KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu vận dụng lí thuyết graph trong dạy học phần di truyền học (sinh học 12 – THPT) (Trang 27 - 28)

1. Kết luận

Thực hiện được mục đích luận án, đối chiếu với các nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, luận án đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:

1) Luận án đã tập trung nghiên cứu hệ thống hoá cơ sở lý luận phân tích khái niệm, bản chất, phân loại, đặc điểm và vai trò của graph toán học làm cơ sở để vận dụng vào dạy - học phần DTH (Sinh học 12 – THPT).

2) Kết quả điều tra tình hình sử dụng Graph, chất lượng lĩnh hội kiến thức Sinh học nói chung phần DTH nói riêng ở trường một số trường THPT, qua trao đổi và tìm hiểu giáo án, dự giờ thăm lớp một số GV cho thấy: Việc sử dụng graph để dạy học phần DTH (Sinh học 12 – THPT) chưa được quan tâm đúng mức, thực hiện chưa có hiệu quả cao. Kết quả điều tra làm cơ sở thực tiễn khẳng định việc vận dụng lý thuyết graph vào dạy học phần DTH, Sinh học 12 - THPT là rất cần thiết góp phần phát huy các tiềm năng của graph vừa giúp HS tiếp thu kiến thức, vừa tập dượt cho HS phương pháp học có hiệu quả theo hướng nghiên cứu khám phá thông qua các bước: Xác định mục tiêu, phân tích nội dung kiến thức phần DTH theo hướng cấu trúc hóa nội dung làm cơ sở cho việc xây dựng các graph nội dung và xác định các mức độ sử dụng graph.

3) Luận án đã đề xuất nguyên tắc, điều kiện và dựa trên quy trình xây dựng graph nội dung và đã thiết kế được 48 graph nội dung hợp lý giúp GV và HS lập được hệ thống graph nội dung các loại kiến thức của phần DTH (gồm graph nội dung khái niệm, quá trình, quy luật..) để sử dụng vào các khâu của quá trình lên lớp vừa như là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức, phát huy cao độ tích cực, sáng tạo của HS trong các khâu của quá trình dạy - học phần DTH (Sinh học 12 - THPT).

4) Luận án cũng đã đề xuất các nguyên tắc, quy trình triển khai graph ở trên lớp theo các mức độ sử dụng vào các khâu của quá trình dạy học cụ thể: Trong khâu dạy kiến thức mới gồm 4 mức độ; trong khâu ôn tập, củng cố hoàn thiện kiến thức gồm 4 mức độ; trong khâu kiểm tra đánh giá gồm 4 hình thức. Mỗi mức độ sử dụng trong mỗi khâu, chúng tôi đưa ra những quy trình sử dụng riêng thể hiện vai trò của GV và HS trong việc tìm ra kiến thức và được thực hiện như là phương pháp để tổ chức dạy - học phần DTH, Sinh học 12 - THPT theo hướng phát triển tư duy tích cực, sáng tạo của HS theo con đường quy nạp và diễn dịch. Quy trình sử dụng graph mà luận án nêu ra cho phép tạo ra một chuỗi các hoạt động học và các kĩ năng thao tác tư duy của HS trong quá trình lĩnh hội, ôn tập hệ thống hóa, kiểm tra kiến thức một cách chủ động.

5) Các graph được thiết kế và sử dụng theo quy trình nghiên cứu như một phương tiện, một phương pháp đã đã thúc đẩy ở HS khả năng sử dụng các thao

tác tư duy lôgíc phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá. Đó là những thao tác làm cho hoạt động học vận động theo logic nội dung cần lĩnh hội. Phương pháp, biện pháp sử dụng graph mà luận án đề xuất cho phép làm bộc lộ lôgíc cấu trúc bên trong của hoạt động dạy và hoạt động học.

6) Các giáo án được thiết kế và tổ chức dạy học theo quy trình đề xuất ở trên đã cho phép thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng, kiến thức DTH mà HS lĩnh hội được vừa đầy đủ vững chắc vừa di chuyển một cách linh hoạt trong các tình huống khác nhau.

7) Kết quả TN sư phạm bước đầu đã chứng tỏ giả thuyết khoa học của đề tài nêu ra mang tính khả thi cho phép khẳng định các giá trị to lớn của graph trong việc nâng cao chất lượng dạy học DTH theo hướng hình thành năng lực cho người học

Một phần của tài liệu vận dụng lí thuyết graph trong dạy học phần di truyền học (sinh học 12 – THPT) (Trang 27 - 28)