Hình 3.2: Sơ đồ phân vùng kiến tạo bồn trũng Nam Côn Sơn [1]
4.4 Điều kiện di chuyển của dầu khí
Theo kết quả khoan các giếng khoan ở phần vòm các cấu tạo hầu hết vắng mặt
trầm tích Oligoxen. Điều đó giải thích sự có mặt của các vỉa dầu khí ở đây chủ yếu
do quá trình hình thành và di cư từ ven rìa và trũng sâu đi lên. Trong khu vực lô
04-3, nguồn sinh và di cư dầu khí chính bắt nguồn từ trũng phía Bắc và trũng phía
Nam của bồn trũng Nam Côn Sơn. Quãng đường di cư của dầu khí khoảng từ 5 đến 25 km đến khi nạp vào bẫy chứa. Ở những phần trũng sâu, quá trình di cư của
dầu khí xảy ra rất sớm. Pha di cư đầu tiên diễn ra vào cuối thời kỳ Oligoxen,
khoảng 25 triệu năm trước đây (theo VPI). Còn ở những phần nâng cao của các
cấu tạo, pha di cư đầu tiên mới chỉ cách đây 5 - 10 triệu năm và kéo dài cho đến
ngày nay.
Thực tế kết quả công tác khoan tìm kiếm th ăm dò của Xí nghiệp Liên doanh
Vietsovpetro cho thấy ở các cấu tạo có chứa dầu khí của lô 04-3 có vị trí cấu tạo
rất thuận lợi cho việc tích nạp các nguồn dầu khí di cư từ các trũng sâu như: Đại
Hùng - nguồn di cư từ phía Bắc, phía Đông và phía N am, ThiênƯng- nguồn di cư
từ phía Bắc, phía Tây và phía Nam. Tương tự như vậy, ở cấu tạo Bồ Câu nguồn
di chuyển theo chiều thẳng đứng từ đá mẹ chứa dầu tuổi Oligoxen theo các đứt gã y hoặc là những đới nứt nẻ.
Viện NCKH & TK khi nghiên cứu mẫu dầu, condensat của giếng khoan TƯ -
1X đã xácđịnh thành phần và tính chất của dầu và khí condensat của tầng móng và Mioxen rất gần gũi với dầu và condensat của mỏ Đại Hùng (γdầu = 0,854 g/сm3,
hàm lượng Parafin 23,5% trọng lượng, nhiệt độ nóng chảy của paraffin là 60оС, hàm lượng chứa lưu huỳnh 0,05% trọng lượng, hàm lượng asfan - nhựa chiếm
4,3% trọng lượng). Điều này chứng tỏ rằng dầu có cùng một nguồn gốc từ dưới sâu đi lên và di cư vào trong các tầng chứa khác nhau.