- Trọng lượng phân tử, g/mol 165,
8.3 Kết quả minh giải tài liệu địa chấn
Công tác minh giải tài liệu địa chấn 3D cấu tạo Thiên Ưng –Mãng Cầu đãđược
thực hiện không chỉ một lần. Lần đầu vào năm 2002, công tác minh giải được thực
hiện trên cơ sở tài liệu địa ch ấn 3D PSTM để lập cơ sở địa chất chọn vị trí đặt
giếng khoan thăm dò TƯ -1X. Vào năm 2003, hãng Schlumberger, tiến hành minh giải lại tài liệu địa chấn 3D-PSTM-Depth scale trên toàn bộ diện tích thăm dòđịa
chấn 3D của lô 04-3. Vào thời gian này, do chưa có đầy đủ các thông tin về kết
quả khoan các giếng để liên kết, so sánh và chính xác hóa kết quả minh giải, nên tài liệu minh giải còn có sai số lớn so với số liệu của các giếng mới khoan sau này. Các yếu tố đã gây nhiễu thông tin của tài liệu thăm dò địa chấn khu vực này, đó
là chiều sâu phân bố khá lớn của các địa tầng trong lát cắt (móng, Oligoxen, Mioxen dưới), đó là sự phát triển rộng rãi của đá cacbonat (sự có mặt của các ranh
giới có trở kháng âm cao dẫn đến hấp thu năng lượng tín hiệu, gây khó khăn cho việc liên kết đo vẽ các tầng nằm bên dưới). Mặt móng âm học có thể minh giải khá tin tưởng trên mặt cắt thời gian (theo tài liệu thăm dò địa chấn 3D), chủ yếu là trong phạm vi các đới nâng.
Với mục đích làm rõ cácđặc điểm cấu trúc địa chất để lựa chọn vị trí tối ưu đặt
giếng khoan thăm dò TƯ - 3X, trên cơ sở kết quả khoan các giếng TƯ - 1X, TƯ- 2X, 04-A - 1X và MC - 2X, các chuyên gia Viện NCKH&TK đã tiến hành chính xác hóa các bản đồ cấu tạo theo các tầng H-30, H-76, H-80 và H-móng (năm
2005).
Sau khi kết thúc giếng khoan TƯ - 3X, nhằm mục đích chính xác hóa cấu kiến
tạo địa chất, đã tiến hành minh giải lại tài liệu địa chấn. Để làm rõ mối tương quan
giữa các dị thường trên các đường cong karota với các tầng địa chấn, đã tiến hành liên kết các lát cắt theo tài liệu karota của các giếng khoan trên cấu tạo Thiên Ưng –Mãng Cầu.
Các bản đồ cấu tạo theo chiều sâu được hiệu chỉnh trên cơ sở kết quả khoan các
giếng khoan. Theo đó, đã tiến hành minh giải lại tài liệu địa chấn 3D cấu tạo Thiên
Ưng – Mãng Cầu với khối lượng 330 km2. Trên cơ sở các kết quả nhận được mới
nhất, đã tiến hành chính xác hóa chiều sâu thế nằm của các đối tượng tiềm năng
quan tâm và hệ thống đứt gãyđể đánh giá và tính toán trữ lượng dầu khí của cấu
tạo này. Việc minh giải lại được thực hiện trên cơ sở tài liệu địa chấn 3D-PSTM theo thang thời gian hiện có.
Kết quả minh giải đã xây dựng được các bản đồ cấu tạo theo các tầng: H-móng, H-80,H-76, H-70, H-30 và H-20 (Hình 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5, 8.6) với các đặc điểm như sau:
Tầng H-200: là tầng địa chấn tương ứng với ranh giới của sóng phản xạ âm học
từ mặt móng
Hình 8.1: Bản đồ cấu tạo theo mặt móng (H-200) [3] N
Đứt gãy
Giếng khoan
Tầng H-80: là tầng địa chấn tương ứng với nóc phụ tầng Dừa tuổi Mioxen
sớm. Lát cắt địa chất của tầng này gồm các lớp cát và sét xen kẽ nhau.
Hình 8.2: Bản đồ cấu tạo theo H-80 [3] N
Đứt gãy
Giếng khoan
Hình 8.3: Bản đồ cấu tạo theo H-76 [3]
Tầng H-76: là tầng địa chấn tương ứng với nóc tập cacbonat ở phần dưới của
Mioxen giữa, phụ tầng Thông - Mãng Cầu. Đặc điểm nổi bật của lát cắt tầng nàyở
chỗ là nó gồm một loạt các tập đá cacbonat xen kẽ với các lớp sét kết, sét-bột kết
mỏng.
N
Đứt gãy
Giếng khoan
Tầng H-70: là tầng địa chấn tương ứng với nóc tập cacbonat trong Mioxen
giữa, phụ tầng Thông - Mãng Cầu. Đặc điểm nổi bật của lát cắt tầng này là gồm
một loạt các tập đá cacbonatxen kẽvới các lớp sét kết, sét-bột kết mỏng.
Hình 8.4: Bản đồ cấu tạo theo H-70 [3] N
Đứt gãy
Giếng khoan
Tầng H-30: là tầng địa chấn tương ứng với nóc phụ tầng Thông - Mãng Cầu.
Hình 8.5: Bản đồ cấu tạo theo H-30 [3] N
Đứt gãy
Giếng khoan
Tầng H-20: là tầng địa chấn, tương ứng với nóc phụ tầng Nam Côn Sơn.