Khái quát tình hình tài chính của công ty cổ phần cơ điện Trần Phú

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần cơ điện trần phú (Trang 28 - 34)

THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ

2.1.3 Khái quát tình hình tài chính của công ty cổ phần cơ điện Trần Phú

Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện qua 2 bảng 2.1 và 2.2 về sự biến động và kết cấu của tài sản nguồn vốn trong 3 năm gần đây:

Bảng 2.1: Bảng biến động tài sản nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2010-2012 (Đơn vị: Nghìn đồng) TÀI SẢN 2010 2011 ± so với năm 2010 2012 ± so với năm 2011 Mức tăng Tốc độ tăng (%) Mức tăng Tốc độ tăng (%) A.TSNH 402.002.750 435.532.705 33.529.955 8,34% 341.975.363 -93.557.342 -21,48% I.Tiền và TĐT 21.061.412 10.374.933 -10.686.479 -50,74% 70.826.178 60.451.245 582,67% III. Các KPT 108.892.126 140.288.687 31.396.561 28,83% 113.866.20 3 -26.422.484 -18,83% IV.Hàng tồn kho 236.254.509 237.982.208 1.727.699 0,73% 138.212.920 -99.769.288 -41,92% V. TSNH khác 35.794.703 46.886.877 11092.174 30,99% 19.070.062 -27.816.815 -59,33% B. TSDH 166.765.478 164.205.345 -2560.133 -1,54% 152.645.254 -11.560.091 -7,04% II.Tài sản cố định 102.525.882 101.963.40 3 -562.479 -0,55% 90.99.011 -11.064.392 -10,85% 1.TSCĐ hữu hình 60.887.137 57.270.816 -3616.321 -5,94% 39.256.967 -18.013.849 -31,45% 3.TSCĐ vô hình 127.391 391.422 264.031 207,26% 318.181 -73.241 --18,71% 4. CP XDCB dở dang 41.511.354 44.301.165 2.789.811 6,72% 51.323.863 51.323.863 15,85%

IV. ĐTTC DH 57.658.969 57.833.976 175.007 0,30% 57.833.976 0 0,00%V.TSDH khác 6.580.627 4.407.966 -2.172.661 -33,02% 3.912.267 -495.699 -11,25% V.TSDH khác 6.580.627 4.407.966 -2.172.661 -33,02% 3.912.267 -495.699 -11,25% TỔNG CỘNG TS 568.768.228 599.738.050 30.969.822 5,45% 494.620.618 -105.117.432 -17,53% NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 498.981.561 496.322.893 -2.658.668 -0,53% 359.923.862 -136.399.031 -27,48% I. Nợ ngắn hạn 423.044.45 9 435.983.97 2 12.939.513 3,06% 322.572.451 -113.411.521 -26,01% II. Nợ dài hạn 75.937.102 60.338.921 -15.598.181 -20,54% 37.351.411 -22.987.510 -38,10% B. VCSH 69.786.667 103.415.157 33.628.490 48,19% 134.696.756 31.281.599 30,25% I. Vốn chủ sở hữu 69.786.667 103.415.15 7 33.628.490 48,19% 134.696.75 6 31.281.599 30,25% 9.Lợi nhuận chưa phân phối 9.762.543 45.579.909 35.817.366 366,89% 77.340.787

TỔNG CỘNG NV 568.768.228 599.738.050 30.969.822 5,45% 494.620.618 -105.117.432 -17,53%

Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2010-2012 Đơn vị:% TÀI SẢN Kết cấu 2010 2011 2012 A.TSNH 70,68% 72,62% 69,14% I.Tiền và TĐT 3,70% 1,73% 14,32% III. Các KPT 19,15% 23,39% 23,02% IV.Hàng tồn kho 41,54% 39,68% 27,94% V. TSNH khác 6,29% 7,82% 3,86% B. TSDH 29,32% 27,38% 30,86% II.Tài sản cố định 18,03% 17,00% 18,38% 1.TSCĐ hữu hình 10,71% 9,55% 7,94% 3.TSCĐ vô hình 0,02% 0,07% 0,06% 4. CP XDCB dở dang 7,3% 7,39% 10,38% IV. ĐTTC DH 10,14% 9,64% 11,69% V.TSDH khác 1,16% 0,73% 0,79% TỔNG CỘNG TS 100.00% 100,00% 100,00% NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 87,73% 82,76% 72,77% I. Nợ ngắn hạn 74,38% 72,70% 65,22% II. Nợ dài hạn 13,35% 10,06% 7,55% B. VCSH 12,27% 17,24% 27,23% I. Vốn chủ sở hữu 12,27% 17,24% 27,23%

9. Lợi nhuận chưa phân phối

TỔNG CỘNG NV 100,00% 100,00% 100,00%

(Nguồn: Tính toán từ phụ lục 1)

Về tình hình tài sản

Qua số liệu bảng 2.1 ta thấy tổng tài sản của Công ty từ 2010 đến 2012có những thay đổi nhất định. Năm 2011, tổng tài sản Công ty tăng 30.969.828nghìn đồng, tương ứng với mức tăng 5,45% so với năm 2010. Tuy nhiên năm 2012 tổng tài sản của Công ty lại giảmmạnh so với năm 2011 là 105.117.432 nghìn đồng (tương ứng 17,53%). Năm 2011, tổng tài sản của Công ty tăng nhưng không đáng kể, nguyên nhân tăng là do tài sản ngắn hạn của của Công ty tăng. Năm 2012,tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty giảm mạnh dẫn đến việc tổng tài sản của công ty sụt giảm so với năm

trước.

- Về sự biến động của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản

Tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng 33.529.955nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng mức tăng 8,34%, năm 2012giảm93.557.342nghìn đồng so với năm 2011 tương ứng mức giảm21,48%. Chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng đến sự biến động tài sản ngắn hạn là các khoản phải thu và hàng tồn kho.

Năm 2011 các khoản phải thu tăng28,83% so với năm 2010, tuy nhiên sang năm 2012 lại giảm mạnh với tốc độ giảm18,83% so với năm 2011. Sự biến động của khoản phải thu trong giai đoạn này chủ yếu do tác động của khoản ứng trước tiền cho người bán và khoản phải thu khách hàng nguyên nhân chính là do sự điều chỉnh của Công ty về chính sách kinh doanh cho phù hợp với tình hình kinh tế. Năm 2011,khoản phải thu tăng là do sự tăng lên bất thường của khoản trả trước cho người bán so với năm trước( tăng 50.748.423 nghìn đồng, số tương đối 5608,9% ). Lý giải cho điều này là do việc Công ty dự báo những biến động về giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu thay đổi trong năm tới, công ty đã thực hiện thanh toán trước tiền hàng cho người bán để giảm rủi ro tăng giá vào năm tới. Sang năm2012, Công ty đã có đủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, khoản trả trước người bán giảm 50.081.065 nghìn đồng.Biến động của khoản phải thu còn do ảnh hưởng của chỉ tiêu phải thu khách hàng. Các khoản phải thu khách hàng tăng đáng kể trong năm 2012 do doanh nghiệp mở rộng chính sách tín dụng thương mại để tìm kiếm bạn hàng nhằm tăng doanh thu. Tuy nhiên trước tình hình khó khăn của nền kinh tế, chính sách tín dụng của Công ty đã không thực sự hiệu quả, bằng chứng cho thấy là việc xuất hiện khoản dự phòng phải thu khó đòi trong năm 2011 và 2012.

Sang biến động cùng chiều với khoản phải thu, hàng tồn kho năm 2011 tăng 0,73% so với năm 2010, năm 2012 lại giảm tới 41,92% so với năm trước. Trong năm 2011, hàng tồn kho của công ty tăng lên nhưng không đáng kể,do Công ty đang có chính sách dự trữ nguyên vật liệu đầu vào khi có những dự báo về biến động giá cả nguyên vật liệu trong những năm tới khi nền kinh tế đi vào ổn định và tăng trưởng trở lại. Trong đó đồng, nhôm, nhựa là yếu tố đầu vào chịu ảnh hưởng rất lớn từ giá cả thị trường. Bước sang năm 2012, hàng tồn kho giảm mạnh do trong năm công ty đã thúc đẩy SXKD, tốc độ quay vòng hàng tồn kho nhanh hơn, tuy nhiên trong khi tình hình giá cả nguyên vật liệu đầu vào đang có xu hướng tăng cao trong thời gian tới việc giảm

dự trữ có thể sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Một điểm cần chú ý nữa là khoản mục tiền và tương đương tiền qua 3 năm có những biến động khá lớn. Năm 2011tiền và tương đương tiền giảm 10.686nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng mức giảm 50,74%, năm 2012 khoản mục này tăng mạnh 60.451nghìn đồng so với năm 2011 tương ứng mức tăng 582,67%, lượng tiền mặt mà doanh nghiệp dự trữ tại ngân quỹ đã tăng lên đáng kể. Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản, ta thấy khoản mục tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng tài sảntrong năm 2010 là 3,70% năm 2011 là 1,73% nhưng đã tăng lên đáng kể trong năm 2012 là 14,32%. Điều này cho thấy trong năm 2012 Công ty đã chú trọng hơn tới việc tích trữ tiền mặt để đáp ứng khả năng thanh toán nhanh của công ty, tuy nhiên con số này vẫn còn khá thấp.

- Về sự biến động của tài sản dài hạn trong tổng tài sản

Trong khi tài sản ngắn hạn có nhiều biến động thì tài sản dài hạn của Công ty lại có xu hướng giảm dần qua các năm , cụ thể là: năm 2011giảm2560.133 nghìn đồng so với năm 2010, mức giảm là 1,54%, trong khi năm 2012 giảm 11.560.091 nghìn đồng tương ứng mức giảm 7,04%. Những biến động của tài sản dài hạn do ảnh hưởng của các khoản mục về TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính và tài sản dài hạn khác.

Sau 3 năm, TSCĐ của Công ty giảm từ 102.525.882nghìn đồng năm 2010 xuống còn90.99.011nghìn đồng năm 2012. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do việc TSCĐ hữu hình của công ty giảm mạnh, năm 2011 giảm 3.616.321 nghìn đồng so với năm 2010 tương ứng với mức giảm 5,94%, sang năm 2012giảm18.013.849 nghìn đồng so với năm 2011 tương ứng mức giảm31,45%. TSCĐ hữu hình giảm là do nguyên giá của tài sản giảm, công ty không có tài sản thanh lý hay nhượng bán nào trong các năm 2011 và 2012.Công ty cũng đã tiến hành mua mới một số máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn nhằm đáp ứng cho hoạt động SXKD của mình.

Các khoản đầu tư tài chính không có nhiều biến động trong vòng 3 năm từ 2010 đến 2012. Đầu tư tài chính dài hạn năm 2011 chỉ tăng 175.007 nghìn đồng tương đương với mức tăng 0,3% so với năm 2010, và không thay đổi giữa năm 2012 với năm 2011.Điều này một phần là do trong thời gian qua, trước những khó khăn bất ổn của nền kinh tế,công ty chưa mạo hiểm để dầu tư thêm vào các công ty con hay công ty liên kết nhằm mở rộng quy mô sản xuất.

2011 giảm 2.172.661 nghìn đồng so với năm 2010, năm 2012 giảm 495.699 nghìn đồng. Sự thay đổi này là do chi phí trả trước dài hạn của Công ty trong 3 năm giảm mà chủ yếu là do việc giảm giá trị lợi thế kinh doanh theo QĐ phê duyệt doanh nghiệp cổ phần.

Về tình hình nguồn vốn

Cùng với xu hướng của tổng tài sản, tổng nguồn vốn của Công ty cũng có nhiều biến động trong 3 năm qua, cụ thể là năm 2011 tăng 5,45% so với 2010, năm 2012giảm17,53% so với năm 2011. Xu hướng biến động của nguồn vốn do ảnh hưởng của khoản mục nợ phải trả và VCSH.

-Về Vốn chủ sở hữu

Đối với doanh nghiệp, nguồn VCSH tăng lên cả số tuyệt đối lẫn tương đối được đánh giá là một dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp biến động theo xu hướng tốt, biểu hiện hiệu quả sản xuất gia tăng, tích lũy tăng thông qua việc bổ sung vốn từ lợi nhuận để lại đây là một điều rất tốt đối với mọi doanh nghiệp trong quá trình HĐKD của mình.

Về VCSH của Công ty, thông qua bảng số liệu trên có thể thấy VCSH của công ty tăng mạnh là do lợi nhuận lợi nhuận chưa phân phối của công ty tăng cao trong2 năm 2011 và 2012,điều này cho thấy HĐKD của công ty có hiệu quả hơn so với năm trước. Tỷ trọng VCSH trên tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng lên, từ năm 2010 với tỉ lệ 12,27% đã tăng lên thành 27,23% trong năm 2012. Việc tăng tỷ trọng VCSH cho thấy công ty đang có khả năng độc lập về mặt tài chính ngày càng tốt hơn, ít phụ thuộc hơn vào nguồn vốn từ bên ngoài. Cơ cấu vốn như hiện nay giúp cho doanh nghiệp an toàn hơn trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn và có nhiều biến động như hiện nay.

-Về nợ phải trả

Nợ phải trả của Công ty qua 3 năm có xu hướng giảm. Cụ thể là: năm 2011giảm0,53% so với năm 2010, năm 2012giảm27,48% so với năm 2011. Trong đó nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong năm 2012 và 2011 có sự biến động khá lớn (năm 2011 nợ ngắn hạn tăng 3,06% trong khi nợ dài hạn giảm 20,54% so với năm 2010; năm 2012cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều giảm: nợ ngắn hạn giảm 26,01% và nợ dài hạn giảm38,10% so với năm 2011), nợ ngắn hạn của Công ty trong năm 2011 tăng lên là do Công ty cần nguồn vốn ngắn hạn để nhập khẩu thêm các linh kiện phục vụ cho sản

xuât kinh doanh. Tuy nhiên các khoản nợ ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty đã giảm đi đáng kể vào cuối năm 2012 do Công ty làm ăn có lãi và có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của công ty luôn chiếm ở mức cao , trong 3 năm từ năm 2010đến năm 2012 lần lượt là 87,73%; 82,76%; 72,77%. Hệ số nợ qua 3 năm đều ở mức rất cao điều này đồng nghĩa với việc VCSH mà công ty bỏ ra chiếm tỷ trọng nhỏ, điều này có thể hiểu bởi VCSH của Công ty chủ yếu từ nguồn Ngân sách Nhà nước, công ty thường bị động về vốn trong quá trình SXKD, vì vậy để đảm bảo cho việc duy trì và mở rộng HĐKD của mình, Công ty phải huy động thêm nguồn vốn từ các nguồn khác. Tuy tỷ trọng nợ trên tổng nguồn vốn chiếm khá cao nhưng lại đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này là do tốc độ tăng của nợ phải trả chậm hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn.Việc duy trì hệ số nợ giảm dần, tỷ trọng VCSH caohơn cho thấy công ty có thể độc lập hơn về mặt tài chính giảm áp lực trước việc phải thanh toán các khoản nợtrong thời gian tới.

Tóm lại, sau khi phân tích tình hình tài sản nguồn vốn công ty qua 3 năm ta có thể rút ra những điểm sau: Tổng tài sản (nguồn vốn) của công ty năm 2012 giảm mạnh so với 2 năm trước , cơ cấu tài sản trong tổng tài sản cũng như cơ cấu nợ và VCSH trong tổng nguồn vốn còn chưa hợp lý tuy nhiên đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn, điều này ảnh hưởng rất lớn tình hình tài chính và HQKD của công ty trong thời gian qua. Vì vậy, Công ty cần có những giải pháp đối với các khoản mục tài sản trong việc cơ cấu lại tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn, dài hạn, nâng cao khả năng quản lý các khoản phải thu, hàng tồn kho bên cạnh đó Công ty cũng cần có những giải pháp đối với khoản phải trả, theo dõi sát sao từng khoản nợ, xác định các khoản chiếm dụng hợp lý nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, cơ cấu lại nguồn phù hợp để tránh mất uy tín tạo dựng lòng tin với các đối tác cũng như nâng cao HQKD của Công ty trong những năm tới.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần cơ điện trần phú (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w