Tiềm năng và tồn tại trong sử dụng vốn đất của huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu nghiên cứu biến động sử dụng đất của huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 72)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Tiềm năng và tồn tại trong sử dụng vốn đất của huyện Đồng Hỷ

3.1.2.1. Tiềm năng vốn đất của huyện Đồng Hỷ còn khá phong phú

Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Là địa bàn có quỹ đất thuận lợi cho

sản xuất nông nghiệp nhƣng thƣờng xuyên bị chia sẻ với mục đích phi nông nghiệp nhƣ đất nông nghiệp chuyển sang đất xây dựng, đất giao thông, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất thuỷ lợi và đất ở. Mặt khác, do công tác thuỷ lợi còn kém phát triển nên hệ số quay vòng sử dụng đất chƣa cao. Hiện nay trên địa bàn toàn huyện diện tích trồng lúa nƣớc là 4.693 ha, nhƣng có tới 35,44% diện tích chỉ trồng cấy đƣợc một vụ trong năm do địa hình phần lớn là đất dốc và thiếu nƣớc vào mùa khô. Hơn nữa, với truyền thống canh tác lạc hậu của đồng bào dân tộc nên việc áp dụng thâm canh và tăng vụ dƣới tác động của các biện pháp khoa học kỹ thuật cũng gặp nhiều khó khăn.

Đối với đất lâm nghiệp: Trong những năm gần đây ngành lâm nghiệp

có tích cực vận động nhân dân trồng rừng, bảo vệ diện tích rừng hiện có. Hiện tại đã có nhiều tổ chức gia đình và cá nhân mạnh dạn đầu tƣ trồng rừng, nhận giao chăm sóc bảo vệ rừng với qui mô diện tích lớn, do đó hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ngày một cao.

Đối với đất phi nông nghiệp: Đây là loại đất nhìn chung sử dụng có

hiệu quả. Đất xây dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ đang ngày càng mang lại những nguồn thu đáng kể cho ngân sách địa phƣơng. Tuy nhiên, chất lƣợng các công trình kỹ thuật, văn hóa, phúc lợi công cộng đang xuống cấp, hạn chế hiệu quả sử dụng.

3.1.2.2. Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất huyện Đồng Hỷ.

Thứ nhất, đất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ đƣợc khai thác chƣa hiệu

quả. Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất này mới chỉ là diện tích

canh tác một vụ. Bên cạnh đó, việc khai thác diện tích đất đồi núi chỉ tập trung vào lợi ích trƣớc mắt, tức là chỉ khai thác những khu vực đất đai còn tốt và bỏ hoang những khu vực đất đai không thuận lợi nên nguy cơ thoái hóa đất rất lớn. Tuy vậy, đây là một thực tế không dễ thay đổi trong hoàn cảnh kinh tế của các hộ dân còn rất nghèo nhƣ huyện Đồng Hỷ.

Thứ hai, công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng trong những

năm qua tuy đƣợc quan tâm, song tiến độ thực hiện còn chậm. Thời gian tới cần tăng cƣờng công tác phủ xanh đất trống đồi trọc và công tác quản lý bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng hiện có.

Thứ ba, đất đô thị và công trình cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, thuỷ lợi,

văn hóa công cộng… còn ở mức độ thấp, đặc biệt là các xã vùng I, vùng II. Đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm đầu tƣ trong tƣơng lai.

Thứ tư, tài nguyên đất huyện Đồng Hỷ đang bị suy giảm do nhiều

nguyên nhân nhƣ: xói mòn, canh tác chƣa hợp lý (trồng sắn, trồng bạch đàn), là hai loại cây mà các nhà khoa học cho là tác nhân gây suy thoái đất rất nhanh. Bên cạnh đó, diện tích đất chƣa sử dụng vẫn còn khá lớn, chiếm 17,62% diện tích tự nhiên. Đây là một thách thức đối với huyện trong vấn đề khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên còn chứa đựng nhiều tiềm năng này. Do vậy, các nhà quản lí cần đƣa ra những chính sách kinh tế hợp lí nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia trong những năm tới nhƣ giao khoán cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong việc cải tạo đất hoang hóa bằng hình thức khoanh nuôi bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu biến động sử dụng đất của huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)