I. KHÁI QUÁT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ KỸ THUẬT BAO BÌ.
2. Đánh giá về những khó khăn và thuận lợi của Công ty.
Khó khăn lớn nhất của Công ty là hầu hết sản phẩm sản xuất ra đều kém chất lượng, giá thành cao, mẫu mã đơn điệu không đáp ứng được nhu cầu của thị trường đa dạng và phong phú. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm bên cạnh việc đầu tư mới trang thiết bị, Cty phải đầu tư cho các nghiên cứu về sản phẩm, giá cả, mẫu mã và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác.
Trong khi đó nguồn vốn của Cty rất hạn hẹp, tổng vốn cố định và lưu động toàn Cty chỉ có 4.851 triệu đồng. Kết quả chất lượng sản phẩm Cty không những được nâng cao mà còn có phần giảm sút. Công ty thiếu một chính sách bán hàng linh hoạt và hấp dẫn, một chiến lược marketing hiệu quả, khi thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp đáng kể, bạn hàng mới bị hạn chế.
Bên cạnh khó khăn này, Cty lại còn chịu sức ép của hàng tồn kho và hậu quả của những yếu kém, bất cập do chuyển đổi cơ chế. Vào thời điểm kết thúc năm tài chính 1992, tổng doanh thu toàn Cty đạt 14.150 triệu đồng, lỗ 15.648 triệu đồng phần lớn là do hàng hoá sản xuất ra bị ứ đọng khó tiêu thụ, tổng trị giá hàng hoá tồn kho lên tới 4.788 triệu đồng.
Khó khăn chồng chất khó khăn, vấn đề giải quyết việc làm cho 751 lao động là một gánh nặng rất lớn đối với lãnh đạo Cty. Đời sống của CBCNV gặp rất nhiều khó khăn, lương bình quân tháng chỉ có 145.250 đ/ người. Kéo theo đó là tâm lý người lao động bị xáo trộn trước thực tế sản xuất bị giảm sút trầm trọng, thu nhập thấp và nguy cơ mất việc làm. Những điều này khiến cho họ không còn gắn bó với sản xuất, thiếu lòng tin và gây tâm lý chán nản. Theo số liệu năm 1992, tổng vốn vay ngân hàng và các khoản phải trả khác là 31465 triệu đồng, bình quân một năm Cty phải trả lãi vay là 4.560 triệu đồng. Đến thời điểm này, Cty gần như mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và ở trong tình trạng bên bờ vực phá sản.
Trước thực tế đó, yêu cầu bức xúc đặt ra là phải tổ chức lại SXKD, lành mạnh hoá từng bước tình hình tài chính của Cty. Được sự chỉ đạo sát sao của Bộ Thương
mại cùng với sự quyết tâm của Ban giám đốc, Cty đặt trọng tâm vào giải quyết một số vấn đề cơ bản .
• Thuận lợi
Công ty khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thực hiện các hoạt động kinh doanh nội địa, mở rộng các dịch vụ cho thuê kho bãi và đầu tư góp vón liên doanh với các đơn vị trong nước xây dựng nhà khách, cửa hàng và đại lý đến nay đã đi vào hoạt động có hiệu quả.
Công ty tập trung gia công chế biến gỗ XK. Nhờ vào việc khai thác tốt các loại gỗ NK từ Lào, Campuchia và gỗ vườn trồng trong nước, Cty luôn đảm bảo ổn định nguồn gỗ phục vụ cho chế biến XK. Các mặt hàng XK chủ yếu là ván sàn tinh chế, gỗ xẻ các loại và ván ốp tường, trần. Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng gỗ xẻ ngày càng lớn trên thị trường trong nước và khu vực, Cty đã đầu tư thêm một dàn máy xẻ của Nhật trị giá gần 1 tỷ đồng, công suất 5m3/giờ, nâng tổng công suất chế biến gỗ toàn Cty lên 70m3/ngày. Bên cạnh đó, Cty còn nhận gia công chế biến cho các đơn vị, cá nhân nhằm khai thác tối đa năng lực hiện có của máy móc thiết bị. Ngoài mặt hàng gỗ, Cty còn đẩy mạnh việc XK các mặt hàng như gạo, chè, cà phê, hạt điều sang thị trường Sing-ga-po, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản... Năm 1999 đã mở 2 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ninh và 2 phòng kinh doanh XNK nhằm phát triển hơn nữa các hoạt động kinh doanh XNK ở thị trường phía Nam và vùng núi phía Bắc.