Đặc tính kháng nguyên của virus cúm tý pA

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, sự lưu hành của bệnh cúm gia cầm và hiệu quả sử dụng vaccine trong thực địa tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 30)

5. Thời gian

1.3.3.Đặc tính kháng nguyên của virus cúm tý pA

Các loại kháng nguyên được nghiên cứu nhiều nhất là: protein nhân (Nucleoprotein, NP), protein đệm (matrix protein, M1), protein gây ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin, HA) và protein enzim cắt thụ thể (Neuraminidase, NA). Trong đó, NP và M1 là protein thuộc loại hình kháng nguyên đặc hiệu nhóm (genus - specific antigen), ký hiệu là gs kháng nguyên; HA và NA là protein thuộc loại hình kháng nguyên đặc hiệu týp và dưới týp (týp - specific antigen), ký hiệu là ts kháng nguyên.

Đặc tính quan trọng của virus cúm là gây ngưng kết hồng cầu của nhiều loài động vật, được tạo ra bởi sự kết hợp giữa mấu lồi kháng nguyên HA trên bề mặt của virus cúm với thụ thể có trên bề mặt hồng cầu, làm cho hồng cầu ngưng kết với nhau tạo thành mạng ngưng kết thông qua cầu nối virus. Đặc tính này được ứng dụng trong phản ứng ngưng kết hồng cầu HA (Hemagglutination test) .

Theo Ito và Kawaoka (1998), sự phức tạp trong diễn biến kháng nguyên của virus cúm là sự biến đổi và trao đổi trong nội bộ gen dẫn đến sự biến đổi liên tục về tính kháng nguyên [33, 35]. Có 2 cách biến đổi kháng nguyên của virus cúm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đột biến điểm (đột biến ngẫu nhiên hay hiện tượng trôi trượt, lệch lạc về kháng nguyên - Antigenic drift). Đây là kiểu đột biến xảy ra thường xuyên trong quá trình tồn tại của virus mà bản chất là sự thay đổi nhỏ về trình tự nucleotit của gen mã hóa, đặc biệt đối với kháng nguyên H và kháng nguyên N. Kết quả tạo ra các phân typ cúm hoàn toàn mới có tính thích ứng loài vật chủ khác nhau và mức độ độc lực gây bệnh khác nhau, nhờ sự biến đổi này mà virus cúm A tạo nên 16 biến thể gen HA (H1 - H16) và 9 kháng nguyên N (N1 - N9) [4].

+ Đột biến tái tổ hợp di truyền (hiện tượng thay ca - antigenic Shift). Hiện tượng này ít xảy ra hơn so với đột biến điểm. Nó xảy ra khi 2 hoặc nhiều loại virus cúm khác nhau cùng nhiễm vào một tế bào chủ do sự trộn lẫn 2 bộ gen của virus. Điều này tạo nên sự sai khác cơ bản về bộ gen của virus cúm đời con so với virus bố mẹ. Khi hiện tượng tái tổ hợp gen xuất hiện có thể sẽ gây ra các vụ dịch lớn cho người và động vật với mức độ nguy hiểm không thể lường trước được. Vụ dịch năm 1918 - 1919 làm chết 40 - 50 triệu người mà tác nhân gây bệnh là virus H1N1 từ lợn lây sang người kết hợp với virus cúm người tạo ra chủng virus mới có độc lực rất mạnh [20]. Hiện nay dịch cúm lợn AH1N1 xảy ra trên người được giả thiết là do sự tái tổ hợp gen của 3 chủng cúm lợn, cúm gà và cúm người kết hợp, dịch được đặt ở cấp độ 5 trên 6 cấp và gây mức độ nguy hiểm cao cho người, có thể xảy ra đại dịch.

Do hạt virus cúm A có cấu trúc là 8 đoạn gen nên về lý thuyết từ 2 virus có thể xuất hiện 256 kiểu tổ hợp của virus thế hệ sau [5].

Nghiên cứu về đặc tính kháng nguyên của virus cúm thấy giữa các biến thể tái tổ hợp và biến chủng subtyp về huyết thanh học không hoặc rất ít có phản ứng chéo. Đây là điểm trở ngại lớn cho việc nghiên cứu nhằm tạo ra vaccine cúm để phòng bệnh cho người và động vật [41, 42].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau khi xâm nhập vào tế bào vật chủ virus sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể đặc hiệu, trong đó quan trọng hơn cả là kháng thể kháng HA, vì chỉ có kháng thể này mới có vai trò trung hòa virus cho bảo hộ miễn dịch. Một số kháng thể khác có tác dụng kìm hãm sự nhân lên của virus, như kháng thể kháng M2 ngăn cản chức năng M2 không cho quá trình bao gói virus xảy ra [45, 46].

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, sự lưu hành của bệnh cúm gia cầm và hiệu quả sử dụng vaccine trong thực địa tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 30)