Các hoá chất dùng trong xét nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, sự lưu hành của bệnh cúm gia cầm và hiệu quả sử dụng vaccine trong thực địa tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 99)

5. Thời gian

2.2.3.Các hoá chất dùng trong xét nghiệm

* Môi trường và hoá chất bảo quản bệnh phẩm

- Môi trường Glycerol Pha chế PBS: NaCl 8g KCl 0,2 g Na2HPO4 1,15 g KH2PO4 0,2 g Nước cất vđ 1000 ml

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hấp vô trùng 121o

C/ 15 phút, bổ xung kháng sinh có trộn với glycerol theo tỷ lệ 1:1.

* Chuẩn bị các dung dịch và xử lý huyết thanh

- Dung dịch PBS 0,01M, pH 7,2

Na2HPO4 1,096 g

NaH2PO4.H2O 0,316 g

Na Cl 8,5 g

Nước cất 1000 ml

Chỉnh pH = 7,2 bằng NaOH 1N hoặc HCl 1N, hấp vô trùng, bảo quản 4oC không quá 3 tuần.

- Dung dịch nước muối sinh lý 0,85%:

Pha 8,5 g NaCl trong 1000 ml nước cất. Hấp vô trùng, bảo quản 4oC không quá 3 tuần.

- Dung dịch hồng cầu gà 1%:

+ Máu gà trống khoẻ mạnh đã trưởng thành, không có kháng thể kháng virus cúm và Newcastle.

+ Dùng bơm tiêm 5 - 10ml hút sẵn 1ml (10% thể tích) dung dịch chống đông (Natri Citrat 4%) rồi lấy máu gà vào ống nghiệm.

+ Ly tâm 1000 - 1500 vòng/phút, trong 15 phút, gạn bỏ huyết tương,

cho thêm nước sinh lý (NaCl 0,85%) vào hồng cầu, lắc đều. Ly tâm như trên

3 - 4 lần để rửa hồng cầu, sau lần ly tâm cuối gạn bỏ nước ở trên.

+ Pha hồng cầu với nước muối sinh lý thành huyễn dịch 1%: pha 1 ml hồng cầu với 99 ml nước muối sinh lý.

+ Bảo quản huyễn dịch hồng cầu ở nhiệt độ 4 - 8oC. Hồng cầu sau khi

pha có thể dùng trong 4 - 5 ngày (nếu dung dịch hồng cầu bị dung huyết thì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Kháng huyết thanh chuẩn:

- Kháng huyết thanh chuẩn của các loài như thỏ, dê, cừu... cần được xử lý bằng RDE (Receptor Destroying Enzyme) trước khi xét nghiệm.

- Kháng huyết thanh chế trên gà không cần xử lý bằng RDE. Tuy nhiên, nếu phản ứng cho kết quả không rõ ràng thì kháng huyết thanh có thể xử lý RDE để khẳng định kết quả là dương tính.

- Hoàn nguyên kháng huyết thanh và bảo quản ở nhiệt độ - 20oC, xử lý

của yếu tố ức chế đặc hiệu kháng huyết thanh vô hoạt.

- Trộn 3 phần RDE với 1 phần kháng huyết thanh, ủ ở nhiệt độ 37oC trong nồi đun cách thuỷ qua đêm.

- Ủ tiếp ở nồi đun cách thuỷ nhiệt độ 56oC/30 phút để vô hoạt RDE (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

còn dư.

- Kháng huyết thanh đã xử lý để nguội, cho thêm 6 phần nước sinh lý (0,3ml HT + 1,8ml SL), độ pha loãng cuối cùng của kháng huyết thanh là 1/10.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, sự lưu hành của bệnh cúm gia cầm và hiệu quả sử dụng vaccine trong thực địa tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 99)