Rủi ro tác nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa (Trang 27 - 30)

1. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu

1.3.6. Rủi ro tác nghiệp

Đây là loại rủi ro phát sinh từ các dịch vụ thu phí của Ngân hàng. Theo đó, một sự sai sót hoặc một sự bất cẩn nào đó có thể khiến Ngân hàng phải gánh chịu những tổn thất tài chính to lớn. Các yếu tố gây rủi ro loại này có thể là sự gian lận của khách hàng, sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Ngân hàng, sự sơ suất của cán bộ Ngân hàng…

Rõ ràng là hoạt động tài trợ ngoại thương, mà cụ thể là tài trợ Xk của Ngân hàng phải đương đầu với nhiều yếu tố rủi ro hơn là tài trợ trong nước. Có nhiều yếu tố cần đặc biệt lưu ý trong tài trợ ngoại thương do những đặc trưng riêng của hoạt động giao thương quốc tế. Nhiệm vụ của các Ngân hàng là phải phân tích các loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tài trợ để đưa ra những biện pháp nhằm giảm thiểu và chống đỡ rủi ro một cách hữu hiệu nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

XK là một hoạt động giữ vai trò then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế không phải với riêng quốc gia nào. Tuy nhiên để mở rộng XK một cách hiệu quả rất cần đến các hình thức tài trợ từ nhiều nguồn Trong đó tài trợ qua các NHTM được xác định là nguồn tài trợ quan trọng và hiệu quả.

Cùng với sự phát triển của giao thương quốc tế thì các hình thức tài trợ ngày phong phú: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh…phản ánh sự đa dạng về nhu cầu tài trợ trong thực tế, đòi hỏi NHTM phải đáp ứng. Thực hiện các nghiệp vụ tài trợ cho các doanh nghiệp XK mang lại nguồn thu nhập cao cho Ngân hàng nhưng họ cũng phải đối mặt với không ít rủi ro do đặc thù của hoạt động ngoại thương Với các quốc gia có ngành ngoại thương phát triển thì họ thường lập ra những Ngân hàng XNK để tài trợ cho lĩnh vực này với đầy đủ các nghiệp vụ ở mức độ cao. Với Việt Namvì chưa có một Ngân hàng XNK quốc doanh đủ lớn để thực hiện họat động nàynên phần lớn là do các NHTM quốc doanh và một số NHTM cổ phần . Nhưng thực tế thì hoạt động này chưa thực sự hiệu quả, các Ngân hàng còn phải tự nỗ lực và học hỏi nhiều để xây dựng được chiến lược phát triển cho phù hợp với các đặc thù ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng công thương đống đa (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w