Thống kê thiệt hại do dịch cúm gia cầm gây ra trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, sự lưu hành của bệnh cúm gia cầm và hiệu quả sử dụng vaccine trong thực địa tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 99)

5. Thời gian

3.1.2.Thống kê thiệt hại do dịch cúm gia cầm gây ra trên địa bàn tỉnh

Chúng tôi đã tiến hành thống kê số gia cầm bị bệnh chết hoặc tiêu hủy do dịch cúm gây ra dựa trên số liệu được cung cấp bởi Chi cục Thú Y tỉnh. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.2

Bảng 3.2. Thống kê số gia cầm bị bệnh, chết và tiêu hủy do dịch cúm gia cầm từ năm 2004 đến 2009 Thời gian Số huyện có dịch Tổng số gia cầm (con) Số gia cầm bệnh, tiêu huỷ (con)

Tỷ lệ huỷ (%) Thiệt hại (Tỷ đồng) 2004 8 3.388.000 393.822 11.62 20.8 2005 5 3.676.000 44.102 1.2 2.15 2007 2 3.448.000 1.765 0.05 0.089 2009 1 3.900.000 1.820 0.05 0.089

Thống kê qua 4 năm xảy ra dịch cho thấy:

Năm 2004 có số gia cầm bị bệnh và tiêu huỷ lớn nhất lên đến gần 400 nghìn con gia cầm, thiệt hại kinh tế đến trên 20 tỷ đồng. Thiệt hại này giảm dần qua các năm 2005, 2007 và 2009. (Thiệt hại trên bao gồm cả thiệt hại hữu hình và vô hình do dịch bệnh gây ra).

Điều này được lý giải là do năm 2004 dịch đột ngột xuất hiện trên địa bàn tỉnh, đây cũng là lần đầu tiên dịch xảy ra ở nước ta nên chúng ta không hề có biện pháp và kinh nghiệm trong phòng chống dịch vì vậy dịch đã xảy ra trên diện rộng dẫn đến thiệt hại nặng nề. Ở những năm sau đặc biệt là sau năm 2005, chúng ta đã chú trọng quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh đã hạn chế được rất lớn về số lượng gia cầm mắc bệnh giảm thiệt hại do dịch gây ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để đánh giá được ảnh hưởng của dịch đến ngành chăn nuôi gia cầm. Chúng tôi đã tiến hành thống kê về số lượng gia cầm và sản phẩm từ gia cầm từ năm 2004 đến 2009 dựa trên số liệu theo Liên gián thống kê tỉnh Bắc Ninh, kết quả được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Biến động về số lƣợng gia cầm và sản phẩm từ gia cầm của tỉnh Bắc Ninh từ năm 2004 đến năm 2009

TT Chỉ tiêu Năm Đàn gia cầm Sản lƣợng trứng Sản lƣợng thịt Số lƣợng (Nghìn con) Tỷ lệ tăng (%) Số lƣợng (quả) Tỷ lệ tăng (%) Số lƣợng (tấn) Tỷ lệ tăng (%) 1 2003 3.956 76.956 9.807 2 2004 3.388 -14.36 71.230 -7.44 9.235 -5.83 3 2005 3.676 -7.08 73.590 - 4.37 9.520 - 2.93 4 2006 3.572 - 9.71 74.140 - 3.65 9.280 - 5.37 5 2007 3.448 - 12.84 72.330 -6.01 9.100 - 7.21 6 2008 3.647 - 7.81 72.120 - 3.69 9.650 - 1.6 7 2009 3.900 - 1.42 75.600 - 1.76 9.705 - 1.04

Qua bảng 3.2 cho thấy:

Năm 2004, thống kê sau khi đợt dịch 1,2 xảy ra đã làm giảm đến 14.36% tổng đàn gia cầm, giảm 7.44% sản lượng trứng và 5.83% sản lượng thịt so với năm 2003 (trước khi xảy ra dịch). Điều này cho thấy dịch cúm gia cầm xẩy ra đã làm giảm đáng kể tốc độ phát triển đàn gia cầm.

Sau đợt tiêm phòng năm 2006. Trên địa bàn tỉnh đã khống chế được dịch nhưng do diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã gây ra áp lực tâm lý cho người chăn nuôi nên tổng đàn gia cầm, sản lượng trứng và sản lượng thịt vẫn thấp hơn so với trước khi xảy ra dịch. Tỷ lệ giảm này được rút ngắn dần ở năm 2008 và 2009 chỉ còn -1.42% cho thấy tổng đàn đang dần hồi phục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH CÚM GIA CẦM GIA CẦM

3.2.1. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến tỷ lệ phát bệnh

Mùa vụ mắc bệnh là yếu tố được rất nhiều nhà nghiêm cứu dịch tễ học quan tâm. Theo tác giả Nguyễn Vĩnh Phước (1986) đây được coi là một trong những yếu tố stress đóng vai trò rất lớn trong điều kiện phát sinh dịch bệnh.

Trong quá trình theo dõi ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ phát bệnh chúng tôi tiến hành theo dõi theo 2 mùa: Đông xuân và Hè Thu. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.4

Bảng 3.4. Biến động tỷ lệ mắc bệnh theo mùa trong năm

Thời gian Tổng số ổ dịch (ổ)

Mùa trong năm

Đông Xuân Hè Thu

Số ổ dịch (n) Tỷ lệ (%) Số ổ dịch (n) Tỷ lệ (%) 2004 571 561 98.25 10 1.75 2005 97 97 100 0 0 2007 3 0 0 3 100 2009 2 0 0 2 100 Tổng 673 658 97.77 15 2.23

Thống kê các ổ dịch xẩy ra trong 4 năm có dịch cho thấy:

- Có 658 / 673 ổ dịch xảy ra vào mùa đông xuân chiếm tỷ lệ 97.77%. - Có 15/ 673 ổ dịch xẩy ra vào mùa Hè Thu chiếm 2.23%.

Dịch xuất hiện cao vào mùa đông xuân có thể được lý giải do:

+ Do nhu cầu cao về sản phẩm gia cầm nên sự giao lưu và vận chuyển giai đoạn này tăng cao làm tăng khả năng nhiễm bệnh của gia cầm.

+ Do sự biến đổi bất thường về khí hậu gây ra yếu tố streess làm giảm sức đề kháng của gia cầm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Do vào mùa đông khi nhiệt độ giảm lớp vỏ lipid của virus đông cứng lại thành 1 dạng gel có khả năng bảo vệ virus trước các tác động có hại cho chúng, khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ mới, nhiệt độ ấm của cơ thể (>60oF

(190C) lớp vỏ dần rã đông, tan chảy thành dạng lỏng lúc này virus có thể gây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiễm cho tế bào của vật chủ mới. (theo phát hiện của các nhà khoa học từ viện sức khỏe quốc gia (01/04/2008))

3.2.2. Ảnh hƣởng của phƣơng thức chăn nuôi đến tỷ lệ mắc bệnh

Chúng tôi tiến hành thống kê số ổ dịch xảy ra ở 2 phương thức chăn nuôi là chăn nuôi hộ gia đình và chăn nuôi trang trại. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.5.

Bảng 3.5. Biến động tỷ lệ mắc bệnh cúm gia cầm theo phƣơng thức chăn nuôi

Năm Tổng số ổ dịch

Phƣơng thức chăn nuôi Chăn nuôi hộ gia đình

n < 1.000 con

Chăn nuôi trang trại n ≥ 1.000 Số ổ Tỷ lệ (%) Số ổ Tỷ lệ (%) 2004 571 508 88.97 63 11.03 2005 97 81 83.51 16 16.49 2007 3 2 66.67 1 33.33 2009 2 0 0 2 100 Tổng 673 587 87.22 82 12.18

Kết quả cho thấy:

- Có 587/ 673 ổ bệnh xảy ra ở các hộ chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi gia đình chiếm 87.22%.

- Có 82/ 673 ổ bệnh xảy ra ở các hộ chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi trang trại chiếm 12.18%.

Tính P cho kết quả P < 0.05 chứng tỏ có sự sai khác giữa hai phương thức là khá rõ rệt với mức tin cậy là 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điều này có thể được lý giải rằng ở phương thức chăn nuôi trang trại người chăn nuôi có ý thức trong chăm sóc, quản lý, vệ sinh an toàn và phòng bệnh tốt hơn ở phương thức chăn nuôi gia đình.

Cuối năm 2005 đầu năm 2006 Bộ nông nghiệp và PTNT tiến hành tiêm phòng cúm gia cầm trên toàn tỉnh Bắc Ninh kết quả năm 2006, 2008 trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch, năm 2007, 2009 có 5 ổ bệnh đều xảy ra trên đàn gia cầm chưa tiêm phòng. Nên ít có giá trị phân tích.

Chúng tôi đưa ra kết luận: công tác chăm sóc, quản lý và phòng bệnh đóng vai trò quan trọng giảm thiểu dịch cúm gia cầm xẩy ra.

3.3. KẾT QUẢ TIÊM PHÒNG CÚM GIA CẦM CỦA TỈNH BẮC NINH NĂM 2009 NĂM 2009

Thực hiện theo công văn số 34/KH - CCTY. Tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành tiêm phòng đại trà vaccine cúm cho đàn gia cầm toàn tỉnh.

Kết quả tiêm phòng được thể hiện qua bảng 3.6

Bảng 3.6. Kết quả tiêm phòng cúm gia cầm tỉnh Bắc Ninh năm 2009

Thời gian Số huyện, TP tiêm Số xã tiêm phòng Vaccine H5N1 Số gia cầm thuộc diện tiêm Số gà đã tiêm phòng Số vịt đã tiêm phòng Số ngan đã tiêm phòng Tổng số gia cầm đã tiêm phòng Tỷ lệ tiêm phòng (%) Đợt I 8/8 126/126 3.106.500 2.428.372 562.057 0 3.044.429 98 Đợt II 8/8 126/126 3.400.700 2.537.947 628.271 64.477 3.230.695 95 Bổ sung 8/8 126/126 1.396.100 939.387 307.256 107.623 1.354.266 97 Tổng 8/8 126/126 7.903.300 5.905.706 1.497.584 171.100 7.575.390 95.85

Kết quả toàn tỉnh đã tiêm được trên 7.9 triệu con có tỷ lệ tiêm phòng 95.85%. Trong đó tiêm phòng được cho 5.905.706 gà, gần 1.5 triệu vịt và trên 171 nghìn ngan. Tỷ lệ tiêm phòng ở đợt 1,2 và đợt bổ sung đều có kết quả cao, tỷ lệ tương ứng là 98% , 95% và 97% trên tổng số gia cầm thuộc diện tiêm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với gia cầm mới nở và đàn mới mua, chi cục chỉ đạo thường xuyên tiêm bổ sung đảm bảo gia cầm được tiêm phòng đầy đủ.

Tuy nhiên, trên toàn tỉnh vẫn còn những hộ không thông báo khi mới nhập gia cầm hay gia cầm mới nở và một số hộ chăn nuôi nhỏ nẻ không đăng ký tiêm phòng nên việc tiêm phòng chưa triệt để. Vì vậy cần liên tục theo dõi diễn biến dịch bệnh trên toàn tỉnh và các tỉnh lân cận để phòng trừ bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

3.4. KẾT QUẢ GIÁM SÁT LÂM SÀNG TRÊN ĐÀN GIA CẦM SAU TIÊM PHÒNG VACCINE TIÊM PHÒNG VACCINE

3.4.1. Tỷ lệ chết của gia cầm sau khi đƣợc tiêm vaccine

Chúng tôi đã trực tiếp tiêm phòng và theo dõi tại 3 huyện, TP ở 2 đàn gà và 1 đàn vịt khác nhau sau mỗi đợt tiêm phòng. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.7.

- Trong tổng số 1.682 con gia cầm theo dõi sau tiêm phòng, số gia cầm an toàn là 1.607 con có tỷ lệ 95.54%. Tỷ lệ này ở cả 2 đợt tiêm phòng, cả gà và vịt đều cao (95.72% và 95.38%)

- So sánh tỷ lệ này trên 3 địa bàn thấy độ an toàn đạt được ở cả 2 đợt đều cao ( từ 93.26% - 96.39 % ở đàn gà và 95.24% - 95.95% ở đàn vịt). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số gia cầm chết và phản ứng sau tiêm phòng là 75 con có tỷ lệ phản ứng là 4.46%. Với những gia cầm chết chúng tôi tiến hành mổ khám kiểm tra bệnh tích thấy:

+ 43 con có biểu hiện: gan có khối u, sờ thấy cứng trường hợp này được giải thích là do khi tiêm phòng người tiêm đã tiêm thuốc vào gan làm gia cầm chết.

+ 14 con thấy trong xoang bụng của gia cầm có chất dịch màu trắng sữa đây là do vaccine bị đưa quá sâu vào xoang bụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.7. Kết quả theo dõi độ an toàn của vaccine trên đàn gia cầm

TT Chỉ tiêu

Địa điểm theo dõi

Tổng hợp TP. Bắc Ninh (Gà) H. Từ Sơn (Gà) H. Yên Phong (Vịt) Đợt 1

Tổng gia cầm theo dõi (con) 305 216 296 817

Số gia cầm phản ứng (con) 11 12 12 35

Tỷ lệ phản ứng (%) 3.61 5.56 4.05 4.28

Số gia cầm an toàn (con) 294 204 284 782

Tỷ lệ an toàn (%) 96.39 94.44 95.95 95.72

Đợt 2

Tổng gia cầm theo dõi (con) 274 255 336 865

Số gia cầm phản ứng (con) 13 11 16 40

Tỷ lệ phản ứng (%) 4.74 4.31 4.76 4.62

Số gia cầm an toàn (con) 261 244 320 825

Tỷ lệ an toàn (%) 93.26 95.69 95.24 95.38

Tổng

Tổng gia cầm theo dõi (con) 579 471 632 1.682

Số gia cầm phản ứng (con) 24 23 28 75

Tỷ lệ phản ứng (%) 4.15 4.88 4.43 4.46

Số gia cầm an toàn (con) 555 448 604 1.607

Tỷ lệ an toàn (%) 95.85 95.12 95.57 95.54

Như vậy, qua theo dõi 1.682 con gia cầm sau tiêm phòng. Chúng tôi có thể khẳng định vaccine H5N1 sử dụng an toàn cho đàn gia cầm được tiêm phòng.

3.4.2. Ảnh hƣởng của vaccine đến tỷ lệ đẻ trứng của đàn gia cầm sau tiêm phòng

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của vaccine đến tỷ lệ đẻ trứng của một đàn gà và một đàn vịt được tiêm phòng đầy đủ số mũi theo qui định. Kết quả được trình bầy qua bảng 3.8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.8. Kết quả khảo sát tỷ lệ đẻ trứng của đàn gà sau tiêm phòng STT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(tuần)

Gà tiêm vaccine Gà chỉ báo

Tổng đàn (con) Số trứng (quả) Tỷ lệ (%) Tổng đàn (con) Số trứng (quả) Tỷ lệ (%) 0 452 2.815 88.96 30 189 90 1 452 2.775 87.71 30 190 90.48 2 452 2.790 88.18 30 187 89.05 3 451 2.845 90.12 30 192 91.43 4 450 2.812 89.27 29 183 90.14

Qua bảng 3.8 cho thấy:

- Tại thời điểm trước tiêm phòng tỷ lệ đẻ trứng của đàn được tiêm so với đàn chỉ báo là xắp xỉ bằng nhau (88.89% và 90%).

- Sau tiêm phòng từ 1- 4 tuần số trứng của gà tiêm phòng ít hơn so với gà chỉ báo giao động từ 1.35% đến 2.77%.

Tiến hàng tính P >0.05. Điều này cho thấy tiêm phòng không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ trứng ở gà.

Thí nghiệm được tiến hành tương tự trên vịt ta có số liệu thu được qua bảng 3.9

Bảng 3.9. Kết quả khảo sát tỷ lệ đẻ trứng của đàn vịt sau tiêm phòng STT

tuần

Vịt tiêm vaccine Vịt chỉ báo

Tổng đàn (con) Số trứng (quả) Tỷ lệ (%) Tổng đàn (con) Số trứng (quả) Tỷ lệ (%) 0 296 1.706 82.34 30 18 85.71 1 294 1.621 78.23 30 17 80.95 2 294 1.689 81.51 29 17 83.74 3 291 1.700 83.46 29 17 83.74 4 291 1.703 83.60 29 17 83.74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau tiêm từ 1 - 4 tuần thấy tỷ lệ đẻ trứng ở vịt tiêm phòng giảm so với vịt không tiêm cao nhất là 3.37%. Chênh lệch này thấp dần ở 2,3 tuần sau tiêm phòng đến 4 tuần tuổi tỷ lệ này là xấp xỉ nhau. Tiến hành tính P thấy P > 0,05. Như vậy đối với đàn vịt tiêm phòng cũng không ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ trứng.

3.5. GIÁM SÁT HUYẾT THANH HỌC CỦA ĐÀN GIA CẦM SAU TIÊM VACCINE CÚM GIA CẦM TIÊM VACCINE CÚM GIA CẦM

Sau tiêm vaccine cúm H5N1 1 mũi với gà và 2 mũi cho vịt chúng tôi tiến hành lấy mẫu huyết thanh, kiểm tra đáp ứng miễn dịch tại các thời điểm 1, 3, 5 tháng. Số mẫu kiểm tra tối thiểu là 30mẫu/ huyện, tuy nhiên do tình hình thực tế nên nhiều trường hợp số mẫu lấy được dưới 30 mẫu.

3.5.1. Kiểm tra đáp ứng miễn dịch của đàn gà tại thời điểm 1 tháng sau tiêm phòng tiêm phòng

Chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu máu tĩnh mạch cánh của gà sau tiêm phòng 1 tháng, để đông, bảo quản chắt huyết thanh và xét nghiệm bằng phản ứng HI để kiểm tra hiệu giá kháng thể kháng virus cúm H5N1 tại Trung tâm chẩn đoán Thú Y. Kết quả được trình bầy qua bảng 3.10, biểu đồ 3.1 và bảng 3.11.

Qua xét nghiệm 480 mẫu huyết thanh có 101 mẫu cho kết quả âm tính chiếm 21.04% và 379 mẫu (+) tính với kháng thể kháng virus cúm gia cầm chiếm tỷ lệ lần lượt là 78.96%. Trong 8 huyện, TP thì Lương Tài và Từ Sơn có kết quả âm tính khá cao chiếm 48.33% , 45% và thấp nhất tại TP. Bắc Ninh (0%).

- Hiệu giá kháng thể kháng virus cúm gia cầm trên toàn tỉnh phân bố từ 1log2 - 9 log2. Trong đó cao nhất là HGKT ở 8log2 chiếm 20.63%, HGKT trung bình khá cao đều >11% thấp ở các HGKT <4log2 tỷ lệ này đều dưới 0.63%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.10. Phân bố hiệu giá kháng thể kháng virus cúm trong huyết thanh gà tại thời điểm 1 tháng sau tiêm phòng

STT Địa điểm (huyện) Số mẫu kiểm tra Số mẫu ( -) Tỷ lệ (%)

Hiệu giá kháng thể HI (log2)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Y. Phong 60 10 16.67 17 19 6 8 2 Th. Thành 60 3 5 1 1 2 5 7 11 30 3 Quế Võ 60 18 30 13 14 9 3 3 4 Tiên Du 60 11 18.33 1 4 10 12 7 13 2 5 Từ Sơn 60 27 45 12 17 4

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, sự lưu hành của bệnh cúm gia cầm và hiệu quả sử dụng vaccine trong thực địa tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 99)