7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Đồng Hỷ là một huyện miền núi nằm phía đông bắc tỉnh
Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 3 km về phía đông bắc. Đồng Hỷ trải dài từ 21°32'B đến 21°51'B, 105°46'Đ đến 106°04'Đ.
- Phía bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn.
- Phía nam giáp huyện Phú Bình, thành phố Thái Nguyên. - Phía đông giáp tỉnh Bắc Giang.
- Phía tây giáp huyện Phú Lƣơng, thành phố Thái Nguyên.
Là huyện đƣợc đặt dƣới thời nhà Trần, đến triều vua Lê Thánh Tông đổi thành Đồng Hỷ, sau đổi thành Đồng Gia rồi lại đổi thành Đồng Hỷ.
Năm 1965, Thái Nguyên sáp nhập với Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, Đồng Hỷ là huyện của tỉnh Bắc Thái.
Năm 1996, tỉnh Bắc Thái đƣợc tách thành 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, Đồng Hỷ là huyện của tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 31/7/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 84 /2008/NĐ-CP, về việc điều chỉnh 1.262,96 ha diện tích tự nhiên và 11.845 nhân khẩu thuộc huyện Đồng Hỷ về thành phố Thái Nguyên quản lý (gồm toàn bộ 401,90 ha diện tích tự nhiên và 5.398 nhân khẩu của xã Đồng Bẩm, 861,06 ha diện tích tự nhiên và 6.447 nhân khẩu của xã Cao Ngạn). Huyện Đồng Hỷ còn lại 45.524,44 ha diện tích tự nhiên và 114.608 nhân khẩu, mật độ dân số 271 ngƣời/km2
.
Huyện Đồng Hỷ có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm sát trung tâm thành phố Thái Nguyên và các khu công nghiệp lớn của tỉnh, với hệ thống giao
thông đƣờng bộ, đƣờng thủy khá phát triển (có quốc lộ 1B, tỉnh lộ 259, sông Cầu… nối huyện với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang…), tạo điều kiện thuận lợi cho Đồng Hỷ trong việc giao lƣu kinh tế, văn hoá, xã hội cũng nhƣ việc tiếp cận các thành tựu khoa học, kỹ thuật và góp phần thu hút vốn đầu tƣ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. Đó chính là động lực để Đồng Hỷ có thể phát triển kinh tế đa dạng với các ngành: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, du lịch và nông, lâm nghiệp.
Địa hình: Mang đặc điểm chung của vùng trung du miền núi, địa hình
của huyện nhìn chung chia cắt phức tạp, có xu hƣớng thấp dần từ phía đông bắc xuống tây nam, có độ cao trung bình 80m so với mặt nƣớc biển và phân thành 3 vùng khá rõ rệt là: Vùng Đông Bắc có địa hình núi cao trung bình 120 m, vùng Tây Nam là vùng đồi thấp, cao trung bình 80 m và vùng ven sông Cầu có địa hình thấp tƣơng đối bằng phẳng.
+ Tiểu vùng Đông Bắc gồm các xã: Văn Lăng, Hoà Bình, Hoá Trung, Tân Long, Quang Sơn, Minh Lập,thị trấn Sông Cầu. Vùng này chủ yếu là đất dốc, đồi núi nhiều, đất trồng lúa ít, chủ yếu phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp (cây Chè, đƣợc trồng tập trung ở các xã Minh Lập và Sông Cầu), chăn nuôi gia súc, trồng lúa lƣơng rẫy. Về y tế, giáo dục và các vấn đề xã hội kém phát triển, có các xã vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn, dân trí thấp, có các dân tộc ít ngƣời.
+ Tiểu vùng ven sông Cầu bao gồm các xã Hoá Thƣợng, Chùa Hang, Huống Thƣợng, Linh Sơn, Nam Hoà. Vùng này tƣơng đối bằng phẳng, nằm giáp với thành phố Thái Nguyên, có sông cầu chảy qua thuận lợi cho việc trồng lúa và trồng rau. Là trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội của cả huyện, ngƣời dân có cuộc sống ổn định, trình độ dân trí cao, sản xuất hàng hoá đã phát triển hơn so với các vùng khác. Vùng này có chè nhƣng diện tích trồng còn hạn chế, trồng tập trung ở Hoá Thƣợng.
Hình 2.1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN ĐỒNG HỶ
+ Tiểu vùng Tây Nam gồm các xã Khe Mo, Cây Thị, Hợp Tiến, Trại Cau, Văn Hán, Tân lợi, Hợp Tiến, vùng này chủ yếu là đất đồi núi cao, có độ dốc tƣơng đối lớn. Thích hợp trồng cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, có khả năng phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản.
Trên địa bàn huyện đất đồi núi chiếm 85% diện tích và đƣợc chia ra 8 loại đất chính: Đất phù sa, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất vàng nhạt trên đá cát, đất bạc màu, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, đất dốc tụ, đất đỏ vàng trên phiến thạch sét.
Khí hậu: Theo sự phân vùng của trung tâm khí tƣợng thành phố Thái
Nguyên, huyện Đồng Hỷ chịu ảnh hƣởng chung của tiểu khí hậu trong vùng. Đồng Hỷ nằm trong vùng khí hậu mang đặc trƣng của các tỉnh miền núi và trung du: Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC - 24ºC, độ ẩm không khí trung bình thay đổi từ 75% - 85%.
Khí hậu Đồng Hỷ có hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa hè nhiệt độ trung vào khoảng từ 27ºC - 28ºC, có thời gian lên đến 30ºC - 31ºC. Mùa này thƣờng mƣa nhiều, mƣa tập trung vào các tháng 7, 8 lƣợng mƣa ở 2 tháng này nên tới 300 – 400 mm và chiếm khoảng 40% - 46% lƣợng mƣa cả năm. Mùa này thuận lợi cho sinh trƣởng phát triển của cây trồng vật nuôi. Nhƣng mùa này thƣờng có bão, mƣa lớn gây úng lụt ảnh hƣởng tới sản xuất nông, lâm nghiệp.
Khí hậu Đồng Hỷ nói chung nóng ẩm thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt, lâm nghiệp và chăn nuôi. Với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, sản xuất nông nghiệp có thể chia làm nhiều vụ trong một năm mà vòng sinh trƣởng của cây vẫn đảm bảo.
Thuỷ văn: Nhìn chung, hệ thống sông, suối của huyện phần lớn đều có
độ dốc lớn, lƣu lƣợng thiếu ổn định, khả năng giữ nƣớc rất hạn chế (mùa mƣa thƣờng gây lũ quét, mùa khô lƣợng nƣớc thấp gây hạn hán). Đây là yếu tố ảnh
hƣởng rất lớn đến việc đầu tƣ khai thác nguồn nƣớc cung cấp cho sinh hoạt và cho sản xuất. Trong một tƣơng lai gần, cần đầu tƣ xây dựng các hệ thống đập, hồ chứa nƣớc nhằm giữ nƣớc phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất vào mùa khô.
Khoáng sản: Đồng Hỷ có vàng sa khoáng ở khu vực Ngàn Me, Cây
Thị; cụm mỏ sắt Trại Cau (trữ lƣợng khoảng 20 triệu tấn) và mỏ Linh Sơn (trữ lƣợng từ 1-3 triệu tấn). Ngoài ra, Đồng Hỷ còn có nhiều khoáng sản nhƣ: đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi, đá Carbuat, Dolomit...