Phương pháp và kết quả phân tích tài liệu Địa vật lý giếng khoan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 043 và tính trữ lượng khí vòm Thiên Ưng, cấu tạo Thiên Ưng – Mãng Cầu (Trang 45 - 47)

Hình 5.1: Cột địa tầng tổng hợp cấu tạo TƯ – MC [3]TRƯỚC KAINOZO

6.2 Phương pháp và kết quả phân tích tài liệu Địa vật lý giếng khoan

Nghiên cứu Địavật lý giếng khoan(ĐVLGK) phục vụcho nghiên cứu địachất

và xác định các đặc trưng thấm chứa của đá chứa ở lát cắt trầm tích và lát cắt đá

móng ở 5 giếng khoan thăm dò. Tổ hợp các phương pháp đãđược phê duyệt như

các phương pháp carota điện hướng dòng (БК, МБК, ИК hoặc LLD, MSFL, IL), carota độ rỗng (НГК, ННК, АК, ГГК hoặc NGRL, NPHI, DT, RHOB) và carota thạch học (ГК, СГК hoặc GR, SGR) đã được sử dụng và việc đo đựợc thực hiện

trên trạm đo “Halliburton”.Nhìn chung các tài liệu thu nhận được đều đápứng các yêu cầu cần thiếtcho phân tích cả vềmặt định tính và địnhlượng.

Việc phân tích tài liệu ĐVLGK để xác định các thông số tính toán của đá chứa

trầm tích được dựa vào các mô hình minh giải đãđược chấp nhận. Đối với lát cắt đá cát kết và đá carbonat sẽ sử dụng mô hìnhđá chứa độ rỗng giữa hạt cát kết-sét

và carbonat-sét. Việc phân tích được thực hiện nhờ vào phần mềm Interactive

Petrophysics - IP (Schlumberger). Sử dụng phần mềm BASROC 3.0 cho lát cắt đá móng. Phương pháp luận cho việc xác định từng thông số được nêu ra trong hướng

dẫn sử dụng phần mềm (IP User Manual và Hướng dẫn sử dụng BASROC 3.0).

Kết quả minh giải tài liệu ĐVLGK đối với lớp phủ trầm tích cho phép xác định

các thông số sau:

- Độ sét

- Độ rỗng hở

- Độ bão hoà dầu khí

- Bề dày bão hoà dầu khí hiệu dụng.

t m w n w R . R . a S = Trong đó: n - Số mũ bão hoà

Rw-Điện trở suất của nước thành hệ tại nhiệt độ vỉa

Rt- Điện trở suất thực của thành hệ

a - Tham số liên quan đến cấu trúc đá

-Độ rỗng

m - Hệ số gắn kết xi măng

Giá trị điện trở suất của đá (Rt) được hiệu chuẩn theo ảnh hưởng của điều kiện

giếng khoan bởi phần mềm “Borehole Correction”.

Kết quả phân tích mẫu lõi trong phòng thí nghiệm cho thấy đá chứa của các

tầng sản phẩm của lớp phủ trầm tích và móng của mỏ Thiên Ưng –Mãng Cầu có các đặc trưng vật lý đá không khác lắm so với các đặc trưng vật lý đá của đá chứa ở mỏ Đại Hùng nằm bên cạnh và do hạn chế về số lượng số liệu nghiên cứu mẫu

lõi của tầng sản phẩm ở lớp phủ trầm tích, các hằng số (a, b, m, n) của phương

trình Archieđược lấy tương tự đối với mô hìnhđá chứa của mỏ Đại Hùng (Bảng

6.1).

Do các vỉa nước được chọn không bão hoà nước vỉa 100% nên độ khoáng hoá nước vỉa dùng trong tính toán được lấy theo giá trị cực đại là 24 g/l.

Đối với phần dưới của tầng Mioxen giữa, kết quả phân tích nước vỉa từ 3 GK ТƯ - 1Х,ТƯ - 2Х và МC - 2Х (tầng 76 và 70) cho thấy độ khoáng hoá của nước thay đổi trong khoảng 24,3- 31,5 g/l (trung bình 26,9 g/l). Nguyên nhân dẫn tới sự

khác nhau của độ khoáng hoá của nước có thể là do mẫu nước lấy được khi thử vỉa

không phải là nước vỉa thuần khiết mà có sự trộn lẫn với nước filtrate. Do đó, độ

khoáng hoá của nước vỉa dùng trong tính toán được lấy theo giá trị cực đại là 31,5 g/l.

Đối với phần trên của tầng Mioxen giữa, kết quả thử vỉa trên hàng loạt giếng khoan đã không thu được nước vỉa sạch. Việc xác định độ khoáng hoá nước vỉa

bằng cách giải bài toán ngược cũng không thể thực hiện được vì không gặp vỉa

chứa nước sạch, độ khoáng hoá của nước vỉa được lấy bằng 35 g/l tương tự như ở

mỏ khí lân cận là Hải Thạch và Mộc Tinh.

Giá trị hằng số Archie và độ khoáng hoá của nước vỉa sử dụng trong phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất lô 043 và tính trữ lượng khí vòm Thiên Ưng, cấu tạo Thiên Ưng – Mãng Cầu (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)