Chế tạo mạch in, lắp rắp linh kiện

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp cơ điện tử Thiết kế mạch chiếu sáng tự động (Trang 28)

d) Khối chấp hành:

3.1.5Chế tạo mạch in, lắp rắp linh kiện

Gồm các bước sau:

+Vẽ sơ đồ nguyên lý cho mạch tự động

+Sắp xếp linh kiện và nối dây từ mạch nguyên lý

+Xuất ra file.pdf để có thể in ra giấy, làm mạch in thủ công +Lắp ráp và cố định linh kiện.

a) Khởi động chương trình

Mở chương trình khởi động phần mềm “altium design” thông qua biểu

tượng trên desktop của máy tính hoặc vào biểu tượng trong thư mục đã chọn cài đặt chương trình trên máy tính, giao diện được hiển thị như sau:

Hình 3.6: Giao diện khởi động Altium design b) Tạo một file mới

Để vẽ một mạch in ta cần tạo một file mới, file mới này sẽ cho phép truy cập các linh kiện sử dụng trong mạch nguyên lý sang sơ đồ mạch in, các bước thực hiện như sau:

File / new / project / PCB project .

Hình 3.7: Khởi tạo file “Project”

File mới có dạng (…..PrjPcb), để chuẩn bị cho việc thiêt kế, ta cần lưu file vừa tạo, đặt tên file và chọn vị trí lưu của file mới lên máy tính.

Trong hộp thoại Projects ,chuột phải vào file mới (…..PrjPcb), đưa vị trí chuột tới “save Project”.Sau đó thực hiện đặt tên và lưu file lên máy tính.

Hình 3-8: Đặt tên và lưu File “Project”

Vẽ sơ đồ mạch nguyên lý và sơ đồ mạch in trong file “Project” vừa tạo, để hai sơ đồ mạch nguyên lý và mạch in có thể liên kết và truy nhập được với nhau.

c) Vẽ mạch nguyên lý

Cần thực hiện vẽ sơ đồ nguyên lý của mạch chiếu sáng tự động trong phần file “Project” vừa khởi tạo để việc vẽ sơ đồ mạch in tự động trở nên dễ dàng hơn, các thao tác tiến hành :

Kích chuột phải vào file “Project” (…….PrjPcb ) /add new to project / chọn

Hình 3-9: Khởi tạo file “Schemactic”

Giao diện màn hình vẽ mạch sơ đồ nguyên lý cung cấp cho một khung bản vẽ để có thể đặt các linh kiện trong khung bản vẽ , tên file “Schematic” vừa tạo được có dạng (……SchDoc)

Vẽ các linh kiện cần sử dụng trong mạch như: điện trở , transistor, quang trở, rơ le….Trong thư viện của Altium Design cung cấp các lịnh kiện chuẩn, để cho người sử dụng có thể thao tác và thiết kế mạch trở nên đơn giản hơn.

Kích chuột và mục “System” phía góc phải bên dưới màn hình, chọn

libraries” để mở hộp thoại Libraries

Hình 3-11: Hộp thoại Libraries

• Di chuyển chuột để có thể chọn linh kiện mà ta cần sử dụng:

• Chọn lấy linh kiện và sơ đồ chân ta cần sử dụng, kích chuột vào “ place …” ở góc phải phía trên của hộp thoại “libraries”, sau đó di chuyển về khung bản vẽ

Hình 3-12: Thao tác linh kiện trong thư viện Libraries

Thực hiện các thao tác tương tự cho đến khi ta lấy đủ các linh kiện cần phải sử dụng trong mạch nguyên lý

Hình 3-13: Linh kiện sử dụng trong mạch chiếu sáng khi trởi tối

Sau khi đã có đầy đủ các linh kiện cần sử dụng, cần thực hiện thao tác nối dây liên kết các linh kiện lại với nhau

Hình 3-1: Mạch liên kết các linh kiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy ta đã vẽ xong mạch nguyên lý, tiến hành đặt tên cho mạch nguyên lý vừa tạo được và lưu mạch nguyên lý lên máy tính, các thao tác tiến hành lưu file

Schematic” (….SchDoc) thực hiện tương tự như với cách đặt tên và lưu file “Project”.(…….PrjPcb )

d) Vẽ mạch in từ mạch nguyên lý

Sau khi vẽ xong sơ đồ mạch nguyên lý, cần vẽ sơ đồ mạch in trong cùng một file “Project” để có thể liêt kết giữa hai sơ đồ mạch với nhau, các thao tác tiến hành :

Chuột phải vào file “Project” (….PrjPcb) / add new to Project / PCB

Giao diện vẽ mạch in sau khi tạo mới, và được định dạng dưới dạng file “PCB” (…..Pcb.Doc)

Hình 3-2: Giao diện sử dụng mạch in

Tiến hành đặt tên mới cho file “PCB”(…PcbDoc) và lưu trên máy tính, cách làm giống với khi ta lưu file “Schematic” (…SchDoc).

Như vậy ta đã tiến hành xong bước khởi tạo mạch in, giờ cần chuyển sơ đồ mạch nguyên lý sang mạch in. Quay trở lại giao diện của mạch nguyên lý, sau đó thực hiên:

Chọn “ Design” / Up date PCB Document…….PcbDoc

Hộp thoại Engineering Change Order được mở ra, làm theo các bước

Hình 3-3: Hộp thoại Engineering Change Order + kích chuột vào “validate change”

+kích chuột vào “execute change”

Hình 3-4: Giao diện mạch in với linh kiện

Ta tiến hành các bước đặt linh kiện và sắp xếp linh kiện và khung mạch in bằng cách chọn linh kiện và di chuyển chuột về phía khung mạch in

Hình 3-5: Linh kiện đặt trên mạch in

Ta thực hiện các thao tác tương tự để đưa hết mạch các linh kiện, sau đó sắp xếp linh kiện để tạo ra được mạch in gọn gàng nhất có thể.

Hình 3-6: Vị trí các linh kiện trên mạch in

Sau khi đặt được vị trí thích hợp cho các linh kiện, tiến hành vẽ đường dây nối các linh kiện lại với nhau;

Thiết lập các thông số để vẽ đường đi dây cho mạch in:

Design / Ruler

Hộp thoại PCB rules and Constraints Editor [mil] được mở ra, lựa chọn các thông số của “Clearance”,“Width” ….. sau đó kích “OK” để thoát khỏi hộp thoại.

Hình 3-20: Hộp thoại PCB rules and Constraints Editor [mil]

Ta chỉ vẽ các đường đi dây cho mặp phẳng dưới của mạch nên mọi thao tác đều ở chế độ “Bottom layer”, Thực hiện nối các đường đi dây theo các đường chỉ dẫn đã có trước.

Hình 3-21: Đường dây nối cho linh kiện Tiến hành thao tác tương tự để nối dây hoàn thiện mạch in

Hình 3-22: Sơ đồ nối dây các linh kiện

Lưu ý: Ta có thể không cần nối tất cả các đường chi dẫn, các linh kiện với các nguồn (-) vì sau này khi ta phủ màu ra toàn bộ mạch, và coi lớp phủ này sẽ được dẫn với nguồn (-).

Thiết lập kích thước bảng mạch in cho phù hợp Design/ Board Shape/ Redefine Board Shape

Tiến hành phủ đồng ( nguồn âm cho mạch)

Nhấn tổ hợp phím “P”+ “G” để mở hộp thoại Polygon Pour [mil] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3-8: Hộp thoại Polygon Pour [mil]

Hình 3-9: Mạch in được phủ màu

Như vậy sơ đồ mạch in đã được hoàn thành, giờ cần chuyển sang flile PDf để có thể in ra giấy.

e) Thiết lập bản vẽ và in mạch in ra giấy

Cài đặt tỷ lệ , khổ giấy để việc in mạch trở nên chính xác

File/ Page Setup…

Hộp thoại Composite Properties được mở, thiết lập tỷ lệ trước khi in mạch

Hình 3-26: Hộp thoại Composite Properties

Sau khi chỉnh xong, có thể kích nhấn “ Preview” để xem trước, và tiến hành in khi nhấn “Print”

Hình 3-27 Sơ đồ mạch in một lớp Lắp ráp linh kiện ta được

Hình 3-29 Mạch lắp ráp linh kiện thực tế Nhận xét:

Mạch chiếu sáng tự động khi trời tối có thể sử dụng ở những nơi cần đáp ứng chiếu sáng liên tục như chiếu sáng đường phố, chiếu sáng ở phân xưởng, xí nghiệp làm việc vào ban đêm.

Chi phí chế tạo mạch tự động thấp, linh kiện sử dụng dễ tìm kiếm, con người có thể dễ dàng sử dụng

Hạn chế: Mạch chịu sự tác động theo cường độ sáng, vì vậy cần phải lắp đặt sao cho ánh sáng của bóng đèn không chiếu vào vùng cảm biến của mạch tự động, như vậy mạch tự động sẽ hoạt động ổn định hơn.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp cơ điện tử Thiết kế mạch chiếu sáng tự động (Trang 28)