Tăng cường và nâng cao chất lượng cán bộ tín

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex – chi nhánh hà nội- kim liên (Trang 48 - 68)

- Về chính sách tuyển dụng: Chi nhánh cần có chính sách tuyển dụng khoa học để có thể tuyển dụng được những nhân viên, cán bộ tài năng, đưa ra các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ những sinh viên mới tốt nghiệp, các cán bộ trẻ có trình độ làm việc tại Chi nhánh như đơn giản hóa các thủ tục và thời gian xin việc, rút ngắn thời gian hợp đồng nếu như làm tốt công việc hoặc có những sang kiến mới trong công việc.

- Về chính sách đào tạo: Do đặc thù về ngành nghề đòi hỏi cán bộ tín dụng không những nắm vững nghiệp vụ Ngân hàng, lý luận và phân tích tài chính tiền tệ mà còn phải hiểu biết sâu rộng về thị trường và các loại kinh doanh khác. Vì thế, Chi nhánh cần có chính sách đào tạo bằng cách khuyến khích các cán bộ tín dụng đi học để nâng cao kiến thức, nghiệp vụ, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về phòng chống rủi ro. Thường xuyên tổ chức và phối hợp với các Ngân hàng nước ngoài mở rộng các lớp học tập, tập huấn, đào tạo và đào tạo lại để cập nhật kiến thức về tài chính Ngân hàng trong thời kì mới.

- Về chính sách khen thưởng, kỷ luật: Ngân hàng cần có những chính sách khen thưởng kỷ luật phù hợp để vừa tạo ra động lực phát huy khả năng làm việc hiệu quả của nhân viên, đồng thời hạn chế được những tiêu cực về rủi ro đạo đức, gắn liền trách nhiệm và quyền lợi của từng cán bộ tín dụng với mỗi khoản vay thực hiện.

3.2.2 Tăng cường và sử dụng có hiệu quả tài sản bảo đảm

Với định hướng tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, trong khi thực tế tài sản của khách hàng nhất là đối với doanh nghiệp Nhà nước rất thấp so với dư nợ tại Ngân hàng; đồng thời nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả nhưng tài sản đủ cơ sở pháp lý

để đảm bảo tiền vay không nhiều. Vì vậy, để tăng TSBĐ trong cho vay Chi nhánh cần có các biện pháp sau:

- Yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ, ngoài tài sản của khách hàng có thể dùng tài sản cá nhân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc, kế toán trưởng, thành viên Hội đồng Quản trị… đứng ra bảo lãnh để vay vốn Ngân hàng, áp dụng các biện pháp cẩm cố quyền đòi nợ, bão lãnh của công ty…

- Giảm dần dư nợ nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện TSBĐ theo quy định của ngân hàng.

- Đối với việc nhận TSBĐ, Chi nhánh cần thường xuyên xem xét tính hợp lệ, hợp pháp và tính thị trường của tài sản đó. Linh hoạt trong phạm vi cho phép đối với doanh nghiệp có tín nhiệm, kinh doanh có hiệu quả.

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Trong thời đại ngày nay, vai trò của thông tin không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng – một ngành nghề kinh tế tổng hợp rất nhạy cảm trước các biến động về chính trị, kinh tế, xã hội. Thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro cần được cập nhật và khai thác triệt để trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Giảm thiểu rủi ro thông tin không cân xứng dẫn tới lựa chọn đối nghịch.

- Thông tin về khách hàng (khách hàng vay là doanh nghiệp: hồ sơ pháp nhân, tình hình vay nợ, tình hình tài chính và phi tài chính, quá trình hoạt động kinh doanh… Khách hàng vay là các cá nhân: họ tên, chứng minh thư, địa chỉ, tình hình quan hệ tín dụng, tài sản bảo đảm…).

- Thông tin kinh tế tổng hợp trong nước.

- Môi trường hoạt động của các chủ thể kinh doanh: thông tin về chế độ chính sách của Nhà nước, về kinh tế tiền tệ, quản lý ngoại hối, quản lý doanh nghiệp, xuất nhập khẩu…

Tóm lại, một hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả sẽ làm giảm RRTD, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng.

3.2.4 Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng nhằm phân tán rủi ro

Đây là một trong những biện pháp để hạn chế RRTD. Đa dạng hóa tín dụng cả về hình thức, đối tượng khách hàng, địa bàn hoạt động, lĩnh vực đầu tư tín dụng… Nếu danh mục tín dụng của Ngân hàng càng phong phú thì mức độ rủi ro càng thấp. Để thực hiện phân tán rủi ro Chi nhánh cần quan tâm đến các phương thức sau:

- Đa dạng hóa phương thức cho vay

Trong hoạt động tín dụng có rất nhiều phương thức cho vay như: cho vay hạn mức, cho vay thấu chi, cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ. Chi nhánh NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex Hà Nội- Kim Liên chủ yếu vẫn áp dụng phương thức cho vay truyền thống là cho vay hạn mức và cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ là rất ít. Trên thực tế, cho vay đồng tài tỏ ra rất an toàn, không có nợ quá hạn, nợ xấu. Vì vậy, Chi nhánh nên áp dụng hình thức cho vay mới, liên kết với các Ngân hàng khác để cấp tín dụng đối với các dự án cần nhiều vốn, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ cao.

Bên cạnh các hình thức cấp tín dụng cho vay kể trên, hình thức cấp tín dụng thông qua bảo lãnh tỏ ra rất hiệu quả. Hoạt động bảo lãnh không phải sử dụng đến nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng mà vẫn thu được phí từ việc cung cấp dịch vụ này. Số dư hoạt động bảo lãnh không lớn nhưng trên thực tế hoạt động này tại Chi nhánh rất ít khi gặp rủi ro, các khoản bảo lãnh bao giờ cũng được hoàn trả đầy đủ, thu nhập từ hoạt động bảo lãnh cũng gia tăng. Vì vậy, Ngân hàng nên chú trọng tăng cường cung cấp dịch vụ bảo lãnh cả về số lượng và chất lượng.

- Đa dạng hóa khách hàng

Việc mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng khách hàng nhằm hạn chế việc cho vay quá mức đối với một loại khách hàng, hạn chế rủi ro khi loại khách hàng này gặp rủi ro không trả được nợ.

Tại Chi nhánh NHTMCP Petrolimex Hà Nội- Kim Liên trong thời gian vừa qua đã tích cực mở rộng đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thay vì chỉ có khách hàng truyền thống là các DNNN. Điều này, thể hiện qua tỷ trọng cho vay của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên. Đối với khu vực khách hàng là cá nhân và hộ gia đình tỷ trọng cho vay còn thấp trong khi nhu cầu vay của đối tượng khách hàng này là rất lớn. Chi nhánh nên mở rộng cho vay đối tượng là khách hàng là các cá nhân và hộ gia đình.

- Đa dạng hóa kỳ hạn cho vay

Không nên tập trung cho vay vào một loại kỳ hạn, việc đa dạng hóa kỳ hạn cho vay cũng giúp Chi nhánh hạn chế được RRTD. Trong thời gian vừa qua, Chi nhánh đã tập trung quá lớn vào tỷ trọng dư nợ vào cho vay ngắn hạn. Trong khi, nguồn vốn huy động của Chi nhánh cần phải cơ cấu lại tỷ trọng cho vay theo kỳ hạn, tăng dư nợ trung và dài hạn, giảm thiểu dư nợ ngắn hạn.

- Thực hiện việc mua bán nợ

Theo quyết định số 59/2006/QĐ – NHNN về mua bán nợ của các tổ chức tín dụng thì mua bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, do bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ. Khoản nợ được mua, bán là khoản nợ được TCTD thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD, TCTD nước ngoài cho khách hàng vay (kể cả khoản trả thay trong bảo lãnh) hiện đang còn dư nợ hoặc đang được theo dõi ngoại bảng.

Mua bán nợ là một nghiệp vụ có ý nghĩa rất quan trọng đối với NHTM đặc biệt trong lĩnh vực quản trị rủi ro. Mua bán nợ là công cụ đắc lực để quản trị doanh nghiệp cho vay hợp lý nhằm tránh rủi ro tập trung.

Khi danh mục cho vay của Ngân hàng nằm trong tình trạng mất cân đối, Ngân hàng phải nhanh chóng chuyển hướng đầu tư nhằm phân tán rủi ro. Tuy nhiên, Ngân hàng không thể chờ cho các khoản vay cũ hết hạn sau đó mới thu hồi vốn và chuyển hướng đầu tư, việc này mất nhiều thời gian và đôi khi không hiệu quả. Ngân hàng có thể bán các khoản vay nằm trong khu vực tập trung trong

danh mục của mình đồng thời mua lại những khoản vay mà trước đây chiếm tỷ trọng không lớn trong danh mục cho vay nhằm phân tán rủi ro.

Hoạt động mua bán nợ của Chi nhánh NHTMCP Petrolimex Hà Nội- Kim Liên còn rất hạn chế. Trong thời gian tới, Chi nhánh nên đầu tư quan tâm hơn nữa phát triển nghiệp vụ này.

- Thực hiện bảo hiểm tín dụng:

Bảo hiểm tín dụng là hình thức chuyển một phần hoặc toàn bộ rủi ro trong tín dụng cho các tổ chức bảo hiểm. Ở nước ta, bảo hiểm tín dụng còn rất hạn chế. Bảo hiểm tín dụng là một trong những phương thức hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Bởi lẽ, mặc dù Ngân hàng có thể thẩm định được mức độ rủi ro của các khoản vay nhưng đối với các nguyên nhân vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng, chỉ cần khách hàng tổn thất một phần, sản xuất kinh doanh đình trệ thì rủi ro cho Ngân hàng là rất lớn. Nếu bảo hiểm trả tiền kịp thời, doanh nghiệp có thể sản xuất ngay, khi đó Ngân hàng có thể chậm thu hồi vốn chứ không mất vốn.

Việc thực hiện bảo hiểm tín dụng ở nước ta còn rất ít, nguyên nhân là do chi phí đào tạo nghiệp vụ này lớn. Chi nhánh chưa có sự đầu tư xứng đáng cho nghiệp vụ này. Trong thời gian tới, Chi nhánh nên quan tâm hơn nữa đến việc phát triển nghiệp vụ này.

3.2.5 Tăng cường giám sát sau khi cho vay

Hiện nay các NHTM rất chú trọng vào việc phân tích khách hàng trước khi cho vay. Tuy nhiên lại không chú trọng thẩm định lại sau khi đã cấp tín dụng cho khách hàng. Điều này góp phần gia tăng RRTD cho Ngân hàng. Việc thẩm định lại sau khi cho vay được thực hiện tại Chi nhánh còn rất nhiều bất cập. Do đó, để hạn chế RRTD ở mức thấp nhất Chi nhánh cần tăng cường công tác giám sát sau khi cho vay. Mục tiêu của giám sát sau khi cho vay là kiểm tra, kiểm soát việc khách hàng thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Các phương pháp giám sát thường rất đa dạng, Chi nhánh nên tăng cường giám sát sau khi cho vay thông qua các phương pháp sau:

- Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng: qua hoạt động tài khoản tiền gửi và tài khoản tiền vay sẽ phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ. Việc biến động bất thường của tài khoản sẽ phản ánh những khó khăn trong quản trị tài chính.

- Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng doanh nghiệp theo định kỳ. Khách hàng có thời gian thường xuyên hoặc tương đối dài sẽ phải gửi các báo cáo tài chính cho Ngân hàng theo định kỳ. Ngân hàng sẽ phân tích các nhóm chỉ số tài chính để qua đó đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng chi trả của khách hàng.

- Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh nơi cư trú của khách hàng. Việc này sẽ cung cấp cho cán bộ tín dụng những thông tin bổ ích như sư duy trì ý muốn trả nợ của khách hàng, thực trạng dự trữ tồn kho, chất lượng TSBĐ…

- Kiểm tra bảo đảm tiền vay: đối với tài sản thế chấp, Ngân hàng cần kiểm tra xem xét khách hàng có sử dụng đúng mục đích như cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không? Đối với tài sản cầm cố, Ngân hàng phải chú ý đến tính bảo toàn về giá trị và toàn vẹn về vật chất của tài sản. Nếu thấy các dấu hiệu vi phạm cần ngăn chặn kịp thời. Trong trường hợp xảy ra rủi ro về TSBĐ như cháy nổ, sạt lở, giá trị thị trường biến động không mong muốn thì Chi nhánh cần có những biện pháp điều chỉnh phù hợp và kịp thời trong hợp đồng tín dụng.

- Giám sát những thông tin khác như thông qua quan hệ của khách hàng với các khách hàng khác, thông qua thông tin từ trung tâm tín dụng của NHNN, phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan thuế, tòa án…

3.2.6 Xử lý nợ xấu và nợ có vấn đề

Đây chính là biện pháp cuối cùng nhằm hạn chế tối đa những khoản thiệt hại đã xảy ra. Chi nhánh có thể xây dựng chính sách quản lý nợ xấu thích hợp,

phân công và quy trách nhiệm đòi nợ, liên kết các bên Ngân hàng – khách hàng – chính quyền địa phương trong việc xử lý nợ.

Đối với việc xử lý nợ quá hạn, Chi nhánh cần có những biện pháp cụ thể như sau:

Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn của từng khách hàng, từ đó có biện pháp tháo gỡ:

# Trong trường hợp người vay có khó khăn về tài chính tạm thời song vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ thì Ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như: cho vay thêm, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi…

- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng: là khoản nợ mà TCTD chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do TCTD đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ hoặc lãi đúng hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng TCTD có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại. - Tiến hành cho vay thêm: nếu khoản vay của khách hàng có vấn đề, xuất

phát từ nguyên nhân khách quan mà không có đủ khả năng trả nợ. Khoản vay thêm được tiến hành khi quá trình sản xuất kinh doanh có tính khả thi, nếu vốn được mở rộng, tăng khả năng tạo ra lợi nhuận và từ đó là tăng khả năng trả nợ của khách hàng.

# Đối với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, nợ quá hạn chưa xác định được nguồn trả, Chi nhánh cần quản lý chặt chẽ khoản vay và khách hàng trên như sau:

- Đối với những khoản vay có TSBĐ: tìm các tổ chức cá nhân có năng lực tài chính nhận lại nợ của khách hàng khó khăn thông qua hình thức bán nợ. Nếu không bán được nợ, Chi nhánh có thể phối hợp cùng các cơ quan chức năng cho tiến hành phát mại tài sản thu hồi vốn. Trong trường hợp tài sản phát mại không đủ thu hồi vốn thì buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại thông qua việc bán tiếp tài sản, nếu không Chi nhánh có thể tuyên bố phá sản. Đối với những trường hợp cho vay chỉ định, nếu tài sản

phát mại không đủ thu hồi vốn vay, Chi nhánh hoàn thiện thủ tục để trình Chính phủ xử lý.

- Đối với các khoản vay không có bảo đảm: trong trường hợp này cần kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của khách hàng, các khoản phải thu, nguồn vốn thanh toán của các công trình qua thông báo vốn hàng năm đối với lĩnh vực xây dựng, kỳ thu tiền đối với lĩnh vực khác và yêu cầu khách hàng cùng chủ đầu tư, người mua hàng cam kết thanh toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại Chi nhánh. Tư vấn cho khách hàng bán bớt tài sản không phát huy hiệu quả không cần sử dụng để trả nợ tiền vay. Đối với khách hàng là cá nhân: kết hợp cùng với cơ quan công tác, vận động gia đình thu xếp nguồn trả nợ.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex – chi nhánh hà nội- kim liên (Trang 48 - 68)