Nâng cao dư nợ cho vay trung hạn đối CBNV Nhà nước

Một phần của tài liệu Đề tài: Thực trạng cho vay trung hạn đối với cán bộ nhân viên nhà nước (Trang 49 - 51)

h) Tình hình nợ quá hạn

3.1.3.Nâng cao dư nợ cho vay trung hạn đối CBNV Nhà nước

nước

Thứ nhất, tiếp tục xác định các lĩnh vực ưu tiên và chỉ đạo các TCTD cân đối nguồn vốn để cho vay; quy định trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện nay, trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên là 11%/năm).

Thứ hai, điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động thêm 0,5 điểm phần trăm, làm cơ sở giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng. Lãi suất cho vay của ngân hàng đã giảm khoảng 2-3%/năm so với cuối năm 2012. Các TCTD đã đưa ra nhiều gói tín dụng với lãi suất thấp (khoảng 9 - 10%/năm) để hỗ trợ cho một số lĩnh vực như thu mua lúa gạo, cho vay mua nhà ở…

Thứ ba, ngay từ những tháng đầu năm, NHNN đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tham mưu cho Chính phủ trong việc đưa ra các chương trình, chính sách tín dụng để hỗ trợ cho các lĩnh vực, các ngành kinh tế có ảnh hưởng đến phát triển bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Như điều chỉnh giá cả hàng hóa, lương thực, thực phẩm,nguyên, nhiên liệu, giá vàng, ngoại tệ, điện, xăng tất cả đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân mà cả CBNV nhà nước, ảnh hưởng chung..

Thứ tư, NHNN đang phối hợp với Bộ Xây dựng soạn thảo chính sách cho vay hỗ trợ đối với người mua, thuê và thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích và giá cả hợp lý. NHNN cam kết dành 30.000 tỷ đồng tái cấp vốn cho các NHTM để cho vay các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ - công chức, viên chức và lực lượng vũ trang với lãi suất và thời hạn hợp lý (dự

kiến, lãi suất cho vay khoảng 6%/năm và thời hạn tới 10 năm). Chính sách này sẽ giúp giải quyết một phần tồn kho và tháo gỡ khó khăn cho DN bất động sản, đồng thời tạo cơ hội cho những người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình có chỗ ở phù hợp.

Thứ năm, NHNN tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai các chương trình kinh tế, chương trình tín dụng của Chính phủ đã được triển khai từ năm 2012 như: chương trình hỗ trợ đối với lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1149, theo đó các hộ gia đình và DN gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh được xem xét giãn nợ tối đa đến 24 tháng đối với các khoản nợ cũ và cho vay mới với lãi suất tối đa là 11%/năm; chương trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 63 và 65 của Chính phủ, theo đó các tổ chức và cá nhân vay vốn (được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần lãi suất) để phục vụ cho việc mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho việc thu hoạch, bảo quản nông, lâm thủy sản.

Thứ sáu, tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với DN để tìm hiểu và tìm cách tháo gỡ khó khăn, giúp DN sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng một cách hiệu quả, bền vững.

Thứ bảy, đẩy mạnh các chương trình tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách và các chương trình tín dụng bảo đảm.

Những giải pháp trên đã đem lại hiệu ứng tích cực. Đến giữa tháng 4/2013, dư nợ tín dụng của toàn ngành ngân hàng tăng 1,26%, trong đó dư nợ bằng VND tăng 3,07%. Một số lĩnh vực có mức tăng trưởng tín dụng khá trong những tháng đầu năm là: khai khoáng tăng 4,05%; hoạt động dịch vụ tăng 7%; bất động sản tăng 5,31%; hoạt động tài chính, bảo hiểm tăng 3,55%; nông nghiệp, nông thôn tăng 1%.

Đạt được những kết quả trên là sự nỗ lực của toàn ngành trong quý khởi đầu của năm 2013. Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD triển khai mạnh mẽ các giải pháp trong Nghị quyết số 01 và 02 của Chính phủ, để đạt các mục tiêu đã đề ra là kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

⇒ Ngoài ra cần cải tiến thủ tục,quy trình cho vay,nhanh gọn giảm nhiều thời gian tạo cảm giác hài lòng cho khách hàng, chuyên viên khách hàng cũng như giao dịch viên phải có thái độ tích cực, hòa nhã, tích cực hơn đối với khách hàng của mình vì CBNV Nhà nước là thành phần tri thức cao trong xã hội. một viêc cũng không kém phần quan trọng đó là cần có những hoạt động tư vấn, hổ trợ, thăm dò lấy ý kiến từ khách hàng từ đó ta mới biết họ cần gì và làm điều đó ra sao cho hợp với điều kiên hiện tại và tương lai. Qua nhũng hoạt động như vậy ta tim ra nhiều sản phẩm dịch thu hút khách hàng này nhiều hơn. Bởi vì càng nhiều sản phẩm dịch vụ sẽ tăng dư nợ và rủi ro tín dụng càng bị phân tán.

Một phần của tài liệu Đề tài: Thực trạng cho vay trung hạn đối với cán bộ nhân viên nhà nước (Trang 49 - 51)