V. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM A THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ
1. Tiến trình tiếp cận thị trường vốn quốc tế: 1 Thực trạng:
Từ 2007 đến nay, nhiều DN lớn của Việt Nam tuyên bố sẽ lên sàn SGX như Vinamilk, Kinhdo, SSI, PVF, …
Công ty sữa hàng đầu Việt Nam - Vinamilk (VNM) đã có ý định “tấn công” sàn ngoại từ năm 2007 khi đại hội cổ đông thông qua việc phát hành và niêm yết 5% vốn điều lệ ra thị trường nước ngoài (dự kiến tại Singapore).
Năm 2010, lợi nhuận trước thuế của công ty đã cán đích 4.251 tỷ đồng, con số đáng nể trong ngành sản xuất thực phẩm. Lũy kế lợi nhuận trước thuế 3 năm liên tiếp đạt 8.230 tỷ đồng (391 triệu đô la), thừa đạt tiêu chuẩn niêm yết.
VNM không quá “khát” vốn ngoại vì họ có thể tự trang trải bằng tiềm lực tài chính hiện có. Khả năng sinh lời và “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp sữa này luôn giữ vị trí hàng đầu: tiền mặt dồi dào với 2.200 tỷ đồng, các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối 4.434 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chính sản sinh ra lượng tiền mặt tốt, bù đắp nhu cầu đầu tư dự án lẫn trả dư nợ vay ngân hàng 567 tỷ đồng (Theo BCTC 2010 đã kiểm toán).
Trước đây, VNM đã thực hiện giảm tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài từ 49% xuống 46%, nhằm dành 3% để phát hành và niêm yết tại SGX.
Việc huy động 3% vốn cổ phần từ sàn ngoại là rất nhỏ, trong khi phải đáp ứng các điều kiện của SGX khiến VNM quyết định từ bỏ kế hoạch này vào tháng 1/2011. Cuối tháng 12/2010, CTCP Vincom (VIC) đã ban hành Nghị quyết Đại Hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thông qua việc phát hành 93 triệu cổ phiếu, VIC đã có ý định này từ đầu năm 2008. Số cổ phiếu phát hành mới tương ứng 20% vốn điều lệ của VIC. Đối tượng phát hành là các NĐT tổ chức nước ngoài, các NĐT cá nhân tại Singapore. Toàn bộ cổ phiếu mới được niêm yết tại Sở GDCK Singapore, thời gian dự kiến vào quý I/2011. Tuy nhiên, đến nay đường ra sàn ngoại của VIC vẫn gập ghềnh.
Không chỉ có VNM, VIC mà Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Tập đoàn FPT cũng từng đánh tiếng sẽ đưa CP lên các sàn ngoại nhưng thời điểm tiến hành niêm yết cụ thể không được công bố.
1.2 Nguyên nhân:
Chi phí cho việc niêm yết và duy trì niêm yết ở Singapore cũng khá cao. Ngoài ra, công ty niêm yết phải tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt như trên và chịu sự giám sát của SGX.
Hiện nay, khó khăn lớn nhất ngăn cản các DN Việt Nam niêm yết trên các TTCK phát triển là sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Các khó khăn khác có thể kể đến là: rào cản ngôn ngữ, chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp, cũng như mức độ hiểu biết về những thị trường này.. Đồng thời, việc áp dụng chế độ quản trị doanh nghiêp với các DN Việt Nam cũng như việc tuân thủ công bố thông tin cũng chưa thực sự được làm quen.