NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ (Trang 28 - 32)

1. Tác động của việc huy động vốn quốc tế đến tỷ giá trong nước.Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái:

Tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền cao hay thấp đựơc quyết định bởi các lực lượng thị trường, cung và cầu. Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ. Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng các đồng nội tệ. Giá cả ngoại tệ, tỷ giá hối đoái cũng được xác định theo quy luật cung cầu như đối với các hàng hoá thông thường. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ giá ngoại tệ sẽ tăng, tức tỷ giá tăng. ở vị trí cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ xác định trạng thái cân bằng, không có áp lực làm cho tỷ giá thay đổi

Thực trạng ngoại tệ :

Trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008- 2009, thị trường ngoại hối của Việt Nam luôn trong trạng thái căng thẳng : các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi mua ngoại tệ theo tỷ giá chính thức của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại cũng rất khó khăn trong huy động ngoại tệ để cung cấp cho các doanh nghiệp.

Thực tế các ngân hàng đã phải xé rào, lách luật để mua bán đô la Mỹ cao hơn biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Thị trường ngoại hối không chính thức rất lớn, tạo áp lực phá giá rất mạnh đối với Việt Nam đồng. Tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế ở mức báo động, gây khó khăn cho việc thực hiện điều tiết chính sách tài chính- tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời góp phần gây áp lực gia tăng cầu trên thị trường ngoại hối.

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam , dù không được công bố chính thức , nhưng theo thông tin của các tổ chức quốc tế, đã xuống mức rất thấp, nhiều thời điểm xuống tới giới hạn tối thiểu cho phép. Trong thời gian qua, Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm ổi định thị trường ngoại hối và tình hình kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng linh hoạt hơn với tỷ giá có thể thay đổi hàng ngày tùy thuộc vào tình hình thị trường ngoại hối.

Căng thẳng cung - cầu ngoại tệ năm 2009 xuất phát từ việc mất cân đối cán cân thanh toán. Nguồn thu ngoại tệ bao gồm xuất khẩu, đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp), các khoản vay và viện trợ nước ngoài,…đều giảm.

Xét riêng đối với các khoản vay quốc tế, đặc biệt là việc phát hành trái phiếu quốc tế nói riêng và các nguồn thu ngoại tệ khác nói chung để thu hút vốn đầu tư. Khi các khoản vay này giảm, kéo theo một sự sụt giảm lớn lượng cung ngoại tệ trên thị trường, điều này khiến cho giá ngoại tệ tăng lên kéo theo tỷ giá VND/Ngoại tệ cũng tăng lên.

Ngược lại, khi việc phát hành trái phiếu quốc tế tăng lên, một lượng lớn ngoại tệ được đem về sẽ giúp lượng cung ngoại tệ trên thị trường trở nên dồi dào, giá ngoại tệ trở nên ít đắt đỏ và do đó tỷ giá VND/Ngoại tệ sẽ giảm.

Tuy nhiên, việc huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng gặp phải những rủi ro nhất định , trong đó có các rủi ro liên quan đến tỷ giá. Nếu việc huy động không xem xét rõ độ tin cậy của các nhà đầu tư, thị trường ngoại hối có thể gặp phải sự đầu cơ tăng giá đồng nội tệ, dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng giá nội tệ nếu có sự rút vốn đồng loạt. Mặc khác, các khoản huy động vốn đóng góp một lượng đáng kể cho việc đầu tư xây dựng trong nước ( đặc biệt trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước có chính sách thắt chặt chi tiêu công – theo nghị quyết ban hành ngày 24/2/2011), do đó việc sử dụng vốn huy động phải đảm bảo hiệu quả, hợp lí nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nợ, tăng uy tín của Quốc gia trên trường quốc tế.

(Nguồn : http://dddn.com.vn , http://www.giavang.net/, Hội thảo khoa học : chính sách tài khóa – tiền tệ và phát triển thị trường tài chính Việt Nam )

2. Tác động của cán cân thanh toán

Khi dòng vốn FII chảy vào quá lớn, vượt quá khả năng hấp thụ của nền kinh tế, thì nó sẽ làm giảm hiệu quả của các chính sách tiền tệ, tạo ra tình trạng bong bóng tài sản (đặc biệt là bong bong bất động sản), làm tăng giá nội tệ, ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực tài chính, cán cân thanh toán và toàn bộ nền kinh tế.

Đây là dòng vốn không ổn định,có tính chất ngắn hạn, thay đổi theo tình hình thị trường như : lãi suất, lạm phát, bất ổn chính sách vĩ mô trong nước và diễn biến kinh tế toàn cầu.. Với đặc tính là dòng vốn mang tính ngắn hạn, FII sẽ nhanh chóng rút lui khỏi một quốc gia khi nền kinh tế của quốc gia này có những dấu hiệu bất ổn và cơ hội sinh lời của thị trường tài chính giảm, hoặc khi các nhà đầu tư nước ngoài đã đạt được lợi nhuận mong muốn, và chuyển sang các quốc gia khác có tiềm năng đầu tư tốt hơn. Điều này xảy ra bất ngờ sẽ tạo ra một cú sốc lớn, để lại những vết thương trầm trọng cho nền kinh tế của quốc gia mà không phải ngày một ngày hai có thể hồi phục.

Đầu tư gián tiếp là hoạt động cần thiết nhưng phải có van an toàn của mỗi quốc gia để bảo đảm nó không làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, đặc biệt là tài chính của đất nước. Do đó,cần có chính sách quản lý và kiểm soát nguồn vốn này.

3. Tác động của TT vốn Quốc tế lên TT tiền tệ Châu Á và Việt Nam

Theo báo cáo của ADB thì những nền kinh tế mới nổi tại châu á : Trung Quốc, Hồng Kông ,Ấn Độ… trong đó có Việt Nam thì hiện tại vẫn còn nhạy cảm đối với những thay đổi đột ngột theo cảm tính của các NDT toàn cầu.

Dự kiến cơ sở vững chắc và chênh lệch lãi suất của khu vực vẫn sẽ khơi dậy dòng vốn chảy vào khu vực trong khoảng thời gian cuối năm nay

Mặc dù trên lý thuyết thì sự dịch chuyển vốn này làm tăng phúc lợi do chúng thúc đẩy việc phân bổ các nguồn lực tài chính một cách tốt hơn và có hiệu quả hơn, dòng chảy vốn lớn và có tính biến động cũng mang đến nguy cơ và thách thức cho các nền kinh tế mới nổi:

Các dòng vốn ngắn hạn và có quy mô, do đó nếu lãi suất tăng thì vốn nước ngoài ồ ạt vào khiến cho tăng trưởng kinh tế nóng , không ổn định đối với hệ thống. ngược lại thì sẽ dẫn đến việc rút vốn nhanh khiến cho thị trường sụp đổ. Nói chung là làm gián đoạn chính sách tiền tệ cũng như bất ổn đối với hệ thống tài chính

Những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu chậm lại và vấn đề nợ công tại USA và châu âu đã khiến cho chênh lệch tín dụng đối với trái phiếu chính phủ châu á tăng thêm kể từ tháng 3

Tuy nhiên nhu cầu đối với TPCP vẫn ổn định trong bối cảnh tình hình tài chính của khu vực vẫn tương đối tốt và triển vọng tăng trưởng vẫn tích cực. các nền kinh tế châu á mới nổi đã phát hành các trái phiếu G3( trái phiếu tính bằng đồng đô-la Mỹ ,Euro ,yên Nhật) với tổng giá trị 29,5 tỷ Đô-la trong quý I năm 2011 tăng so với 24,5 tỷ Đô –la cùng kỳ năm 2010

Các thị trường trái phiêú châu á tiếp tục phục hồi kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, được hỗ trợ bởi những triển vọng tăng trưởng của kinh tế khu vực ,lợi nhuận công ty tốt và tỷ suất lợi nhuận kém hấp dẫn tại các nền kinh tế phát triển.

Trong năm 2010 hầu hết các đồng tiền của các nền kinh tế châu á mới nổi đều lên giá, mức giá lớn nhất của chúng kể từ 2006. Điều này được sự hỗ trợ của dòng vốn đầu tư chảy vào mạnh do triển vọng kinh tế và chênh lệch lãi suất so với các nền kinh tế phát tiển.

Mặc dù có những cải thiện nhìn thấy rõ cả về chiều sâu và chiều rộng của các thị trường vốn tại các nền kinh tế châu á mới nổi , nhưng vẫn còn nhiều sự nhạy cảm do các tác động bên ngoài nên vẫn cần nhiều sự nỗ lực trong chính sách tiền tệ ,xây dựng các thị trường có chiều sâu và có tính thanh khoản với một cơ sở hạ tầng vững chắc là điều kiện quan trọng để hỗ trợ cho sự phát triển và hội nhập tài chính của khu vực

VIỆT NAM

Thực chất việc phát hành trái phiếu quốc tế là mua lòng tin của thị trường tài chính quốc tế. Nhưng nay, doanh nghiệp Nhà nước hầu như thua doanh nghiệp tư nhân trong

hiệu quả hoạt động, lại “kềnh càng” và không có chỗ “cho chủ nợ” nắm, nên rất khó… đi vay.

Doanh nghiệp tư nhân được “hoan nghênh”

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán HAG) sẽ phát hành trái phiếu quốc tế với vốn huy động là 200 triệu USD, được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Singapore (SGX). Dự kiến, HAG sẽ trình cổ đông về dự án huy động vốn quốc tế này trong đại hội cổ đông bất thường ngày 23/12 tới.

Trước đợt phát hành trái phiếu quốc tế, HAG cũng đã phát hành thành công 1,1 triệu trái phiếu chuyển đổi (tương đương 1.100 tỷ đồng) cho đối tác chiến lược Temasek Holdings (Singapore). Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quỹ đầu tư quốc tế tỏ ra quan tâm đến việc huy động vốn quốc tế của HAG. Nhiều chuyên gia nhận định, cho dù thị trường bất động sản hiện đang gặp nhiều khó khăn, nhưng việc huy động vốn quốc tế của HAG sẽ nhiều thuận lợi, và “trái phiếu quốc tế” của HAG sẽ “thanh khoản” không kém gì cổ phiếu.

Không chỉ HAG được “nhiệt liệt hoan nghênh”, trước đó Tập đoàn Vincom (mã chứng khoán VIC) cũng phát hành thành công 150 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế (niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Singapore).

Trong khi đó, từ cuối năm 2009, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, sẽ sớm hoàn tất thủ tục để phát hành từ 500.000 đến một tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Nhưng nay đã cuối năm 2010, PVN vẫn chưa phát hành trái phiếu quốc tế như dự định. Theo giải thích của lãnh đạo PVN, chậm là do các thủ tục chưa giải quyết xong.

Cũng vậy, cuối tháng 9, Tập đoàn Than, khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng có kế hoạch phát hành 500 triệu USD ra thị trường quốc tế ngay trong năm 2010, không thông qua sự bảo lãnh của Chính phủ. Nhưng nay đã hết năm, kế hoạch này vẫn chưa được bắt đầu.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ (Trang 28 - 32)