ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY XNK VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ.

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Xuất Nhập Khẩu và kỹ thuật bao bì (Trang 53 - 57)

XNK VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ.

Sau khi tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Công ty XNK và Kỹ thuật Bao bì có liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn và những phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn em xin tóm tắt lại nhưng mặt đạt được và chưa được của Công ty.

1. Về những mặt đạt được của Công ty.

Nhìn chung trong những năm gần đây nhất là những năm sau khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hỗu hết đồng nội tệ của các nước trong khu vực đều bị mất gía so với đồng Đôla. Điều này dẫn đến hàng hoá của họ sẽ đi trên thị trường thế giới. Đây là những nước có mặt hàng xuất khẩu nông sản nên Công ty cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng này. Nhưng vượt lên trên khó khăn đó ban lãnh đạo Công ty và cán bộ công nhân viên đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình trên thương trường điều đó được thể hiện qua kết quả kinh doanh trong hai năm gần đây.

Thông qua số liệu năm 2000 ta thấy tổng thể hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty năm 2000 tốt hơn so với cùng kỳ năm 1999. Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu tổng doanh thu năm 2000 tăng hơn năm 1999 là 17.815.036.980 đồng với tỷ lệ tăng là 24,11%. Doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế đều tăng hơn so với cùng kỳ năm 1999 cụ thể lợi nhuận gộp tăng: 443.902.258 đồng tỷ lệ tăng là 9,35% lợi nhuận trước thuế tăng 31.565.626 đồng tỷ lệ tăng là 26,54%. Trong khi đó nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng lên là 5.296.981.353 đồng với tỷ lệ tăng la 14,4%. Sự tăng lên là do vốn lưu động tăng của Công ty trong năm qua tăng nhanh6.626.736.195 đồng. Vốn lưu động tăng lên chủ yếu là do vốn hàng hoá và các khoản phải thu tăng. Cả hai loại vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tỷ trọng vốn lưu động của Công ty. Vốn hàng hoá chiếm tỷ trọng là 41,79% còn các khoản phải thu chiếm 46,12%. Điều này chứng tỏ vốn lưu động của Công ty trong năm qua sử dụng vào mục đích chính là mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.

Hiệu quả sử dụng vốn trong năm 2000 của Công ty đang có chiều hướng phục hồi. Điều này được thể hiện qua chỉ tiêu hệ số sinh lời của vốn lưu động năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 0,001 và hệ số vòng luân chuyển của vốn lưu động tăng so với năm 1999 là 0.279 vòng. Hệ số phục vụ của vốn cố định trong Công ty tăng 2,626.

Riêng về nguồn vốn chủ sở hữu năm 2000 vẫn chiếm tỷ lệ 63,8% trong tổng nguồn vốn điều đó cho thấy doanh nghiệp vẫn duy trì được khả năng tự chủ tài chính.

Về hoạt động sản xuất Công ty đã từng bước chấn chỉnh và bố trí hợp lý quá trình sản xuất. Quản lý vật tư mua vào về giá cả, trọng lượng và chất lượng vật tư bảo đảm phù hợp với yêu cầu sản xuất. Tính toán vật tư phù hợp với từng đơn hàng, giảm tỷ lệ hao phí vật tư. Quản lý về chất lượng sản phẩm, phối hợp tốt giữa các bộ phận nên đã giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng. Sản phẩm giao cho khách hàng bảo đảm chất lượng giữ được uy tín đối với khách hàng. Sử dụng bố trí lao động hợp lý quản lý chặt các chi phí khác như điện, điện thoại chi phí ngoài sản xuất...

Về hoạt động xuất khẩu: Công ty đã thực hiện chính sách thúc đẩy mạnh xuất khẩu điều này được thể hiện ở công tác thị trường đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Các phòng xuất khẩu trong Công ty đã thực sự coi trọng vàlăn lộn để tìm kiếm truyền thống bị mất hoặc bị san sẻ với đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó việc duy trì các thị trường truyền thống vàtìm kiếm thị trường mới Công ty cũng trú trọng việc tìm kiếm nguồn hàng trong nước nhằm đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu và các chi phí tối đa lô hàng kém chất lượng bị trả lại.

Trong năm qua công ty thực hiện chính sách duy trì và tăng cường phương thức thanh toán bằng tín dụng (L/C). Làm bằng phương thức thanh toán nhờ thu không ứng vốn. Khi nhập hàng nước ngoài thì thanh quýêt toán khách nội địa.

Các bước công việc từ giao dịch, lập phương án ký hợp đồng ngoại, nội đều được quản lý tốt hơn tạo điều kiện kinh doanh có hiệu quả.

Về hoạt động nhập khẩu: công tác quản lý giá cả có tiến bộ hơn, xử lý linh hoạt và tương đối kịp thời, tiến bộ hơn. Sự phân phối giữa các phòng và chi nhánh Hải phòng được thường xuyên và khoa học. Do vậy góp phần đáng kể vào việc tạo lợi nhuận cho Công ty và đặc biệt giảm đáng kể những thiệt hại khi có sự biến động giá cả trong và ngoài nước.

Công tác thị trường trong nhập khẩu và kinh doanh trong nước, thông tin nội bộ được xử lý tốt hơn năm 1999. Hàng nhập khẩu bảo đảm chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường. Sự phân phối hợp lý giữa các phòng nghiệp vụ và tài chính kế toán, các chi nhánh, tổng kho cổ loa tương đối tốt đáp ứng được vốn nhập khẩu, giá cả hợp lý, giao nhận nhanh chóng.

2. Về những mặt còn tồn tại.

Bên cạnh những thành tích đạt được qua hai năm vừa qua Công ty vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục.

Nguồn vốn chủ sở hữu có tỷ trọng ngày càng có xu hướng giảm xuống. Điều này xảy ra là do nguồn vốn nợ phải trả tăng lên trong năm 2000 là 5.256.749.259 đồng. Nó cho thấy khả năng tự chủ tài chính của Công ty ngày càng giảm vì đơn vị phải đi vay, đi chiếm dụng vốn làm tăng chi phí lãi tiền vay và hạn chế phần nào đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Trong những năm qua do Công ty không đầu tư mua sắm đổi mới Tài sản cố định nên hệ số sinh lời của Tài sản cố định trong năm qua giảm 0,05% với tỷ lệ giảm là 20,83%. Điều này đã ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận kinh doanh của Công ty trong năm qua.

Trình độ của cán bộ trực tiếp vàgián tiếp liên quan tới công tác kinh doanh xuất nhập khẩu chưa đáp ứng được với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế của đất nước. Tồn tại chính vẫn tập trung ở một số vấn đề: độ sâu về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo về ngoại ngữ pháp lý... Đây cũng là tình trạng chung đối với các doanh nghiệp Việt nam và nó tác động rất lớn tới kết quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong đơn vị.

Cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng quyết liệt làm cho thị phần tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty có phần bị thu hẹp. Chưa có định hướng lâu dài, lớn cho việc mở rộng thị trường. Điều này làm cho khả năng tiêu thụ

hàng nhập khẩu của Công ty có chiều hướng giảm sút. Mặt hàng xốp và vật tư cho sản xuất mút xốp giảm mạnh cả về số lượng vàgiá trị.

Chất lượng hàng hoá xuất khẩu chưa thật tốt như mẫu chào hàng hoặc cam kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài, điều này làm giảm sút uy tín của Công ty và làm cho hiệu quả xuất khẩu chưa cao.

Thu hội một số khoản công nợ chậm. Thậm chí có món công nợ không chuyển biến đặc biệt tại chi nhánh Hải phòng, công nợ phải thu hồi thường lớn, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh và cân đối vốn cho hoạt động chung.

Doanh số thựchiện năm 2000 cao hơn năm 1999 và đạt kế hoạch công ty giao nhưng hệ số quay vòng tài sản thấp và tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng thấp. Đây là vấn đề Công ty cần khắc phục càng sớm càng tốt để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Do trong năm qua Công ty ít chú trọng đến việc mua sắm Tài sản cố định bên cạnh đó chế độ duy trì bảo dưỡng máy móc thực hiện chưa đều theo định kỳ thời gian. Điều này dẫn đến hoạt động vận hành của máy móc có lúc bị ngừng, ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất.

Việc huy động vốn của đơn vị đôi lúc không được tiến hành kịp thời, không đúng lúc nên Công ty đã bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó có lúc đơn vị lại thừa vốn mà chưa tìm được cơ hội kinh doanh gây tình trạng lãng phí vốn.

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Xuất Nhập Khẩu và kỹ thuật bao bì (Trang 53 - 57)