III. Kiến nghị
2. Với NHNN
- NHNN và Bộ tài chính cần nghiên cứu và đệ trình chính phủ xem xét để sớm cho ra hình thức bảo hiểm tín dụng XNK: Đây cũng không phải là nghiệp vụ gì mới ở nhiều nước đã thực hiện nghiệp vụ này qua ngân hàng XNK của họ. Đây là một biện pháp nhằm san sẻ rủi ro, góp phần hạn chế những thiệt hại do rủi ro gây ra trong quan hệ tín dụng. Ngiệp vụ này có thể do các công ty bảo hiểm hoặc một quỹ riêng biệt lập ra.
- Tăng cường thúc đẩy tài trợ XK qua chính sách tiền tệ: ở nước ta, NHNN có vai trò xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để chính phủ xem xét trình quốc hội quyết định và thực hiện chính sách này. Vì vậy, NHNN có thể tăng cường thúc đẩy hỗ trợ XK thông qua việc xây dựng chính sách tiền tệ hợp lý, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế trong từng thời kì, trong đó tập trung vào chính sách lãi xuất và tỷ giá :
+ Chính sách lãi xuất: Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách lãi xuất tạo một hành lang lãi xuất cạnh tranh, có chính sách lãi xuất ưu đãi với những mặt hàng XK cần khuyến khích. Đồng thời, việc điều chỉnh lãi xuất cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội không nên quá nhiều lần trong một năm gây ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền, ảnh hưởng tới việc huy động vốn dài hạn, tác động xấu đến hoạt động tín dụng .
+ Chính sách tỷ giá hối đoái: chính sách tỷ giá của NHNN cần có cơ chế điều hành theo một trật tự ưu tiên hợp lý. Để thúc đẩy XK, có thể điều chỉnh tỷ giá cao để tạo sức cạnh tranh về giá hàng XK trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái rất nhạy cảm , những thay đổi của nó sẽ gây ra những tác động rất phức tạp, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, điều chỉnh tỷ
giá cần đặt trọng tâm hàng đầu vào ổn định kinh tế vĩ mô. Mục tiêu thúc đẩy XK chỉ là hàng thứ hai .
- Ban hành những văn bản hướng dẫn việc thực thi luật ngân hàng và luật các TCTD, nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện nay cho các NHTM nhất là trong việc thực hiện quy chế đảm bảo tiền vay. Tiếp tục xem xét và hoàn thiện nghị định 178/QĐ-CP.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm xoát từ phía NHNN, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát của hệ thống ngân hàng có hiệu quả cao và an toàn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, bắt buộc các ngân hàng phải thực hiện đầy dủ các quy định ghi trong luật ngân hàng và các nghị định ngân hàng để nâng cao năng lực và tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
3 /VỚI NHCTVN
- Trên cơ sở các văn bản pháp luật hướng dẫn của chính phủ, NHNN quy chế đảm bảo tiền vay; các quy định về tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh quy định về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, thành lập và nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng ... NHCTVN cần nghiên cứu, bổ sung sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng, từ đó ban hành các văn bản hướng dẫn để các chi nhánh thực hiện có hiệu quả.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra, kiểm soát toàn hệ thống, giám sát và đôn đốc kịp thời những biểu hiện sai phạm của các chi nhánh nhất là trong hoạt động tín dụng.
- Nghiên cứu và cho ra đời công ty chuyển phát mại tài sản trực thuộc NHCT để giúp đỡ và tư vấn cho các chi nhánh gặp khó khăn trong việc phát mại tài sản hoặc trực tiếp thực hiện đối với những tài sản có giá trị lớn mà các chi nhánh không giải quyết được.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nhằm phát triển nghiệp vụ tài trợ XK một nghiệp vụ có khả năng mang lại nguồn thu nhập lãi và phí dịch vụ hấp dẫn cho ngân hàng, phù hợp với chủ trương khuyến khích phát triển kinh doanh đối ngoại hướng vào XK của Chính phủ, chi nhánh NHCTĐĐ - NHCT cần vạch cho mình một chiến lược hành động cụ thể.
Qua nghiên cứu bối cảnh nền kinh tế, những chính sách chủ trương có liên quan của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo, đặc biệt là tình hình thực tế tại chi nhánh NHCTĐĐ, khoá luận đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện và phát triển hoạt động tài trợ XK tại Chi nhánh. Những giải pháp này được đưa ra trên cơ sở coi trọng sự phù hợp với những xu hướng và thông lệ quốc tế, đồng thời có gắn với tình hình thực tiễn của Việt Nam và tính khả thi tại chi nhánh NHCTĐĐ - NHCTVN. Hy vọng rằng những đề xuất này sẽ hữu ích cho sự phát triển mảng dịch vụ tài trợ XK của Chi nhánh trong thời gian tới
KẾT LUẬN CHUNG
Trải qua hơn một thập kỷ đổi mới- một khoảng thời gian không phải là dài song nước ta đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, bộ mặt kinh tế-xã hội đã có những biến đổi sâu sắc.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, kinh tế đối ngoại cũng đạt được nhiều bước tiến đáng kể và dần khẳng định được vị trí trong quá trình hội nhập. Để có những kết quả đó, không thể không kể đến hệ thống các NHTM với vai trò cầu nối huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế theo những định hướng của Chính phủ.
Với chủ trương phát triển ngoại thương hướng về xuất khẩu của Chính phủ, các NHTM Việt Nam đã không ngừng phát triển mảng dịch vụ ngân hàng quốc tế, trong đó có nghiệp vụ tài trợ ngoại thương. Và thực tế, các NHTM Việt Nam bước đầu đã thu được kết quả khả quan, thể hiện vai trò tài trợ ngoại thương khá tốt.
Nhưng so với xu hướng chung này thì hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh NHCTĐĐ - NHCTVN còn khiêm tốn, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của mình trước nhu cầu ngày càng lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu. Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích kết quả đạt được cùng những mặt tồn tại trong tài trợ xuất khẩu, khoá luận đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và mở rộng hoạt động này tại Sở. Song để thực hiện những giải pháp này có hiệu quả đòi hỏi chúng ta phải được tiến hành một cách đồng bộ và có sự phối hợp từ nhiều phía mới có thể phát huy hết tác dụng.
Mặc dù khó khăn tồn tại đặt ra với chi nhánh NHCTĐĐ là lớn, song chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng với sự quan tâm của Chính phủ, của NHNN, NHCTVN và sự nỗ lực của bản thân Chi nhánh trên cơ sở phát huy lợi thế sẵn có , chi nhánh NHCTĐĐ - NHCTVN chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu
mở rộng hoạt động tài trợ xuất khẩu và đưa hoạt động này trở thành một trong những thế mạnh của mình phù hợp với định hướng của Đảng và Chính phủ.
MỤC LỤC
Lời mở đầu...1
Chương 1. Những vấn đề chung về tài trợ xuất khẩu của NHTM...3
1. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu...3
1.1. Vị trí, vai trò của hoạt động xuất khẩu...3
1.1.1. Xuất khẩu thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực...4
1.1.2. Xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ giải quyết nạn khan hiếm ngoại tệ cho đất nước...4
1.1.3. Xuất khẩu nâng cao vai trò của quốc gia trên trường quốc tế...4
1.1.2. NHTM và hoạt động tài trợ xuất khẩu của NHTM...5
1.2. Các loại hình tài trợ xuất khẩu...9
1.2.1. Tài trợ ngắn hạn...9
1.2.2. Tài trợ trung và dài hạn...17
1.2.3. Tài trợ dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng...20
1.3. Rủi ro trong tài trợ xuất khẩu...21
1.3.1. Rủi ro quốc gia và chuyển tiền...21
1.3.2. Rủi ro khách hàng không hoàn trả tín dụng...22
1.3.3. Rủi ro về lãi suất...22
1.3.4. Rủi ro về hối đoái...22
1.3.5. Rủi ro từ việc mất khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành L/c..23
1.3.6. Rủi ro tác nghiệp...23
Kết luận chương 1...24
Chương 2: Thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa...25
I. Khái quát về chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa...25
1.1. Sự ra đời của chi nhánh NHCT Đống Đa...25 1.2. Vị trí vai trò của chi nhánh NHCT Đống Đa...25 1.2.1. Cơ cấu tổ chức điều hành...26
2. Vài nét về hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Đống Đa thời gian
gần đây...27
2.1. Tình hình huy động vốn của chi nhánh...27
2.2. Về sử dụng vốn...29
2.3. Về chất lượng tín dụng...30
2.4. Hoạt động kinh tế đối ngoại...32
II. Thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa...33
1. Vài nét về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua...33
2. Nhìn lại chính sách tài trợ xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua...34
3. Hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh NHCT Đống Đa...37
4. Những tồn tại và nguyên nhân trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh NHCT Đống Đa...39
4.1. Tồn tại...39
4.2. Nguyên nhân...40
Kết luận chương 2...46
Chương 3. Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh NHCT Đống Đa...47
I. Định hướng về tài trợ xuất khẩu của Việt Nam và chi nhánh NHCT Đống Đa trong thời gian tới...47
1. Định hướng về xuất khẩu và tài trợ xuất khẩu tại Việt Nam...47
1.1. Định hướng về xuất khẩu...47
1.2. Định hướng tài trợ xuất khẩu...47
2. Định hướng hoạt động tài trợ XK trong chiến lược kinh doanh tại chi nhánh NHCT Đống Đa...49
II. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh NHCT Đống Đa...51
1. Giải pháp mang tính vĩ mô...51 1.1. Mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước thông qua đó đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu...51
1.2. Cải thiện môi trường pháp lý đảm bảo tính ổn định, đồng bộ và nhất quán của hệ thống luật và quy chế...52
1.3. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác và cập nhật những thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu...53
1.4. Có sự hỗ trợ từ phía chính phủ cho ngân hàng về nguồn vốn để tài trợ ưu đãi đối với các mặt hàng XK tiềm năng...53
2. Giải pháp đối với chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa...54
2.1.Giải pháp khắc phục tồn tại, hoàn thiện hoạt động tài trợ xuất khẩu...54
2.2. Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh NHCT Đống Đa...59
2.2.1. Đa dạng hoá các hình thức tài trợ XK...59
2.2.2. Triển khai hoạt động Marketing trong lĩnh vực tài trợ XK...61
2.2.3. Tăng cường phương tiện kỹ thuật, công nghệ ngân hàng trong thanh toán quốc tế phù hợp với nhịp độ phát triển chung của thế giới...63
2.2.4. Duy trì và phát triển quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài...64
III. Kiến nghị...65
1. Với chính phủ...65
2. Với NHNN...67
3. Với NHCT Việt Nam...68
Kết luận chương 3...69
DANH SÁCH KÝ TỰ VIẾT TẮT
1. NHNN : Ngân hàng Nhà nước
2. NHCTVN: Ngân hàng công thương Việt Nam 3. CNNHCT: Chi nhánh ngân hàng công thương 4. NHTM: Ngân hàng thương mại
5. TCTD: Tổ chức tín dụng 6. NHTƯ: Ngân hàng trung ương 7. DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước 8. XNK: Xuất nhập khẩu
9. XK: Xuất khẩu 10. NK: Nhập khẩu
11. L/C: Thư tín dụng (letter of credit)
12. D/P: Trả tiền trao chứng từ (documents against payment)
13. D/A: Chấp nhận thanh toán trao chứng từ (documents against acceptance) 14. USD: Đô la Mỹ
15. VND: Việt Nam đồng
16. ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam á 17. IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
18. WB: Ngân hàng thế giới
19. WTO: Tổ chức thương mại thế giới 20. ADB: Ngân hàng phát triển Châu á.
Tài liệu tham khảo Sách:
1. TS. Đỗ Linh Hiệp - CN Hoàng Trung Bửu, Thanh toán quốc tế và tài trợ XNK, NXB Thống kê 2002.
2. PTS. Lê Văn Tề, Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NXB TP. HCM 1998
3. PTS. Lê Văn Tư - Lê Tùng Vân, Tín dụng tài trợ xuất khẩu thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại, NXB Thống kê 1999