4.1 Trái phiếu Yankee:
Trái phiếu Yankee phải được đăng kí theo Securities Act năm 1993, liên quan đến việc đáp ứng những yêu cầu của tổ chức S.E.C của Mỹ (US Securities and Exchange Commission). Nếu những trái phiếu được niêm yết (listed) (thường là NYSE, New York Stock Exchange), chúng phải được đăng kí theo Securities Exchange Act năm 1934. Thời hạn đăng kí thông thường kéo dài bốn tuần lễ có thể rút ngắn lại bởi shelf registration. Trong shelf registration, bên vay đệ trình một bản cáo bạch bao gồm tất cả những khoản vay dự kiến trong năm tới. Sau đó, tại thời điểm mới phát hành, bên vay chỉ cần bổ sung thêm một bản cáo bạch, chỉ mất một tuần để clear.
Trái phiếu Yankee thường được đánh giá bởi một tổ chức đánh giá trái phiếu như tập đoàn Standard and Poor’s hoặc Moody's Investors Services. Sự đánh giá là cần thiết nếu trái phiếu được phát hành tại Mỹ (A rating is necessary if the bonds are to be sold to certain U.S institutional investors). Những nhà phát hành có hệ số tín nhiệm AAA thường có xu hướng bị hạn chế trên thị trường trái phiếu Yankee. (Use of the Yankee bond market has tended to be restricted to borrowers with AAA credit ratings).
Không có thuế thu nhập trên lợi tức được trả đối với những người nước ngoài mua trái phiếu Yankee. Lợi tức thường được trả bán niên.
4.2 Trái phiếu DEM Eurobonds và trái phiếu nước ngoài DEM:
Ở Đức không có sự tách biệt giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại, giống như ở Mỹ, và thị trường trái phiếu quốc tế DEM bị chi phối bởi các ngân hàng thường mại lớn ở Đức.
Bundesbank yêu cầu việc phát hành trái phiếu bởi những người đi vay nước ngoài cần phải được quản lí chính (lead-managed) ở Đức, đó là một quy định làm giảm sự khác biệt giữa trái phiếu DEM eurobond và trái phiếu nước ngoài DEM. Nếu banking syndicate mà bán trái phiếu quốc tế DEM chỉ bao gồm các ngân hàng Đức, những trái phiếu này được xem như là trái phiếu nước ngoài DEM, trong khi đó, nếu các banking
syndicate bao gồm những ngân hàng ngoài nước Đức thì những trái phiếu đó được gọi là trái phiếu Dem Eurobond. Từ khi trái phiếu DEM Eurobond và trái phiếu nước ngoài có những đặc tính kinh tế tương tự nhau, một trái phiếu DEM sẽ được trao đổi ở mức giá như nhau cho dù nó được phát hành như một trái phiếu nước ngoài hay một trái phiếu Eurobond. Văn kiện phát kiện phát hành trái phiếu mới (bản cáo bạch, syndicate agreement,…) gồm ít những khoản mục và thường ngắn hơn so với việc phát hành ở London.
Những trái phiếu quốc tế DEM được phát hành ngoài nước Đức nhưng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Đức và được công bố thông qua hệ thống Effektengiro, một hệ thống thanh toán đặc biệt ở Frankfurt. Những trái phiếu được nắm giữ dưới dạng
depositaries được biết đến như Kassenvereine ở khắp nước Đức.
FRNs trở nên phổ biến trên thị trường trái phiếu DEM Eurobond trong vài năm gần đây, bởi vì Bundesbank đã phản đối việc giá trái phiếu được gắn với lãi suất ngắn hạn (opposed having bond rates tied to short-term interest rates). Vào năm 1985, Bundesbank đã loại bỏ hạn chế này, và các ngân hàng thương mại của Đức đã thống nhất trong việc thành lập một tỉ lệ FRN tham khảo: the Frankfurt Interbank Offered Rate (FIBOR). Mặc dù FRNs tăng một cách đáng kể, nhưng đa số các trái phiếu được phát hành là trái phiếu có lãi suất cố định theo tiêu chuẩn.
Nhà phát hành trái phiếu DEM Eurobonds lớn nhất là các tổ chức phát triển theo khu vực của quốc tế (international regional development agencies), EU, và những cơ quan của EU. Các ngân hàng Đức và các tập đoàn kinh tế tư nhân đã phát hành trái phiếu DEM Eurobonds thông qua những công cụ tài chính ra nước ngoài để phá vỡ các quy định điều chỉnh thuế thu nhập của liên bang.
4.3 Trái phiếu Samurai và Trái phiếu JPY Eurobonds:
Vào tháng 5 năm 1984, Hoa Kì và Nhật Bản đã công bố, như là một phần của sự thỏa thuận chung về việc bãi bỏ các quy định về việc vay vốn thông qua việc phát hành trái phiếu Eurobonds được định dnah bằng đồng JPY. Euro-JPY được mở rộng trong việc cho phép, cho lần đầu tiên, các tập đoàn Nhật Bản và không phải Nhật Bản có thể phát hành trái phiếu JPY Eurobond ra thị trường, và các ngân hàng nước ngoài được chấp nhận với vai trò là những lead managers.
Vào năm 1985, các ngân hàng nước ngoài đã tham gia vào thị trường, và trái phiếu lưỡng tệ, trái phiếu chiết khấu, và FRNs cũng được chấp thuận. Mặc dù một vài hạn chế vẫn còn tồn tại, tác động của việc bãi bỏ quy định đã thấy rõ ngay lập tức, với số lượng trái phiếu JPY Eurobond đã đạt được vị trí thứ hai sau trái phiếu USD Eurobond vào năm 1991. Điều khoản phát hành (kì hạn thanh toán, mệnh giá…) trên trái phiếu JPY Eurobond được kiểm soát . Không có bất kì yêu cầu nào đối với những lead manager của Nhật Bản, nhưng những lead manager không phải của Nhật Bản phải có văn phòng ở Tokyo. Trái phiếu Euro-JPY thường được niêm yết ở Luxembourg hoặc London, trong khi trái phiếu samurai được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tokyo.
Những nhà phát hành chính của trái phiếu JPY Eurobonds là các cơ quan đa quốc gia (World Bank, EU), các chính phủ (New Zealand, Argentina), các cơ quan chính phủ, các ngân hàng thương mại quốc tế và các tập đoàn đa quốc gia. Ngoài các cơ quan đa quốc gia và các chính phủ, hầu hết những người đi vay không phải người Nhật thường sử
dụng hợp đồng swap nhằm chuyển đổi đồng JPY từ việc phát hành của họ sang đồng nội tệ hoặc một đồng tiền trung gian.
4.4 Trái phiếu quốc tế Franc Thụy Sỹ:
Không có thị trường trái phiếu CHF Eurobond và những người đi vay quốc tế chỉ có thể thực hiện tất cả những dự định và những mục đích của mình trên thị trường trái phiếu nội địa (international borrowers have access to what is for all intents and purposes a domestic market only). Chính phủ Thụy Sĩ không cho phép phát hành trái phiếu được định danh bằng đồng CHF ở ngoài Thụy Sĩ và các ngân hàng quốc tế không thể trở thành lead-manager, co-manager hoặc “bao tiêu”( underwriters) cho việc phát hành bởi những người đi vay nước ngoài ngoại trừ thông qua các công ty con ở Thụy Sĩ (except through subsidiaries incorporated in Switzerland). Quy định này đã làm cho Thụy Sỹ trở thành thị trường trái phiếu nước ngoài lớn nhất thế giới. Trái phiếu nước ngoài CHF là trái phiếu vô danh, trả lãi hàng năm, và có mệnh giá tối thiểu là 5000 CHF. Chúng thường được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán Thụy Sĩ.
Trái phiếu CHF thường được quản lí bởi một trong ba tổ chức lớn “big three”: tập đoàn ngân hàng Thụy Sĩ, liên minh ngân hàng Thụy Sĩ hoặc Credit Suisse. Một tỉ lệ nhất định của số franc Thụy Sĩ được nhận bởi những người đi vay phải chuyển đổi sang những đồng tiền khác.
Trong khi những người không cư trú phải chịu thêm 35% thuế thu nhập trên trái phiếu nội địa được định danh bằng đồng franc Thụy Sĩ, họ được miễn thuế thu nhập trên trái phiếu nước ngoài được định danh bằng đồng CHF. Do đó, những nhà đầu tư nước ngoài (đến Thụy Sĩ) để mua trái phiếu nước ngoài từ những người đi vay nước ngoài.