong năm 2012 chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động giảm. Năm 2013, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động đã được cải thiện thể hiện qua vòng quay tài sản lưu động tăng 41.58% so với năm 2012.

Hiệu quả sử dụng tài sản: Sức sản xuất tổng tài sản =

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản bình quân bỏ ra kinh doanh trong kỳ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Sức sinh lời tổng tài sản =

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản bình quân bỏ ra kinh doanh trong kỳ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

Bảng 10: Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty qua các năm 2011 – 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: VN đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh giữa 2012 với 2011 So sánh giữa 2013 với 2012 ∆ % ∆ % Doanh thu thuần 375,255,909,518 324,852,836,83 1 496,555,248,073 -50,403,072,687 86.57 171,702,411,242 152.86 Lợi nhuận trước thuế 2,676,756,133 2,730,530,832 6,623,733,549 53,774,699 102.01 3,893,202,717 242.91 Tổng tài sản bình quân 100,373,012,252 99,981,415,305 138,473,937,183 -391,596,947 99.61 38,492,521,878 138.50 Sức sản xuất của 3.7386 3.2491 3.5859 -0.4895 86.91 0.3368 110.37

sản Sức sinh lời tổng tài sản 0.0267 0.0273 0.0478 0.0006 102.41 0.0205 175.15 Nguồn: Phòng kế toán

Biểu đồ 12: Sức sản xuất của tổng tài sản qua các năm 2011 – 2013

Biểu đồ 13: Sức sinh lợi của trên tổng tài sản qua các năm 2011 – 2013

Nhận xét: Sức sản xuất của tài sản năm 2012 giảm 13.09% so với năm 2011 (năm 2012 một đồng tài sản tạo ra 3.2492 đồng doanh thu, giảm so với năm 2011 là 0.4895 đồng mức giảm này là không đáng kể), năm 2013 sức sản xuất tăng 10.37% so với năm 2012 tuy nhiên vẫn còn thấp hơn năm 2011 (năm 2013 một đồng tài sản tạo ra 3.5859 đồng doanh thu).

Sức sinh lời của tài sản tăng dần qua các năm, năm 2012 một đồng tài sản tạo ra 0.0273 đồng lợi nhuận, tăng 0.0006 đồng so với năm 2011 tuy nhiên mức tăng này là rất ít, năm 2013 một đồng tài sản tạo ra 0.0478 đồng lợi nhuận tăng 0.0205 đồng.

Phân tích yếu tố làm thay đổi sức sản xuất của tài sản:

Năm 2012:

Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu: doanh thu năm 2012 giảm làm cho sức sản xuất của tài sản giảm:

- = -0.5041

Ảnh hưởng của tổng tài sản: tổng tài sản năm 2012 giảm dẫn tới sức sản xuất của tổng tài sản tăng:

- = 0.0146

Tổng hợp 2 yếu tố ta có: (-0.5041) + 0.0146 = -0.4895

Vậy từ trên ta có thể thấy doanh thu là yếu tố ảnh hưởng mạnh tới sức sản xuất của tài sản. Vì doanh thu giảm nên sức sản xuất cũng giảm theo.

Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu: doanh thu năm 2013 tăng dẫn đến sức sản xuất tổng tài sản tăng:

- = 1.24

Ảnh hưởng của nhân tố tổng tài sản: tổng tài sản năm 2013 tăng dẫn đến sức sản xuất giảm:

- = -0.9032

Tổng hợp 2 nhân tố ta có: 1.24 + (-0.9032) = 0.3368

Vậy nhân tố doanh thu có tác động lớn hơn trong việc thay đổi sức sản xuất của tổng tài sản.

Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới sức sinh lời của tài sản:

Năm 2012:

Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận: lợi nhuận năm 2012 tăng làm tăng sức sinh lời của tài sản.

- = 0.0005

Ảnh hưởng của nhân tố tài sản: tổng tài sản giảm làm tăng sức sinh lợi của tài sản.

- = 0.0001

Tổng hợp 2 nhân tố ta có: 0.005 + 0.001 = 0.0006

Như vậy, sức sinh lời của tài sản tăng do phần lớn là việc tăng của lợi nhuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2013:

Ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận: lợi nhuận năm 2013 tăng làm tăng sức sinh lợi của tài sản:

- = 0.0281

Ảnh hưởng của nhân tố tài sản: tổng tài sản năm 2013 tăng làm cho sức sinh lời của tài sản năm 2013 giảm:

- = -0.0076

Tổng hợp 2 nhân tố trên ta có: 0.0281 + (-0.0076) = 0.0205

Như vậy, sức sinh lời của tổng tài sản tăng 0.0205 đồng tuy nhiên tăng không tương xứng với mức tăng của lợi nhuận do năm 2013 công ty đã mua sắm thêm máy móc thiết bị, có thêm các khoản đầu tư tài chính,….

2.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí Hiệu quả sử chi phí:

Sức sản xuất của chi phí = Sức sinh lợi của chi phí =

Bảng 11: Tổng chi phí của công ty qua các năm 2011 – 2013

Đơn vị:VN đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá vốn hàng bán 360,201,893,338 305,816,938,826 465,052,844,600 Chi phí tài chính 6,986,004,230 10,651,173,266 13,103,521,680 Chí phí quản lý kinh doanh. 5,510,196,317 5,704,426,000 12,021,741,460 Chi phí khác 508,500,000 341,653,000 385,761,851 Tổng chi phí 373,206,593,885 322,514,191,092 490,563,869,591 Nguồn: Phòng kế toán

Tổng chi phí biến động không ổn định qua các năm. Năm 2012 tổng chi phí 360,201,893,338 đồng giảm 54,384,954,512 đồng tức là giảm với tỷ lệ 15.1% so năm 2011. Đến năm 2013 thì con số này tăng lên là 465,052,844,600 đồng tăng 159,235,905,774 đồng, tương đương tăng 52.07%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các khoản mục chi phí, trong đó giá vốn hàng bán là chiếm tỷ trọng cao nhất.

Bảng 12: Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của công ty qua các năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: VN đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh giữa 2012 với 2011 So sánh giữa 2013 với 2012 ∆ % ∆ % Doanh thu thuần 375,255,909,51 8 324,852,836,831 496,555,248,073 -50,403,072,687 86.57 171,702,411,242 152.86 Lợi nhuận trước thuế 2,676,756,133 2,730,530,832 6,632,733,549 49,049,199 101.85 3,906,197,108 244.33 Tổng chi phí 373,206,593,88 5 322,514,191,092 490,563,869,591 -50,692,402,793 86.42 168,049,678,499 152.11 Sức sản xuất của chi phí 1.0055 1.0073 1.0122 0.0018 100.18 0.0050 100.49 Sức sinh lời chi phí 0.0072 0.0085 0.0135 0.0013 118.04 0.0050 159.48 Nguồn: Phòng kế toán

Nhận xét: qua bảng trên ta thấy sức sản xuất của chi phí và sức sinh lời của chi phí tăng qua các năm tuy nhiên hiệu quả của việc sử dụng chi phí không cao, chi phí bỏ ra còn cao so với doanh thu và lợi nhuận đạt được .

Biểu đồ 14: Sức sản xuất của chi phí qua các năm 2011 – 2013 Biểu đồ 15: Sức sinh lời của chi phí qua các năm 2011 – 2013

Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sản xuất của chi phí:

Năm 2011: một đồng chi phí bỏ ra thu được 1.0055 đồng doanh thu và thu được 0.0072 đồng lợi nhuận, năm 2012 và năm 2013 sức sản xuất của chi phí tăng nhưng mức tăng rất thấp (năm 2012 tăng 0.0018 đồng tương ứng tăng 0.18% , năm 2013 tăng 0.005 đồng so với năm 2012 tương ứng 0.49%).

Năm 2012:

Nhân tố doanh thu: doanh thu giảm làm sức sản xuất của chi phí giảm:

- = -0.1563

Nhân tố chi phí: tổng chi phí giảm dẫn đến sức sản xuất của chi phí tăng:

- = 0.158

Tổng hợp hai nhân tố ta có: (-0.1563) + 0.158 = 0.0018

Như vậy nhân tố chi phí là nhân tố có ảnh hưởng lớn trong việc tăng sức sản xuất của tài sản của năm 2012.

Năm 2013: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân tố doanh thu: doanh thu tăng dẫn đến sức sản xuất tăng:

- = 0.35

Nhân tố chi phí: tổng chi phí năm 2013 tăng dẫn đến sức sản xuất của chi phí giảm:

- = -0.345

Tổng hợp 2 nhân tố ta có: 0.35 + (-0.345) = 0.005

Như vậy, tuy doanh thu tăng mạnh nhưng chi phí cũng tăng theo nhiều vậy nên sức sản xuất của chi phí tăng nhưng với lượng nhỏ.

Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sinh lời của chi phí:

Sức sinh lời của chi phí cũng tăng qua các năm và tăng mạnh trong năm 2013. Cụ thể: năm 2012 doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu được 0.0085 đồng lợi nhuận sau thuế, mức sinh lợi này tuy thấp nhưng vẫn cao hơn năm 2011 là 0.0013 đồng tương ứng 18.04%. Đến năm 2013 doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ tạo ra 0.0135

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tnhh minh tiến (Trang 36 - 48)