Trái phiếu quốc tế doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ (Trang 42 - 43)

V. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM A THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

2. Trái phiếu quốc tế doanh nghiệp

Từ sau đợt chào bán thành công trái phiếu quốc tế chính phủ tai NewYork tháng 10/2005, thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã manh nha chuẩn bị kế hoạch tự phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế nhằm tìm kiếm dòng vốn mới, giải quyết cơn khát vốn.

2.1 Khối doanh nghiệp tư nhân

Tính đến thời điểm hiện tại thì đã có 2 DNTN Việt Nam thành công phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế

Vincom

Ngày 18/11/2009, Công ty cổ phần Vincom thông báo đã phát hành thành công 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế, kỳ hạn 5 năm. Đây là đợt trái phiếu chuyển đổi quốc tế đầu tiên của doanh nghiệp Việt Nam phát hành thành công trên thị trường vốn quốc tế và được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore.

Sau đó, 13/7/2011 Hội đồng quản trị Vincom vừa cho biết đã phát hành thành công 40 triệu USD trái phiếu quốc tế, kỳ hạn 11 tháng với lãi suất 6% một năm. Đây là lần thứ 2 Vincom huy động vốn từ thị trường trái phiếu quốc tế, sau đợt phát hành 100 triệu USD năm 2009. Toàn bộ lô trái phiếu này đã chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc được chính Vincom mua lại trong tháng 6/

Hoàng Anh Gia Lai

Ngày 12/5/2011, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL- Mã chứng khoán: HAG) chính thức là doanh nghiệp tư nhân thứ 2 của Việt Nam phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm tổng giá trị 90 triệu USD thanh toán 1 lần vào đáo hạn. Lãi suất danh nghĩa (coupon) là 9,875%. Giá phát hành ban đầu là 95,76 USD với lợi suất đáo hạn là 11%.

Mặc dù khối lượng không lớn, việc Vincom và Hoàng Anh Gia Lai phát hành thành công cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu mở ra con đường tiếp cận thị trường vốn quốc tế cho các doanh nghiệp Việt nam. Hai đợt phát hành thành công trong năm 2011 cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang tái tiếp cận với các thị trường vốn quốc tế sau sự kiện Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin không thanh toán được khoản nợ 60 triệu USD đến hạn vào tháng 12/2010, làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế.

2.2 Khối doanh nghiệp quốc doanh

Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn nhà nước lớn (như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than khoán sản Việt Nam (Vinacom)…) cũng xin phép Chính phủ được phát hành trái phiếu quốc tế có giá trị tổng cộng lên tới cả tỷ đô la để cân đối vốn cho các dự án đầu tư của họ. Cụ thể:

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) lên kế hoạch phát hành thêm ít nhất 5.000 tỷ đồng (có thể lên tới 500 triệu - 1 tỷ USD) trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế trong năm 2010.

Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa trình lên Chính phủ xin phép được tái phát hành 500 triệu đôla trái phiếu quốc tế trong năm 2011. Toàn bộ số vốn huy động được từ phát hành trái phiếu quốc tế sẽ được sử dụng chủ yếu cho 3 dự án: năng lượng điện, than và khoáng sản.

Tháng 1/2010 Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN xin chính phủ phê duyệt đề án phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra quốc tế năm 2011

Song, các kế hoạch này bị trì hoãn hoặc hủy bỏ. Việc phát hành trái phiếu quốc tế của các DN lớn gặp trục trặc không chỉ do bản thân DN chưa tạo được niềm tin mà còn do nền kinh tế Việt Nam cũng chưa thật sự vững vàng trong mắt các nhà đầu tư quốc tế . Hơn nữa, thời điểm cuối năm 2010, khi các DN lớn dự kiến phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, cũng là lúc “con tàu” Vinashin gặp nạn nên tác động “vạ lây” đến các DN khác. Cộng thêm những bất ổn trong nền kinh tế thế giới như dư âm cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vẫn còn đó, khủng hoảng nợ châu Âu thì tâm lí các nhà đầu tư đều dè dặt hơn. Các nhà đầu tư quốc tế săm soi kỹ hơn “sức khỏe” của các DN Việt Nam

V.B THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sụt giảm mạnh, việc huy động vốn trở nên khó khăn, trong khi nhu cầu vốn cho sản xuất - kinh doanh vẫn cao khiến việc niêm yết trên sàn ngoại trở thành hướng đi mới cho các doanh nghiệp (DN) mạnh. Trong các TTCK nước ngoài thì sàn chứng khoán Singapore (SGX) được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Đây là cơ hội để DN quảng bá hình ảnh ra nước ngoài, cũng như huy động vốn trên TTCK quốc tế. Để được niêm yết trên sàn SGX, các DN Việt Nam cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau.

Vốn hóa khoảng 15 triệu USD

Phải có lợi nhuận tích lũy của 3 năm gần nhất phải ít nhất là 7,5 triệu đôla Singapore, và lợi nhuận trước thuế phải ít nhất 1 triệu trong mỗi năm; hoặc lợi nhuận tích lũy trước thuế phải ít nhất 10 triệu đôla Singapore trong vòng 1 hay 2 năm gần nhất;

Phải có tổ chức phát hành trung gian (không bắt buộc theo luật); Phải đạt 25% cổ phần do 1.000 người đầu tư nắm giữ;

Phải đáp ứng chuẩn mực kế toán theo tiêu chuẩn kế toán Singapore, Mỹ, quốc tế; Phải có nghĩa vụ báo cáo tài chính được kiểm toán không quá hơn 6 tháng; nếu hơn quá 9 tháng thì phải kèm theo báo cáo tài chính quý không trễ quá 3 tháng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ (Trang 42 - 43)