Trái phiếu chính phủ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ (Trang 39 - 42)

V. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM A THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

1. Trái phiếu chính phủ

1.1 Đợt phát hành đầu tiên ra thị trường quốc tế (10/2005)

Năm 1994, ngay sau khi Trung Quốc phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra thị trường thế giới, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính bắt tay vào nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm để xây dựng đề án này. Tuy nhiên đến tháng 10/2005 trái phiếu chính phủ Việt Nam mới chính thức phát hành ra thị trường quốc tế (tại New York)

Diễn biến – Kết quả:

- Số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã lên tới con số kỷ lục 4,5 tỷ USD, tức là gấp 6 lần mức Chính phủ Việt Nam phát hành trong đợt này. Kết quả, 750 triệu USD trái phiếu đã được bán hết với lãi suất danh nghĩa là 6,875%/năm; trong đó các nhà đầu tư châu Á nắm giữ 38%, châu Âu 32% và Mỹ là 30%. Trong số các nhà đầu tư này, các quỹ đầu tư tài chính là đối tượng quan tâm nhiều nhất đến trái phiếu của Việt Nam (chiếm tới 52%), còn lại là ngân hàng (25%), các công ty bảo hiểm (17%) và các tổ chức tài chính khác (7%). - 30 giây sau khi được định giá phát hành ở thị trường sơ cấp, trái phiếu Chính phủ Việt Nam đã được giao dịch trên thị trường thứ cấp và giá trái phiếu đã tăng khoảng 5 điểm, sau 15 phút tăng lên 10 điểm và đến ngày 1/11 vẫn giữ ở mức tăng 10 điểm so với lúc định giá phát hành

Nhận xét:

-Lần phát hành đầu tiên thành công là bước ngoặt quan trọng mở đường cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường vốn quốc tế. Thị trường quốc tế đã đón nhận mạnh mẽ đã khuyến khích hơn nữa sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với VN.

- 750 triệu USD huy động được giải ngân cho Vinashin vì doanh nghiệp này được cho rằng có phương án khả thi về cách thức sử dụng vốn cũng như phương án trả nợ rõ ràng. Tuy nhiên, đến giữa năm 2010 Vinashin đứng trước bờ vực phá sản, mất khả năng trả nợ.

Từ đó cho thấy kế hoạch giải ngân và sử dụng vốn vay quốc tế của Việt Nam chưa hiệu quả, gây ảnh hưởng đến mức tín nhiệm trên thị trường quốc tế, tác động tiêu cực đến kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế trong tương lai.

1.2 Tình hình năm 2007

Sau đợt phát hành năm 2005, đã có nhiều doanh nghiệp "nhăm nhe" đưa trái phiếu của mình ra thị trường quốc tế như Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã trình Chính phủ và được đồng ý về nguyên tắc kế hoạch phát hành 800 triệu USD

Bộ Tài chính nhận định rằng năm 2007 là thời điểm thuận lợi để phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế do

Giai đoạn 2006 – 2007 Moody’s nâng đánh giá về triển vọng cho Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” là tiền đề cho việc nâng hạng cho Việt Nam thời gian tới. OECD cũng đã nâng mức phân loại rủi ro cho Việt Nam từ bậc 5 lên bậc 4 giúp mức bảo hiểm tín dụng cho các khoản vay của Việt Nam giảm được khoảng 3%. Tình hình giao dịch trái phiếu Việt Nam trên thị trường thứ cấp sau đợt phát hành năm 2005 cũng khả quan. Trái phiếu Chính phủ sau khi phát hành tăng giá liên tục lên 104% (tương đương mức lãi suất 6,4-6,5%) trong suốt thời gian dài

Tháng 6/2007 Chính phủ đã thông qua đề án phát hành trái phiếu Chính phủ Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế năm 2007 với giá trị khoảng 1 tỉ USD có thời hạn 15 và 20 năm. Tuy nhiên kế hoạch này đã bị hoãn lại do bối cảnh kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn, thị trường tài chính quốc tế tạm rơi vào tình trạng trầm lắng khiến các nhà đầu tư Mỹ cũng như các nước khác có phần dè dặt hơn trong việc tham gia đầu tư vào trái phiếu của các quốc gia khác.

1.3 Năm 2009: Bốn đợt phát hành TPCP bằng ngoại tệ trong nước

Diễn biến – Kết quả

(Đợt 3 phát hành thông qua Kho bạc Nhà nước bảo lãnh chứ không qua đấu thầu)

Mệnh giá 100 USD/trái phiếu Tổng khối lượng trúng thầu/ tổng số đưa ra mời thầu (triệuUSD)

Kỳ hạn 1 năm Kỳ hạn 2 năm Kỳ hạn 3 năm

Khối lượng trúng thầu/khối lượng mời thầu (triệu USD) Lãi suất trúng thầu (1 năm) Khối lượng trúng thầu/ khối lượng mời thầu (triệu USD) Lãi suất trúng thầu (1 năm) Khối lượng trúng thầu/khối lượng mời thầu (triệu USD) Lãi suất trúng thầu (1 năm)

Đợt 1 (tháng 3/2009) 230,11/300 100/100 3% 80,01/100 3,2% 50,1/100 3,6% Đợt 2 (tháng 8/2009) 157/250 100/100 2,89% 47/100 3,75% 10/50 3,9% Đợt 4 (tháng 12/2009) 73/200 73/200 4% / / / / (Theo số liệu HNX) Nhận xét

Tỷ lệ huy động thành công có xu hướng giảm dần theo từng đợt phát hành, tỷ lệ thành công lại tập trung ở các kỳ hạn ngắn 1 năm. Nguyên nhân:

Thứ nhất, lý do cố hữu vẫn chính là lãi suất trần đưa ra thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư

Thứ 2, sự biến động tỷ giá khiến trái phiếu kỳ hạn dài ít được nhà đầu tư quan tâm. Giai đoạn này các ngân hàng thương mại Việt Nam kỳ vọng sau 1 năm nữa lãi suất cho vay USD kỳ hạn 1 năm sẽ tăng lên mức 5-6%/năm, họ sẽ nghiêng về phương án cho vay kỳ hạn 1 năm với lãi suất 3%/năm, để năm sau đáo hạn và cho vay với lãi suất 5-6%/năm. Phương án này lợi hơn là cho vay 2 năm liền với lãi suất 3,75%

Thứ 3, phần lớn USD tại các ngân hàng (đối tượng chủ yếu tham gia đấu thầu) là tiền gửi ngắn hạn, và các ngân hàng cũng không dễ gì lao vào các kỳ hạn dài để có thể gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn

1.4 Phát hành lần 2 ra thị trường quốc tế (01/2010)

Diễn biến – kết quả

Ngày 26/01/2010, Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu Chính Phủ thời hạn 10 năm trên thị trường quốc tế với lợi tức 6,95%, số lượng đăng ký đăng ký khoảng 2,4 tỷ USD. Các công ty quản lý quỹ, quản lý tài sản đặt mua chiếm tỷ trọng 73%, tiếp đến là các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí (10%)... Nhà đầu tư từ Mỹ đặt mua chiếm 56%, tiếp theo là châu Á (28%) và châu Âu (16%)

Nhận xét

Một trong các nguyên nhân chính của đợt chào bán thành công này là do lợi tức cao 6,95% so với mức khoảng 5,6% trái phiếu chính phủ của Philipines và 6% của Indonesia phát hành trước đó vào đầu tháng 1/2010

Tuy nhiên, vào thời điểm này Việt Nam được Moody’s xếp định mức tín nhiệm Ba3, còn Standard & Poor’s xếp ở mức BB, cao hơn 1 bậc so với một số quốc gia trong khu vực như: Philippines (Ba3/BB-); Indonesia (Ba2/BB-) nhưng lãi suất trúng thầu lại cao hơn 2

quốc gia bạn cho thấy sự lo ngại của các nhà đầu tư quốc tế về sự ổn định kinh tế vĩ mô trong tương lai của Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ (Trang 39 - 42)