II. Thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng công
4. Những tồn tại và nguyên nhân trong lĩnh vực tài trợ xuất khẩu tại ch
4.2. Nguyên nhân
Sở dĩ công tác tài trợ XK tại chi nhánh còn chưa phát triển và tồn tại là do nhiều nguyên nhân, có thể la fnhững ngytên nhân trực tiếp tác động đến hoạt động của ngân hàng những cũng có thể là những nguyen nhân ảnh hưởng gián tiếp qua hoạt động XK của khách hàng nhận tài trợ và những nguyên nhân này được xếp vào nhóm như sau:
a. Nguyên nhân khách quan:
- Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Sự hạn chế về lọai hình tài trợ XK của chi nhánh có thể được giải thích một phần do nguyên nhân từ phía khách hàng của chi nhánh:
+ Các doanh nghiệp XK của Việt Nam còn chưa có kinh nghiệm trong quan hệ thương mại với đối tác nước ngoaì, nhiều khi ký kết hợp đồng vỡi nhũng điều khoản bất lợi dẫn đến kết quả là không thể lập được bộ chứng từ theo như yêu cầu của L/C hoặc nếu xuất trình bộ chứng từ tới Ngân hàng xin chiết kháu thì bộ chứng từ lại không hoàn hảo, rủi ro không thanh toán được là rất cao. Vì vậy mà làm hạn chế các nghiệp vụ khác.
+ Trong thời gian vừa qua, kim ngạch thanh toán XK qua chi nhánh vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm lực của nó, thị phần thanh toán hàng XK chưa cao, mỗi năm số L/C xuất trình chỉ chiếm 2/10 số L/C nhập hàng làm cho chi nhánh khó có thể mở rộng các hình thức tài trợ dựa vào L/C đã mở. trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất thì chuyển tiền bằg điện lại chiếm một phần đáng kể vì một số nhà XK đã tạo được quan hệ tin cậy đối với người mua, chuyển sang phương thức thanh toán chuyển tiền vừa đơn giản, nhanh chóng lại giảm đáng kể phí ngân hàng, Hơn nữa nhằm cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực để bán được hàng, nhà XK buộc phải cháp nhận thanh toán chuyển tiền bằng điện.
Khi chuyển từ thanh toán L/C sang nghiệp vụ chuyển tiền đã hạn chế quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng,
- Doanh số dư nợ cho vay khách hàng tài trợ XK tại chi nhánh còn chưa cao cũng một phần xuất phát từ phía khách hàng:
Thực tế nhu cầu vốn tín dụng cho các Doanh nghiệp sản xuất hàng XK là rất lớn, phần lớn các doanh nghiêp sau khi ký két hợp đồng gian song thường chỉ nhận tiền ứng trước 30% giá trị hợp đồng. Chính vì vậy nhu cầu vốn cho chi phí sản xuất để thực hiện hợp đồng là rất cao, để dáp ứng cho nhu cấu đó các doanh nghiệp sản xuất hàng XK, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn vướng mắc khó tiếp cận với tín dụng ngân hàng như:
+Tình hình tài chính của các doanh nghiệp cũng như các điều kiện và tài sản đản bảo tiền vay chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay. Trong đó, phần lớn các báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy để ngân hàng phân tích quyết định cho vay.
Trong trường hợp đặt vấn đề cho vay có tài sản làm đảm bảo vay nợ thì thực tế phần lớn tài sản đảm bảo vay nợ là đất đai, nhà xưởng của doanh nghiệp (chiếm tới 60%) chưa có đủ giấy tờ hợp lệ để hoàn tất thủ tục thế chấp cho ngân hàng. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế tăng trưởng tín dun đối với các doanh nghiệp này.
+Vốn tự có của một số doanh nghiệp thấp, làm hạn chế rất nhiều đến khả năng mở rộng và phát triển sản xuất, đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nhất là trong những tình huống giá cả thị trường biến động.
+Nhiều khi do chính bản thân khách hàng chưa có đủ trình độ hiểu biết về kỹ thuật chuyên môn, không nắm bắt được đầy đủ thông tin về thị trường nên việc phân tích, xử lý thông tin không chuẩn xác dẫn đến những quyết định sai lầm trong kinh doanh, đồng thời nhiều doanh nghiệp còn thiếu am hiểu về luật pháp quốc tế và tập quán thương mại quốc tế dẫn tới hiệu quả kinh doanh không ổn định dễ gặp rủi ro, thua lỗ trong XK làm cho Ngân hàng cũng gặo rủi ro.những
điều này làm cho ngân hàng khó tìm ra dự án xin vay khả thi để đầu tư vốn, mở rộng tín dụng với các doanh nghiệp XK.
- Nguyên nhân từ môi trường pháp lý:
Hoạt động tài trợ XK của ngân hàng chịu nhiều sự điều tiết của pháp luật quốc gia cũng như của NHNN. Chúng ta chưa thực hiện đổi mới từ năm 1986, trong hiưn 15 năm từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường không tránh khỏi những bước đi còn bỡ ngỡ, lúng túng. Thực tế, trong hoạt động kinh tế có những tình huống mâu thuẫn phát sinh song pháp luật còn chưa có quy pham điều chỉnh sát thực tế gây ra những khó khăn và phần nào hạn chế sự phát triển của những quan hệ đó.
Riêng trong kĩnh vực hoạt động tiền tệ- tín dụng, môi trường pháp lý hoàn thiện là điều vô cùng quan trọng cho các NHTM tiến hành hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động tín dụng được an toàn hiệu quả. Tuy nhiên, có thể nói rằng môi trường pháp lý của nước ta vẫn còn có sự thiếu đồng bộ, thiếu nhiều điều kiện đảm bảo an toàn kinh doanh. và sau đây là một số những bất cập điển hình đó:
+Luật doanh nghiệp quy định các động sản được phép cầm có để vay vốn nhưng đối với những phương tiện giao thông vận tải như tàu, thuyền.... nếu ngân hàng giữ giấy tờ sở hữu gốc thì tài sản đó không được phép sử dụng, song nếu không giữ giấy tờ sở hữu gốc thì ngân hàng không có cở sở pháp lý để phát mại tài sản khi người vay không trả được nợ.
+Vấn đề phát mại tài sản thế chấp: Hiệu lực của cơ quan hàn pháp chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp, tố tụng và hợp đồng kinh tế. Thời gian và thủ tục để pháp mại tài sản thế chấp dài, chi phí cao. Mặt khác, do tâm lý người việt không muốn mua những tài sản phát maih. Do đo hiệu quả của phát mại tài sản thu hồi nợ không cao.
Trên đây chỉ là một số các thiếu sót của hệ thống pháp luật đã gây không ít hạn chế cho hoạt động tín dụng của các NHTM nước ta thời gian qua. Yêu cầu
đặt gia đối với các cơ quan ban hành luật là phải dần hoàn thiện luật để giảm bớt những khó khăn, rủi ro chohoạt động tín dụng của ngân hàng.
-. Nguyên nhân từ phía môi trường kinh tế.
Đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã có độ mở cửa tương đối cao, phần lớn các sản phẩm hàng hóa tạo ra là để XK. Vì vậy hoạt động XK mà kéo theo đó chất lượng hoạt động tài trợ XK không những chịu sự chi phối của môi trườngkinh tế trong nhước mà còn phụ thuộc khá lớn vào tình hình kinh tế khu vực và toàn cầu:
Môi trường kinh tế trong nước: Nước ta chuyển sang kinh tế thị trường nên các tín hiêuh thị trường( giá cả) nhiều khi còn sai lệch dẫn đến sự bất ổn, bấp bênh trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các nhà XK.
Thêm vào đó, lĩnh vực ngoaị thương nói chung và XK nói riêng còn xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong việc cấp giấy phép XNK, quản lý hàng hóa XNK, tình trang buôn lậu.... tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp XNK, là nguyên nhân gây rủi ro trong hoạt động tài trợ tín dụng của ngân hàng.
Môi trường kinh tế đối ngoại: Đây là môi truờng phức tạp gắn liền với sự khác nhau về tập quán thương mại, pháp luật, văn hóa... giưã các quốc gia làm nảy sinh rủi ro trong hoạt động tài trợ XK còn lớm hơn rất nhiều việc hỗ trợ các hình thức kinh doanh nội địa, gây tâm lý e ngại cho các ngân hàng. thêm vào đó, xu hướng khu vực hóa, tòan cầu hóa cũng mạng lại những bất lợi mang tính lan truyền. Có thể minh chứng bằng những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực năm 1997 đã dẫn tới sự mất giá của một loạt đồng tiền các nước ASEAN, trong đó VND có tỷ lệ mất giá thấp nhất. Điều này làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế do giá cả của các sản phẩm từ các nước ASEAN khác giảm tương đối. Một loạt các ngành hàng XK chủ lực đã gặp khó khăn trong thời gian này như; cà phê, cao su, dệt may, hải sản, da giầy....
Mặt khác khi tham gia vào thị trường quốc tế, nghĩa là ta phải đối mặt với nhiều thách thức mới: những đối thủ cạnh tranh dày dặn kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế, nhất là ở các nước tư bản lâu đời, rồi những biến động về môi trường kinh tế, chính trị...ở các nước phía đối tác mà ta không thể lường trước được, trong khi kinh nghiệm của ta còn qua ít, năng lức quản lý thấp, uy tin cũng như sự am hiểu về kinh tế đối ngoại chưa cao... nên gặp nhiều thiệt thòi trong nhiều thương vụ.
- Những điều kiện bất khả kháng:
Nước ta vốn là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm luôn luôn phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do thiện tai để lại gay rủi ro bất khả kháng cho việc sản xuất mặt hàng nông, lâm, ngư nghiệp. mà những mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam luôn đứng nhất nhì thế giới lại lànhững mặt hàng nông nghiệp.
b. Nguyên nhân chủ quan;
Tất cả các nguyên nhân khách quan đều có tác động trực tiếp hoặc là gián tiếp tới hoạt động tài trợ XK cuả chi nhánh về quy mô cũng như chất lượng. Tuy nhiên, không thể nói rằng tất cả tồn tại đều xuất phát từ nguyên nhân khách quan, mà ngay bản thân chi nhánh cũng có nhiều hạn chế góp phần tạo nên những tồi tại đó.
Về phía cán bộ công nhân viên cuả chi nhánh: về cơ bản được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cao cao, song kiến thức về pháp luật, thông lệ tập quán thương mại quốc tê, thanh toán quốc tế, ngoịa ngữ. tin hoc còn nhiều bát cập chưa cập nhập đựơc hết những thay đổi biến động nhanh chóng của thị trường.
Bản thân thương mại quốc tế là hoạt động khá phức tạp, vì vậy không phải bất cứ cán bộ tín dụng nào cũng có thể đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi khắt khe trong hoạt động tín dụng với XK. Phải khẳng định rằng lợi ích từ XNK nói chung và XK nói riêng là cao, nhưng đi đôi với nó thì tiềm ẩn rủi ro lớn nếu như cán bộ ngân hàng không được trang bị những kiến thức tổng hợp về lĩnh vực đặc thù này.
Về phía công tác thẩm định dự án: công tác thẩm định dự án thiếu tầm chiến lược, việc đánh giá tài sản đảm bảo tiền vay nhiều khi chưa chính xác. Hiên nay, việc thẩm định khách hàng, thẩm định các dự án đều phải dựa vào cơ sở đơn giá, định mức mà nhà nước ban hành. Nhưng trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu và sự thay đổi nhanh chóng của nền tài chính, tiền tệ quốc tế thì hệ thống các chỉ tiêu thẩm định cũng có thể thiếu chính xác hoặc không cập nhập. Như vậy, ngoài những căn cứ cơ bản trên, nhân viên thẩm định cần phải bắt kịp và phán đoán sự thay đổi công nghệ chất lượng tín dụng, mà đây lại là một trong những mặt còn yếu của công tác tín dụng.
Hơn nữa khả năng tiếp cận thẩm định dự án của các cán bộ tín dụng còn hạn chế vì có nhiều dự án kỹ thuật phức tạp, cán bộ ngân hàng không đủ điều kiện hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn để xác định hiệu quả kinh tế kỹ thuật cuả dự án. Vì vậy chất lượng thẩm định nhiều dự án còn thấp. Việc tài trợ dự án còn mang tính tự phát, do khách hàng đề nghị, chưa có sự chủ động lựa chọn khách hàng, lựa chon dự án.
Việc đánh giá tài sản đảm bảo tiền vay để các định mức vay, nhất là với tài sản đảm bảo tiền vay là đất đai, nhà xưởng còn thấp so với gía cả thị trường. Vì vậy mức vốn tín dụng được duyệt cho vay thường không đử đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp xin vay.
Khả năng tiếp cận thu hút khách hàng: khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng chưa hiệu quả. Hệ thống tổ chức, hoạt động Marketing ngân hàng và công tác tiếp thị chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, trong quan hệ tín dụng việc nắm bắt thông tin, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng còn hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tiếp cân thu hút khách hàng là doanh nghiệp sản xuất, thu mua hàng XK- Một lĩnh vực mà thế mạnh đang thuộc về ngân hàng nước ngoài và ngân hàng ngoại thương.
Các dịch vu đi kèm chưa phong phú, chưa tạo được uy tín cao: Dịch vụ ngân hàng hoàn hảo luôn là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Hoạt động XK luôn đi kèm với hoạt động thanh toán quốc tế. Các dịch vụ
thanh toán nếu làm tốt, tạo ra những lợi ích thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch sẽ là cơ sở để khách hàng XK quan hệ tín dụng với ngân hàng. Song các nghiệp vụ này ở chi nhánh chưa thực sự là thể hiện thế mạnh trong cạnh tranh. trong khi đó các ngân hàng nước ngoai rát có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Họ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn về sản phẩm, thị trường, khách hàng cho khách hàng của họ, vì vậy họ đã lôi kéo được nhiều khách hàng về phía mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua tìm hiểu hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tài trợ ngoaị thương nói riêng của chi nhánh Ngân hàng công thương Đống đa, ta có thể rút ra nhân xét :
Trên cơ sở thế mạnh về nguồn vốn dồi dào, đa dạng Chi nhánh NHCT Đống Đa đã phát triển hoạt động kinh doanh cuả mình khá tốt. Dư nợ tín dụng tăng trưởng liên tục, các hoạt động kinh tế đối ngoai phát triển thuận lợi, áp dụng một số dịch vụ ngân hàng tương đối hiện đại, chi phí tiết kiệm hop lý... đã mạng lại lợi nhuận cao cho chi nhánh trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, mảng hoạt động tài trợ ngoaị thương nói chung và tài trợ XK nói riêng tại chi nhánh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Quy mô hoạt động tài trợ còn hạn chế, hình thức chưa đa dạng... Hoạt động này chưa phải là thế mạnh của chi nhánh và thu nhập mạng lại cũng chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng thu nhập hàng năm.
Kinh nghiêm cho thấy hoạt động ngoaị thương vẫn là hoạt động mạng lại nguồn thu nhập cao và nhiều lợi ích với ngân hàng khi hoạt động này thực sự được coi trọng và phát triển như ở nhiều nước trên tế giới. Hơn nữa đây là một nghiệp vụ mà chi nhánh cần quan tâm hơn trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phù hợp với điều kiện hội nhập thì trường tài chính quốc tế. Vì
vậy, chi nhánh cần đầu tư nguồn lực và phát triển ngay một số giải pháp để đưa hoạt động này phát triển cao hơn tương xứng với tiềm năng và vị trí của mình.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA