Cải thiện tình hình thanh toán.

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Xuất Nhập Khẩu và kỹ thuật bao bì (Trang 62 - 65)

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XNK VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ.

2.Cải thiện tình hình thanh toán.

Do nguồn vốn ngân sách cấp cho Công ty không nhiều, nguồn vốn tự có không đủ cho hoạt động kinh doanh nên Công ty phải vay ngân hàng và chiếm dụng vốn của đơn vị khác để đảm bảo cho quá trình kinh doanh.

2.1. Đối với các khoản phải trả.

Bù đắp các khoản vay phải trả bằng các khoản thu nhập bất thường từ việc thanh lý TSCĐ đã khấu hao đủ để thanh toán bớt các khoản vay ngắn hạn.

Cắt giảm bớt các khoản chi phí về dịch vụ về các khoản phải trả cho người cung cấp như điện nước và các dịch vụ khác...

2.2.Đối với các khoản phải thu.

Khoản phải thu là một bộ phận cấu thành lên vốn lưu động của Công ty và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty. Nếu quản lý tốt các khoản phải thu Công ty sẽ quay nhanh vòng vốn tạo điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh tăng doanh số, tăng lợi nhuận....

Mục đích quản lý các khoản phải thu nhằm:

• Xác định thời hạn tíndụng thích hợp trên cơ sở cân đối khả năng tài chính của Công ty và khách hàng.

• Tăng doanh số bán ra trên cơ sở kích thích đúng tâm lý bạn hàng và khả năng thanh toán của họ.

• Tạo nên một uy tín và thế đứng vững vàng cho công ty trên cơ sở thiêt lập mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng.

• Đẩy mạnh tốc độ chu chuyển vốn, hạn chế tới mức thấp nhất khoản vốn bị chiếm dụng. Đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời các khoản nợ dây dưa khó đòi.

Để đạt được mục tiêu trên tức là quản lý tốt các khoản phải thu xong vẫn đảm bảo phù hợp lợi ích giữa các bên Công ty cần tiến hành:

Công ty cần phải nhanh chóng đề ra biện pháp giảm công nợ để giải quyết hiện trạng vốn lưu động bị chiếm dụng thanh toán trong trường hợp sử dụng phương thức trả chậm. Công ty cần điều tra kỹ về khả năng thanh toán cũng như tình trạng nợ của khách hàng. Đây là yếu tố quyết định cho việc xác định thời hạn tín dụng khi mà điều kiện tài chính của Côngty cho phép, tức là khi khách hàng trả chậm, Công ty vẫn có thể sử dụng các khoản vốn huy động được để có thể hoạt động bình thường.

Trong trường hợp ứng tiền trước cho người bán doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu và nắm vững khả năng tài chính của họ và biết được các vấn đề liên quan đến số hàng như nguồn gốc lô hàng và giá trị của nó để tránh làm ăn với những người bán không có uy tín và không đủ tin cậy cũng như để tránh đầu tư không hiệu quả, chuyển sang nợ khó đòi.

Đối với vật tư ứ đọng và các thiết bị cũ kỹ lạc hậu đã khấu hao đủ cần tiến hành đánh giá lại rồi thanh lý, giải quyết vốn ứ đọng một cách nhanh chóng để đưa vào kinh doanh.

Đối với các khoản công nợ không có khả năng thu hồi Công ty cần tiến hành xin khoan nợ để cải thiện tài chính, sau đó có kế hoạch trả nợ số vốn thiếu hụt trong kinh doanh công ty có thể đề nghị Bộ Thương Mại bổ sung vốn dự trữ ở mức tối thiều đảm bảo cho sản xuất kinh doanh.

3.Biện pháp huy động vốn.

Nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty XNK và Kỹ thuật bao bì luôn lớn hơn nhiều so với nguồn vốn nhà nước cấp và nguồn vốn Công ty tự có. Điều này thể hiện qua việc Công ty phải đi vay vốn từ ngân hàng và các khoản trả nợ người bán. Các khoản vốn này thường có lãi suất cao và thời gian ngắn nên nó làm giảm hiệu quả tự chủ trong kinh doanh của Công ty. Để khắc phục tình trạng này theo em Công ty nên huy động tối đa nguồn tài trợ từ bên trong nội bộ Công ty thông qua việc xin phép Bộ thương mại cho phép Công ty tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp. Khi thực hiện được việc này sẽ đem lại lợi ích cho Công ty như:

• Buộc cán bộ công nhân viên gánh vác khó khăn cùng ban lãnh đạo Công ty

• Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên trong Công ty.

• Giải quyết phần nào tình trạng thiếu hụt vốn trong Công ty.

Tuy khoản vốn nhàn rỗi mà Công ty huy động được qua việc bán cổ phần cho cán bộ, công nhân viên có thể không lớn lăm nhưng nó sẽ tạo được niềm tin và khối đoàn kết vững chắc cũng như phát huy được tinh thần dân chủ trong Công ty. Bởi vì, bây giờ mọi người không chỉ làm việc cho Công ty nữa mà họ còn làm việc cho chính

bản thân họ. Nếu Công ty làm ăn có lãi thì ngoài việc người lao động có công ăn việc làm đầy đủ, họ còn được hưởng phần lãi chia theo cổ phần. Điều này sẽ giúp nhà nước tránh được tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Biện pháp này thành công hay không, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng lãnh đạo của Ban Giám Đốc Công ty và tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Xuất Nhập Khẩu và kỹ thuật bao bì (Trang 62 - 65)