6. BỐ CỤC CHUYÊN ĐỀ
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
2.1.1. Lịch sử hình thành
- Tên công ty: Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng.
- Tên giao dịch quốc tế: LAM SON - SAO VANG LIMITED COMPANY - Tên viết tắt: LSC; Ltđ
- Địa chỉ: Khu1 Thị trấn Sao Vàng, Huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa. - Điện thoại: 0373 835 103
- Mã số thuế: 2800.786.957
- Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng
Tổng số cán bộ công nhân viên: 939 người
Nông trường quốc doanh Sao Vàng được thành lập từ năm 1960, tiền thân là tập đoàn sản xuất Miền Nam, nhiệm vụ khi thành lập là khai hoang, xây dựng kinh tế kết hợp với an ninh quốc phòng. Diện tích đất đai được quy hoạch là 2.831,8ha, trên địa bàn của 5 xã: Xuân Phú, Xuân Thắng, Thọ Lâm, Thọ Xương, Xuân Sơn.
Từ khi thành lập đến nay đã nhiều lần chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Những năm đầu thành lập Nông trường vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa khai hoang trồng mới cây cà phê.
Đến năm 1976 phá bỏ cây cà phê chuyển sang trồng mía, chế biến mật, rượu, đường, chăn nuôi lợn thịt và lợn nái sinh sản. Từ năm 1994 đến nay, Nông trường tập trung sản xuất chính là cây mía nguyên liệu và cây cao su.
Suốt thời gian sản xuất trong nền kinh tế hoạch hóa. Nông trường đã làm tốt vai trò kinh tế chủ đạo, trung tâm đi đầu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật đáp ứng nhu cầu vật chất cho nền kinh tế. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển nông nghiệp đã tạo lập được vị thế trên địa bàn tỉnh, sản xuất kinh doanh liên tục có lãi, thu nhập và đời sống người lao động không ngừng tăng lên.
Khi nền kinh tế từng bước xóa bỏ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, các nông trường quốc doanh nói chung gặp nhiều khó khăn do sản xuất thuần nông và không gắn sản xuất với chế biến công nghiệp, đất đai giao ổn định cho các nông hộ tự sản xuất, nguồn thu chủ yếu là các khoản thu từ sử dụng đất, vì vậy Nông trường đã không phát huy được đúng vai trò của mình như thời kì trước
Đứng trước những khó khăn, thử thách như vậy, với một đơn vị có bề dày truyền thống, Đảng bộ Nông trường Sao Vàng đã quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và vận dụng sáng tạo thực tiễn của Nông trường.
Ngày 17/12/2003 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định số 4826 và 4259/QĐ-CT góp toàn bộ vốn Nhà nước tại Nông trường Sao Vàng liên doanh với Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, thành lập thí điểm mô hình Công ty TNHH hai thành viên Lam Sơn - Sao Vàng. Vốn điều lệ 20 tỷ đồng (Công ty CP mía đường Lam Sơn 90,5%,Nhà nước 9,5%). Ngày 26/12/2003 Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp giấy đăng ký kinh doanh số 2602.00693 với các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và dịch vụ.
Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng ra đời và đi vào hoạt động có nhiều thuận lợi cơ bản: Nông trường Sao Vàng có truyền thống 50 năm xây dựng và phát triển, có tiềm năng về đất đai, lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nay hợp tác với Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, là đơn vị anh hùng thời kì đổi mới, một công ty có tiềm năng kinh tế tài chính vững mạnh, có tên tuổi trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng
- Thị trường
Như chúng ta đã biết cách đây 5 năm cả tỉnh Thanh Hóa chỉ có đến khoảng 5 công ty gạch tuynel nhưng cho đến cuối năm 2012 cả tỉnh Thanh đã có khoảng 30 nhà máy. Vì vậy trên thị trường tính cạnh tranh rất khốc liệt, các công ty đua nhau cạnh tranh về giá cả, chất lượng và chất lượng phục vụ…
- Sản phẩm
Sản phẩm gạch ngói tuynel là sản phẩm rất thuần túy và nó không thể thiếu được trong ngành xây dựng. Hiện tại công ty cũng đã sản xuất các dòng sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu xây lắp như: gạch xây 2 lỗ, gạch xây 6 lỗ và gạch đặc. Sắp tới công ty sẽ lắp dây truyền sản xuất ngói các loại và gạch nem tách.
- Dây truyền công nghệ
Sản phẩm gạch tuy rất thuần túy nhưng lại trãi qua một quy trình sản xuất công nghệ liên tục và phức tạp
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Mô hình sản xuất
Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng là một công ty chuyên sản xuất ra sản phẩm chính là các loại gạch, quy trình sản xuất theo kiểu liên tục, sản phẩm hoàn thành qua nhiều giai đoạn sản xuất. Nếu quá trình sản xuất sản phẩm nằm khép kín trong phân xưởng, mặt khác do đặc điểm của sản phẩm là đều lấy từ nguyên vật liệu chính đó là đất thó nên quy trình sản xuất ra các loại sản phẩm tương tự nhau.
Để tiến hành sản xuất sản phẩm gạch trước hết phải lấy đất thó từ các nơi quy định qua dây chuyền của máy tạo hình 1, 2, 3, 4 đây gọi là bán thành phẩm của các loại gạch.
Từ công nghệ tạo hình 1, 2, 3, 4 này đưa ra khu vực phơi sấy, sau đó chuyển vào lò nung, lúc bày ra sản phẩm đưa vào kho vật liệu gọi là sản phẩm hoàn thành.
2.1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức tại công ty
SVTH: Bùi Thị Tâm – MSSV: 11010853 – Lớp : CDKT13DTH Trang : 30
Tạo hình 1 Tạo hình 2 Tạo hình 3 Tạo hình 4
Lò nung
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực quyết định cao nhất. Công ty hoạt động thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bổ sung, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất ở Công ty, có trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông cùng kỳ, có toàn quyền nhân danh Công ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và các bộ phận quản lý thuộc phạm vi quản lý của Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh quản trị điều hành Công ty.
Tổng giám đốc điều hành: do Hội đồng quản trị bầu ra thông qua Đại hội đồng cổ đông. Chịu trách nhiệm điều hành quản lý mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh hàng ngày của Công ty theo mục tiều, định hướng mà Đại hội đồng, Hội đồng quản trị đã thông qua.
Giám đốc chuyên môn: do Hội đồng quản trị bầu ra, điều hành những công việc đã được Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giao. Chịu trách nhiệm
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kế Hoạch – Kỹ Thuật Phòng Tài chính – Kế toán
trước Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành về lĩnh vực được phân công.
Các phòng ban: có chức năng giúp việc cho ban lãnh đạo, trực tiếp quản lý các đơn vị trực thuộc
2.1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán tại công ty
Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
* Nhiệm vụ của mỗi người trong phòng kế toán:
Kế toán trưởng : có nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty, làm tham mưu cho tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ trong công ty.
Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng kế toán) là người chịu trách nhiệm về công tác hạch toán của công ty, trực tiếp kiểm tra và giám sát quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin đối tượng liên quan. Ngoài ra, kế toán tổng hợp định kỳ phải lập báo cáo tài chính và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của quản lý
Kế toán tiền mặt (kiêm thủ quỹ) có nhiệm vụ lập các phiếu thu, phiếu chi, ghi sổ theo dõi số tiền mặt tại quỹ của công ty trên cơ sở các lệnh thu, chi
SVTH: Bùi Thị Tâm – MSSV: 11010853 – Lớp : CDKT13DTH Trang : 32
Kế toán tiền mặt TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương và Bảo hiểm xã hội Kế toán tài sản cố định Kế toán vật tư Kế toán chi phí sản xuất và tính Z Kế toán thuế Thủ quỹ
tiền mặt và các hóa đơn liên quan.
Kế toán vật tư căn cứ vào các phiếu nhập, xuất vật tư, bảng phân bổ vật tư do kế toán của các bạn dự án gửi lên để theo dõi, đối chiếu với địnhmức dự toán của công trình và lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ toàn công ty.
Kế toán TSCĐ có nhiệm vụ phản ánh với giám đốc việc mua sắm trang thiết bị, bảo quản và sử dụng TSCĐ. Tính đúng khấu hao, phân bổ khấu hao vào các đối tượng chịu chi phí. Tính chi phí sửa chữa TSCĐ. Hạch toán chính xác chi phí thanh lí, nhượng bán TSCĐ.
Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ viết phiếu thu, chi theo đúng chứng từ đã được duyệt, lập các chứng từ thanh toán bằng chuyển khoản. Phản ánh kịp thời, đầy đủ số hiện có và tình hình luân chuyển vốn của công ty.
Kế toán tiền lương và BHXH căn cứ vào bảng chấm công của các ban dự án tiếnhành tính lương cho công nhân và cán bộ trong công ty đồng thời tính các khoản tiền BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ của nhà nước.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
có nhiệm vụ tập hợp CP và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán thuế thực hiện các công tác có liên quan đến thuế
2.1.5. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty có mô hình tổ chức kế toán theo hình thức tập trung. Có nghĩa là một phòng kế oán trung tâm tại Công ty và các kế toán viên ở các dự án phụ thuộc không có tổ chức kế toán riêng.
2.1.6. Các chính sách kế toán đang áp dụng tại công ty:
Công ty đã áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài Chính.
- Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Kỳ báo cáo lập theo quý và theo năm.
- Đơn vị tiền tệ dùng để hạch toán là đồng Việt Nam.
- Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ.
Giá xuất hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. - Quy trình hạch toán của công ty theo hình thức Nhật ký chung.
2.1.7. Sơ đồ quy trình ghi sổ
Công ty áp dụng theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kì Quan hê đối chiếu,kiểm tra
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quy trình sổ ở công ty
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TYTNHH LAM SƠN SAO VÀNG TNHH LAM SƠN SAO VÀNG
2.2.1 Đặc điểm của nguyên vật liệu
SVTH: Bùi Thị Tâm – MSSV: 11010853 – Lớp : CDKT13DTH Trang : 34
Chứng từ kế toán
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Sổ nhật ký đặc biệt Bảng tổng hợp chi tiêt Sổ,thẻ kế toán chi tiết
Nguyên vật liệu tại công ty thường đất là nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và các loại nhiên liệu, nguyên vật liệu khác.Nguyên vật liệu mà công ty sử dụng đều có tính chất đó là dễ hư hỏng theo điều kiện của môi trường, cần có sự bảo quản một cách cẩn thận.Ví dụ:
+ Đất: tuy rằng dễ kiếm, dễ khai thác trong tự nhiên nhưng không đơn giản như vậy. Đất có nhiều loại và đất cần cho sản xuất gạch cần loại đất sét cứng, tốt và dẻo. Chính vì vậy mà nó không được để bị ướt trở nên nhão, loãng. Như vậy khi đem loại đất bị mưa, ướt, loãng, nhão vào tạo hình sẽ không làm ra viên gạch đẹp và khi nung nó dễ bị hư hỏng.
+ Than cám: Than cũng là thành phần chiếm tỷ trọng không nhỏ trong sản phẩm. Để than luôn luôn phục vụ tốt nhất cho sản xuất, công ty cần có sự bảo quản ở nơi thoáng mát và khô ráo.
+ Ngoài ra các loại nhiên liệu như dầu cũng là những thứ dễ cháy.
Nói chung là nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất gạch luôn cần phải đảm bảo ở điều kiện tốt nhất, an toàn và không bị nước. Nếu không sẽ không cho ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao.
2.2.2. Tiêu thức phân loại nguyên vật liệu
2.2.2.1 Phân loại nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu tại công ty được phân loại như sau: - Nguyên vật liệu chính là đất sét,
- Nhiên liệu như than cám, dầu diezen, dầu DP, dầu công nghiệp… - Phụ tùng thay thế như phụ tùng máy ủi…
- Nguyên vật liệu phụ khác như Dây cudoa, lập lá, que hàn….
2.2.2.2 Cách mã hóa nguyên vật liệu:
Vì ngày nay công nghệ khoa học đã phát triển như vũ bão nên công ty cũng đã thay đổi công nghệ cho mình bằng việc áp dụng phần mềm kế toán
SAOVANG ACCOUNTING SYSTEM do công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng thiết kế riêng. Chính vì vậy mà việc quản lý nguyên vật liệu tại công ty không còn là vấn đề khó khăn nữa.Việc quản lý thông qua việc mã hóa tên các nguyên vật liệu và kho chứa cũng được dễ dàng và kiểm tra thông tin một cách nhanh
chóng và tổng quát nhất.
Việc mã hóa như sau:
Thứ nhât: Cấp 1 thường được mã hóa bằng 3 kí tự bằng chữ cái hoa, tùy từng mục đích hoặc việc khai báo của người kế toán sao cho phù hợp và không bị trùng lặp.
Thứ hai: Cấp 2 thường được mã hóa bằng 3 kí tự bằng số theo thứ tự từ 001 tới hết loại nguyên vật liệu.
- Nguyên vật liệu chính là đất sét được kí hiệu bằng 3 kí tự chữ là VLC. - Nhiên liệu được kí hiệu là NLC và sau đó mở chi tiết cho từng loại bằng kí hiệu 3 chữ số, bắt đầu từ 001 cho tới hết.Ví dụ:
+ Than cám: NLC001 + Dầu DP: NLC002
+ Dầu diezen : NLC003…..
- Phụ tùng thay thế.Ví dụ như phụ tùng máy ủi: MUI.Chi tiết là: + Lá xích DDT75+TI170: MUI001
+ Bầu lọc nhiên liệu: MUI002 + Phớt 35*32: MUI003….
- Các loại nguyên vật liệu phụ: Ví dụ như dây cudoa: DCD + Dây croa C94: DCD001
+ Dây croa B95*300: DCD003 + Dây croa C80: DCD004
Tùy theo điều kiện và tình hình hoạt động của công ty để người kế toán khai báo cho các nguyên vật liệu. Để từ đó giúp ích cho ban quản lý công ty một cách tốt nhât, nhanh nhất về cung cấp thông tin kịp thời.Việc mã hóa nguyên vật liệu không phải là một việc dễ làm. Nhìn thì rất dễ nhưng là sao để các mã nguyên vật liệu không bị trùng nhau và khi chúng ta nhìn vào chúng ta có thể đọc tên nguyên vật liệu đó. Điều quan trọng hơn nữa đó là phải ngắn gọn.
2.2.3 Đánh giá nguyên vật liệu
2.2.3.1 Xác định giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho
Công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng sản xuất gạch thì nguyên vật liệu chính
là đất sét. Thường thì do công ty không có điều kiện để khai thác cũng như có thể sản xuất ra nên phải làm hợp đồng với bên khai thác đất vận chuyển bằng ô