Biểu đồ 3.1: Đặc điểm của cơn hen cấp
Nhận xét: Trong số trẻ nhập viện, cơn hen cấp mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất là 73,6%, tiếp đến là cơn hen nhẹ chiếm 15,1%, cơn hen cấp nặng chiếm 11,3%.
3.2.2. Yếu tố nghi ngờ khởi phát cơn hen cấp
Biểu đồ 3.2. Yếu tố nghi ngờ khởi phát cơn hen cấp
Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy có 84,9% trẻ được cho là xuất hiện cơn hen cấp khi thay đổi thời tiết, 74,5% trẻ xuất hiện cơn hen cấp sau nhiễm virus đường hô hấp, 32,1% do hoạt động gắng sức, 4,7% sau tiếp xúc với khói thuốc lá, 0,9% khi trẻ ăn thức ăn lạ và 0,9% khi bị strees.
3.2.3. Thời điểm nhập viện
Nhận xét: Bệnh nhi nhập viện vì cơn hen cấp nhiều nhất là tháng 10 chiếm 17%, tiếp đó là tháng 12 chiếm 15,2%, thấp nhất là tháng 1, tháng 2, tháng 3 chiếm 4,7%.
3.2.4. Tình trạng kiểm soát HPQ
Bảng 3.5: Kiểm soát HPQ
Kiểm soát HPQ Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Kiểm soát hoàn toàn 28 26,4
Kiểm soát một phần 52 49,1
Chưa kiểm soát 26 24,5
Tổng 106 100
Nhận xét: Tình trạng kiểm soát hen được đánh giá dựa vào các triệu chứng hen 4 tuần trước khi nhập viện. HPQ được kiểm soát một phần chiếm tỷ lệ cao nhất là 49,1%, hen kiểm soát hoàn toàn chiếm 26,4%, hen chưa được kiểm soát chiếm 24.5%.
3.2.5. Công thức bạch cầu trong cơn hen cấp
Bảng 3.6: Công thức bạch cầu
Cận lâm sàng Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Số lượng bạch cầu Tăng 77 72,6
Bình thường 29 27,4
Bạch cầu trung tính Tăng 70 66
Bình thường 36 34
Bạch cầu ưa ái toan Tăng 40 37,7
Bình thường 66 62,3
Nhận xét: Số lượng bạch cầu tăng chiếm 72,6% trong cơn hen cấp, số lượng bạch cầu trung tính tăng là 66%, và bạch cầu ái toan tăng là 37,7%.
3.2.6. Kết quả Rhinovirus trong cơn hen cấp
Kết quả Rhinovirus Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Dương tính 44 53
Âm tính 39 47
Tổng 83 100
Nhận xét: Trong tổng số 83 bệnh nhi được làm xét nghiệm Rhinovirus thì có 44 bệnh nhi có kết quả dương tính chiếm tỷ lệ 53%.
3.2.7. Kết quả chức năng hô hấp
Bảng 3.8 : Kết quả chức năng hô hấp
Chức năng hô hấp ≥ 80% n (%) < 80% n (%) Tổng (%) FEV1 35(49,3) 25(50,7) 71(100) PEF 10(14,1) 61(85,9) 71(100)
Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 71 bệnh nhân đo được CNHH, kết quả cho thấy FEV1 trên 80% chiếm 49,3%, nhóm bệnh nhi có FEV1 dưới 80% chiếm 50,7%. Nhóm bệnh nhi có PEF trên 80% chiếm 14,1%, nhóm có PEF dưới 80% chiếm 85,9%.
3.2.8. Bệnh nhân được dự phòng HPQBảng 3.9: Dự phòng thuốc HPQ Bảng 3.9: Dự phòng thuốc HPQ Đã được dự phòng 46 42,1 Không được dự phòng 60 57,5 Tự bỏ thuốc dự phòng Có 24 52,2 Không 22 47,8
Nhận xét: Trong 106 bệnh nhi HPQ nhập viện thì có 46 bệnh nhi đã được chỉ định điều trị dự phòng, chiếm 42,1%. Trong số 46 bệnh nhi HPQ đã được điều trị dự phòng thì 52,2% bệnh nhi tự ý bỏ thuốc dự phòng.
3.2.9. Thời gian bệnh nhi điều trị dự phòng thuốc
Biểu đồ 3.4: Thời gian bệnh nhi điều trị dự phòng thuốc
Nhận xét: Trong số 46 bệnh nhi được điều trị dự phòng HPQ thì 50% trẻ dự phòng hen dưới 6 tháng, 23,9% bệnh nhi dự phòng hen từ 6 đến 12 tháng,
15,2% dự phòng hen từ 12 đến 24 tháng, chỉ có 10,9% bệnh nhi dự phòng hen trên 24 tháng.
3.2.10. Tuân thủ điều trị.
Bảng 3.10: Tuân thủ điều trị
Tuân thủ điều trị và khám định kì Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Tuân thủ điều trị Có 22 47,8
Không 24 52,2
Nhận xét: Trong 46 bệnh nhi được điều trị dự phòng hen chỉ có 22 bệnh nhi tuân thủ điều trị của bác sĩ chiếm tỷ lệ 47,8%.
3.2.11. Khám định kì theo hẹn
Bảng 3.11: Khám định kì theo hẹn
Khám định kì Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Khám định kì Có 8 17,4
Không 38 82,6
Nhận xét: Trong nghiên cứu này, có 71 bệnh nhi đã được chẩn đoán HPQ trước thời điểm nhập viện, và có 46 bệnh nhi được chỉ định điều trị dự phòng và được hẹn tái khám theo lịch. Tuy nhiên chỉ có 8 bệnh nhi là đến khám định kì theo hẹn chiếm tỷ lệ 17,4%. Tỷ lệ bệnh nhi không đến khám theo hẹn là rất cao chiếm tỷ lệ 82,6%.
Biểu đồ 3.5: Lý do cha mẹ không đưa trẻ đi khám định kì
Nhận xét: Lý do trẻ không khám định kì phổ biến nhất là gia đình nghĩ là bệnh của trẻ đã ổn định chiếm 60,5%, tiếp đến là nhà xa bệnh viện chiếm 26,3%. Còn các lý do khác như thuốc đắt, không tin tưởng vào điều trị, không hiểu biết bệnh phải khám định kì chiếm tỷ lệ thấp.
3.2.13. Kỹ thuật xịt thuốc và sự giám sát của cha mẹ
Bảng 3.12: Kỹ thuật xịt thuốc và sự giám sát của cha mẹ
Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Kỹ thuật xịt thuốc Đúng 20 58,8
Không 14 41,2
Giám sát của cha mẹ Có 28 70
Không 12 30
Nhận xét: Trong 34 bệnh nhi được sử dụng bình xịt thì có 20 bệnh nhi sử dụng đúng cách chiếm 58,8%. Cha mẹ giám sát việc điều trị dự phòng HPQ chiếm 70%.
Bảng 3.13: Hiểu biết của cha mẹ về bệnh hen và thuốc điều trị dự phòng
Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Hiểu biết của cha
mẹ về bệnh hen
Bệnh chữa được 45 42,5
Không chữa được 24 22,5
Không biết 36 34
Hiểu biết của cha mẹ về thuốc điều trị dự phòng
Có 38 35,8
Không 33 31,2
Không biết 35 33
Nhận xét: Có 42,5% cha mẹ bệnh nhi HPQ cho rằng hen là bệnh có thể chữa được, 34% cha mẹ không rõ liệu bệnh hen có chữa được hay không và 22,5% cha mẹ cho rằng hen là bệnh không chữa được. Khi hỏi về thuốc điều trị dự phòng hen có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thì có 35,8% trả lời là có ảnh hưởng, 31,2% trả lời thuốc không có ảnh hưởng và 33% trả lời không biết.
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến độ nặng của cơn hen cấp.
3.3.1. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và mức độ nặng của cơn hen cấp
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa nhóm tuổi và mức độ nặng của cơn hen cấp
Mức độ cơn HPQ cấp Nặng (Nhẹ, trung bình)Không nặng Cộng P
Nhóm tuổi
6-10 tuổi 8 80 88 0,119
11-15 tuổi 4 14 18
Tổng 12 94 106
Nhận xét: Ở cả hai nhóm trẻ từ 6-10 tuổi và nhóm từ 11-15 tuổi, hen nhập viện chủ yếu là cơn hen cấp mức độ trung bình và nặng, sự khác biệt về độ nặng của cơn hen cấp ở hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.3.2. Mối liên quan giữa nhiễm Rhinovirus với mức độ nặng của cơn hen cấp.
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa nhiễm Rhinovirus với mức độ nặng của cơn hen cấp
Mức độ cơn HPQ cấp Nặng (Nhẹ, trung bình)Không nặng Cộng P
Rhinovirus Có 8 36 44 0,16
không 3 36 39
Tổng 11 72 83
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm Rhinovirus ở nhóm có cơn hen cấp mức độ nhẹ là 5/11=45,5%; mức độ trung bình là 31/61= 50,8%; và mức độ nặng là 8/11= 72,7%. Như vậy tỷ lệ nhiễm Rhinovirus tăng dần theo mức độ nặng của cơn hen cấp, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.3.3. Mối liên quan giữa số lượng bạch cầu với mức độ nặng cơn HPQ cấp
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa số lượng bạch cầu với mức độ nặng cơn HPQ cấp Mức độ cơn HPQ cấp Nặng Không nặng (Nhẹ, trung bình) Cộng OR P Số lượng bạch cầu Tăng 12 55 77 11,26 0,017 Bình thường 0 29 29 Tổng 12 94 106
Nhận xét: Tỷ lệ tăng số lượng bạch cầu trong nhóm có cơn hen cấp nhẹ là 11/16= 68,75%; cơn hen mức độ trung bình là 54/78=69,23%; cơn hen cấp nặng là 12/12=100%. Nhóm bệnh nhi tăng bạch cầu có nguy cơ xuất hiện cơn hen nặng cao gấp 11,26 lần nhóm bệnh nhi có số lượng bạch cầu bình thường trong máu. Như vậy tăng bạch cầu là một yếu tố tiên lượng cơn hen cấp nặng (p<0,05).
3.3.4. Mối liên quan giữa số lượng bạch cầu trung tính với mức độ nặng cơn HPQ cấp
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính với mức độ nặng cơn hen cấp
Mức độ cơn HPQ cấp Nặng Không nặng (Nhẹ, trung bình) Cộng OR P Bạch cầu trung Tăng 11 59 70 6,52 0,04 Bình thường 1 35 36 Tổng 12 94 106
Nhận xét: Tỷ lệ tăng bạch cầu đa nhân trung tính gặp ở 10/16= 62,5% bệnh nhân có cơn hen cấp mức độ nhẹ, 49/78= 62,8% bệnh nhân cơn hen cấp mức độ trung bình và 11/12= 92% bệnh nhân cơn hen cấp nặng. Nhóm bệnh nhi tăng bạch cầu đa nhân trung tính có nguy cơ xuất hiện cơn hen nặng cao gấp 6,52 lần nhóm bệnh nhi có số lượng bạch cầu đa nhân trung tính bình thường trong máu. Tăng bạch cầu đa nhân trung tính là yếu tố tiên lượng cơn hen cấp nặng (p<0,05).
3.3.5. Mối liên quan giữa số lượng bạch cầu ái toan với mức độ nặng cơn HPQ cấp
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa tỷ lệ bạch cầu ái toan với mức độ nặng cơn hen cấp
Mức độ cơn HPQ cấp Nặng (Nhẹ, trung bình)Không nặng Cộng P
Bạch cầu ái toan Tăng 2 38 40 0,09 Bình thường 10 56 66 Tổng 12 94 106
Nhận xét: Tỷ lệ tăng bạch cầu ái toan gặp ở 7/16= 43,75% bệnh nhân có cơn hen cấp mức độ nhẹ, 31/78 = 39,74% bệnh nhân cơn hen cấp mức độ trung bình và 2/12= 16,7% bệnh nhân cơn hen cấp nặng. Tuy nhiên sự khác biệt về tỷ lệ bạch cầu ái toan giữa các mức độ nặng của cơn hen cấp không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.3.6. Mối liên quan giữa bậc của hen với mức độ nặng cơn HPQ cấp
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa bậc của hen với mức độ nặng cơn HPQ cấp
Mức độ cơn HPQ cấp Nhẹ Nặng + trung bình Cộng OR P Bậc hen Bậc 1Bậc 2 106 3249 3859 3,8 0,05 Bậc 3 0 9 9 Tổng 16 90 106
Nhận xét: Trẻ có cơn hen cấp mức độ nhẹ là trẻ hen bậc 1 và bậc 2, không có trẻ nào hen bậc 3. Ngược lại trẻ có cơn hen cấp mức độ trung bình và nặng chủ yếu là nhóm hen bậc 2 và bậc 3, chiếm tỷ lệ 64,4%. Nhóm bệnh nhi hen
bậc 3 có nguy cơ xuất hiện con hen cấp mức độ trung bình và nặng cao gấp 3,8 lần so với nhóm bệnh nhi hen bậc 1 và bậc 2, với p= 0,05.
3.3.7. Mối liên quan giữa điều trị dự phòng hen với mức độ nặng cơn HPQ cấp
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa điều trị dự phòng hen với mức độ nặng cơn hen cấp
Mức độ cơn HPQ cấp Nặng (Nhẹ, trung bình)Không nặng Cộng P
Điều trị dự phòng
Có 3 29 32 0,291
Không 8 28 36
Tổng 11 57 68
Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 68 bệnh nhi HPQ bậc 2 và bậc 3. Số bệnh nhi HPQ được điều trị dự phòng theo đúng phác đồ của GINA là 32 bệnh nhi. Trong số 32 bệnh nhi được điều trị dự phòng thì có 9,37 % bệnh nhi có cơn hen cấp nặng. Trong 36 bệnh nhi không được điều trị dự phòng có 22,22% bệnh nhi có cơn hen cấp nặng. Nhóm bệnh nhi không được dự phòng có nguy cơ xuất hiện cơn hen cấp nặng cao gấp 2,76 lần nhóm bệnh nhi không được dự phòng. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.3.8. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị mới mức độ nặng của cơn hen cấp
Bảng 3.21: Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị mới mức độ nặng của cơn hen cấp
Mức độ cơn HPQ cấp Nặng (Nhẹ, trung bình)Không nặng Cộng P Tuân thủ điều trị Có 2 20 22 0,662 Không 2 22 24 Tổng 4 42 46
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có tuân thủ điều trị có cơn hen cấp nặng là 9,1% tương tự nhóm không tuân thủ điều trị là 8,3% (p > 0,05).
3.3.9. Mối liên quan giữa kỹ thuật sử dụng dụng cụ xịt thuốc và mức độ nặng của cơn hen cấp
Bảng 3.22: Mối liên quan giữa kỹ thuật sử dụng buồng đệm và mức độ nặng của cơn hen cấp
Mức độ cơn HPQ cấp Nặng (Nhẹ, trung bình)Không nặng Cộng P
Kỹ thuật sử dụng Đúng 1 20 21 0,426 Không đúng 3 16 19 Tổng 4 36 40
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân sử dụng kỹ thuật xịt thuốc đúng có cơn hen cấp nặng là 13%, so với nhóm sử dụng bình xịt thuốc không đúng kỹ thuật có cơn hen cấp nặng là 5,9%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Chương 4 BÀN LUẬN
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2011 đến hết tháng 8/2012 tại khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp có 106 bệnh nhi ở nhóm từ 6 đến 15 tuổi đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu
4.1. Đặc điểm của trẻ HPQ 4.1.1. Tuổi và Giới
Trong 106 bệnh nhân trong cơn hen cấp từ 6 đến 15 tuổi điều trị tại khoa Miễn dịch -Dị ứng cho thấy chủ yếu là nhóm từ 6 đến 10 tuổi, chiếm tỷ lệ 83%, nhóm từ 11 đến 15 tuổi chiếm 17%. Cơn hen cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên nhóm trẻ từ 11 tuổi là nhóm trẻ ở tuổi vị thành niên, mà ở lứa tuổi này, tỷ lệ HPQ có thể giảm xuống. Theo Hodek khi đến tuổi dậy thì có 10,3% khỏi hẳn HPQ và 41,8% cơn hen giảm nhẹ điều đó có thể lý giải tỷ lệ trẻ HPQ nhập viện sau 10 tuổi thấp.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy HPQ gặp ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, tỷ lệ nam/nữ là 2,03/1. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Lê Thị Minh Hương, trẻ nam mắc HPQ cao hơn trẻ nữ với tỷ lệ nam/nữ là 1,85/1 [14]. Nghiên cứu của Vũ Lê Thủy trong nhóm bệnh nhân đến khám ngoại trú tại phòng tư vấn hen cho thấy tỷ lệ hen gặp ở trẻ nam/ nữ là 1,6/1[27].
4.1.2. Tuổi chẩn đoán xác định HPQ
Chẩn đoán xác định hen ở trẻ em và đưa ra chiến lược điều trị dự phòng phù hợp thường rất khó khăn. Điều này phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của các bác sĩ chuyên ngành nhi khoa và sự hiểu sâu sắc về bệnh lý HPQ. HPQ là bệnh có triệu chứng khò khè khởi phát muộn, và thường tồn tại sau 3 tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ trẻ được chẩn đoán xác định HPQ trước 6 tuổi chiếm 33%, từ 6 tuổi trở lên chiếm 67% trong đó có 33% trẻ là lần đầu tiên được chẩn đoán xác định HPQ. Nghiên cứu của Lê Thị Lệ Thảo cho thấy đa số bệnh nhi khởi phát hen phế quản trước 6 tuổi, chiếm 85,6%; số bệnh nhi khởi phát hen sau 6 tuổi chiếm 14,4% [20]. Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Hanh cho kết quả tương tự với 59% bệnh nhân
khởi phát HPQ trước 5 tuổi [9]. Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu khác có thể do các bệnh nhân của chúng tôi có thể có các biểu hiện của hen trước 6 tuổi nhưng chưa bao giờ được chẩn đoán xác định là HPQ, điều đó được thể hiện qua số bệnh nhân lần đầu tiên được chẩn đoán là HPQ là khá cao (33%). Chẩn đoán xác định hen muộn cũng là nguyên nhân khiến trẻ trên 6 tuổi phải nhập viện vì cơn hen cấp.
4.1.3. Bậc HPQ theo GINA
Trong nghiên cứu của chúng tôi hen bậc 1 chiếm 35,8%, hen bậc 2 chiếm 55,7%, hen bậc 3 chiếm 8,5%, không có bệnh nhân nào bị HPQ bậc 4. Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Hanh cho thấy hen bậc 1 chiếm 62,5%, hen bậc 2 chiếm 33,8%, hen bậc 3 chiếm 3,6% [9]. Nghiên cứu của Lê Thị Lệ Thảo cho kết quả tương tự, hen bậc 1 chiếm 63,1%, hen bậc 2 chiếm 30,82%, hen bậc 3 chiếm 6,16% [20]. Nghiên cứu của chúng tôi không có