Dư nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex – chi nhánh hà nội- kim liên (Trang 28 - 68)

Bảng 2.4: Dư nợ theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh NHCP Xăng Dầu Petrolimex- Hà Nội- Kim Liên (2009-2011)

Đơn vị: tỷ VNĐ Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng DN Nhà nước 1.544 43% 373 25,4% 599 27,9% DN ngoài quốc doanh 1.339 38% 1.096 74,6% 1.542,5 72,1% Hợp tác xã 6 HGĐ, cá nhân 413 12%

Dư nợ khác 261 7%

Tổng dư nợ 3.564 100% 1.469 100% 2.141,5 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011Petrolimex Kim Liên)

Tổng dự nợ của Chi nhánh năm 2010 giảm 2095 tỷ VNĐ so với năm 2009, nguyên nhân chủ yếu là do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Nhưng đến năm 2011 tổng dư nợ đã có sự gia tăng đáng kể. Tính đến ngày 31/12/2011 tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex- Hà Nội là 2.141,5 tỷ VNĐ, tăng 682,5 tỷ VNĐ, tương đương với 46,5% so với năm 2010. Sự tăng trưởng tín dụng vượt bậc trong năm 2011 khẳng định vị trí và vai trò của Chi nhánh trong nền kinh tế thủ đô. Có được thành công này là do toàn bộ nhân viên trong Ngân hàng đã cùng nhau nỗ lực, đưa ra những phương sách thu hút khách hàng mới, giữ vững mối quan hệ với những khách hàng cũ.

Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ trọng dư nợ đối với thành phần kinh tế Nhà nước đang có xu hướng giảm, tăng dần tỷ trọng đối với thành phần kinh tế ngoài

Hà Nội đối với các DNNN là 1.544 tỷ VNĐ (chiếm 43%), năm 2010 là 373 tỷ VNĐ (chiếm 25,4%), năm 2011 là 599 tỷ VNĐ (chiếm 27,9%). Như vậy, tỷ trọng tín dụng của khu vực này khá cao nhưng đang có chiều hướng giảm xuống. Nguyên nhân giảm là do nhiều DNNN không đủ điều kiện vay vốn hoặc sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên Chi nhánh đã hạn chế quan hệ tín dụng. Trên cơ sở tư tưởng chủ đạo của NHNN về việc kiếm soát chất lượng tín dụng, hạn chế nguy cơ rủi ro và biến động lớn trong hoạt động Ngân hàng cũng như trong việc quản lý và điều hành tiền tệ trong nền kinh tế. Những năm gần đây do hoạt động yếu kém của nhiều DNNN, đặt biệt là các doanh nghiệp địa phương, vốn chủ sở hữu thấp. Bên cạnh đó là tiến trình cổ phần hóa ngày càng mạnh mẽ. Chính vì vậy doanh số cho vay, dư nợ đối với khu vực DNNN đã được xem xét, cân nhắc chặt chẽ hơn và từng bước giảm dần so với các năm trước. Đồng thời, Chi nhánh cũng nhận rõ dấu hiệu rủi ro nên đã tích cực thu hồi nợ, hạn chế cho vay nên dư nợ DNNN đã giảm đáng kể.

Còn đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, năm 2009, dư nợ tín dụng đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1.339 tỷ VNĐ (chiếm 38%), năm 2010 là 1.096 tỷ VNĐ (chiếm 75,6%), năm 2011 là 1.542,5 tỷ VNĐ (chiếm 72,1%). Từ khi luật doanh nghiệp mới ra đời vào năm 2005, hành lang pháp lý thông thoáng và bình đẳng hơn, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có những bước chuyển mình nhanh chóng cả về quy mô, số lượng và hiệu quả hoạt động. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hình thành và phát triển ngày một lớn mạnh, nhu cầu vốn của họ ngày càng tăng, đây là khách hàng tiềm năng mà ngân hàng cần phải thu hút.

2.3.2 DƯ NỢ THEO KỲ HẠN CHO VAY

Bảng 2.5: Dư nợ theo kỳ hạn cho vay tại Chi nhánh )

Đơn vị: tỷ VNĐ NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex Hà Nội(2009-2011) Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 3.564 100% 1.469 100% 2.141,5 100%

Dư nợ ngắn hạn 2.266 64% 918 62% 1.283 62% Dư nợ trung, dài hạn 1.298 36% 551 38% 858,5 38%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011 Petrolimex Kim Liên)

Nếu nhìn nhận theo kỳ hạn của khoản vay thì dư nợ tín dụng của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào dư nợ ngắn hạn. Năm 2009, dư nợ tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh là 2.266 tỷ VNĐ (chiếm 64%), năm 2010 là 918 tỷ VNĐ (chiếm 62%), năm 2011 là 1.283 tỷ VNĐ (chiếm 62%). Với việc huy động vốn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, ngân hàng sẽ phải tích cực cho vay ngắn hạn để đảm bảo tính an toàn cho cơ cấu nguồn vốn. Đứng về phía người đi vay, mà chủ yếu là các doanh nghiệp, lạm phát tăng rất mạnh vào đầu năm 2010 đã tạo tâm lý chờ đợi lạm phát xuống để có thể vay các khoản vay có lãi suất thấp hơn. Chính vì vậy, họ thường vay các khoản vay ngắn hạn có thời gian đáo hạn dưới một năm.

2.4 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX HÀ NỘI- KIM LIÊN PETROLIMEX HÀ NỘI- KIM LIÊN

2.4.1 TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN

Rủi ro tín dụng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau: nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan xét trên cả hai phương diện bản thân ngân hàng và khách hàng vay vốn. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra với bất kỳ khách hàng thuộc thành phần kinh tế nào. Một trong những chỉ tiêu để đo lường rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Theo quy định hiện nay của Ngân

Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex Hà Nội- Kim Liên(2009-2011)

Đơn vị: tỷ VNĐ Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng dư nợ 3.564 1.469 2.141,5 Nợ quá hạn 12,474 5,876 6,4245 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,35% 0,4% 0,3%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011 Petrolimex Kim Liên)

Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh Petrolimex Hà Nội- Kim Liên không cao quá và vẫn nằm trong giới hạn quy định của NHNN<5%. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tăng so với năm 2009, mức tăng này có thể diễn giải là do năm 2010 có những biến động lớn là lạm phát và khủng hoảng tài chính toàn cầu, các doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn, hàng hóa sản xuất ra chậm tiêu thụ, sản xuất bị đình trệ nên việc trả nợ Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ đã giảm so với năm 2009 và năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc này là do NHTMCP Petrolimex Hà Nội- Kim Liên đã có những biện pháp kiểm soát tín dụng chặt chẽ như:

- Phân loại khách hàng ngay khi khách hàng bắt đầu có mối quan hệ tín dụng với Ngân hàng để có định hướng tín dụng phù hợp.

- Tập trung cho vay các khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh và đảm bảo khả năng trả nợ.

- Phân tích đánh giá thực trạng tín dụng, định kỳ rà soát tín dụng để có những biện pháp phân loại xử lý kịp thời, hạn chế những khoản tín dụng xấu, hạn chế rủi ro tiềm ẩn.

2.4.2 TÌNH HÌNH NỢ XẤU

Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu tại Chi nhánh NH Petrolimex Hà Nội- Kim Liên (2009-2011)

Đơn vị: tỷ VNĐ

Chỉ tiêu Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 3.564 100% 1.469 100% 2.141,5 100% Nợ xấu 60,588 1,7% 52,884 3,6% 14,9905 0,7%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011 Petrolimex Hà Nội- Kim Liên)

Nhìn vào bảng trên, ta thấy tình hình nợ xấu tại Chi nhánh NHTMCP Petrolimex Hà Nội- Kim Liên có những tiến triển khả quan. Năm 2009, nợ xấu là 60,588 tỷ VNĐ (chiếm 1,7%), năm 2010 nợ xấu là 52,884 tỷ VNĐ (chiếm 3,6%), năm 2011 nợ xấu là 14,9905 tỷ VNĐ (chiếm 0,7%), nợ xấu đã giảm rất nhiều từ năm 2010 từ 52,884 tỷ VNĐ xuống 14,9905 tỷ VNĐ năm 2011. Để đạt được điều này, Chi nhánh đã có những thay đổi lớn về mặt kiểm soát chất lượng tín dụng, và xử lý nợ xấu như: đánh giá khách hàng và phân loại nợ theo công ước quốc tế, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng từng khoản vay, hạn chế cho vay những khách hàng đang có nợ xấu, xử lý tài sản để thu hồi nợ, cơ cấu các khoản nợ, xử lý rủi ro và bán nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích kĩ hơn ta thấy, năm 2009 nền kinh tế tăng trưởng mạnh, nguồn vốn huy động nhiều (10.518 tỷ VNĐ), Chi nhánh cho vay nhiều, để tránh phải đối mặt với việc một lượng vốn lớn bị ứ đọng, các điều kiện cho vay được nới lỏng hơn. Năm 2010, các biến cố trên thị trường rất phức tạp và và có tác động xấu đến các thành phần kinh tế, tuy Chi nhánh đã hạn chế nợ xấu tối đa bằng việc giảm cho vay những ngành đang gặp khó khăn như chứng khoán, bất động sản, tăng cường rà soát, chỉ cho các khách hàng có khả năng thanh toán vay nhưng mức nợ xấu vẫn cao, chiếm 3,6% tổng dư nợ. Đến năm 2011, rút kinh nghiệm từ các bài học quản lý nợ trong năm 2009 và 2010, Chi nhánh NHTMCP Petrolimex Hà Nội- Kim Liên đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống đáng kể, chỉ còn 0,7%.

2.4.3 CÔNG TÁC TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG

Đơn vị: tỷ VNĐ Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 3.564 100% 1.469 100% 2.141,5 100% Trích lập dự phòng 52,166 1,46% 92,899 6,32% 93,605 4,37%

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011 Petrolimex Hà Nội- Kim Liên )

Chi nhánh NHTMCP Petrolimex Hà Nội- Kim Liên thực hiện phân loại nợ theo quyết định 493/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam và quyết định số 165/QĐ – HĐBT ngày 06/06/2005 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHTMCP Petrolimex Việt Nam. Trên cơ sở phân loại nợ, Chi nhánh đã tiến hành trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kỳ hàng quý, Chi nhánh thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xét duyệt các khoản nợ có rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.

Qua bảng trên ta thấy, số tiền trích lập dự phòng năm 2010 tăng 40,733 tỷ VNĐ so với năm 2009, mà dư nợ tín dụng năm 2010 giảm 2095 tỷ VNĐ so với năm 2009. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2010, nhiều doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm nên không có doanh thu để trả nợ, tình hình nợ quá hạn và nợ xấu cao nên Chi nhánh bắt buộc phải tăng số tiền trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình. Đến năm 2011, tỷ lệ nợ xấu giảm còn 4,37%, do Chi nhánh đã quản lý nợ tốt, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu thấp hơn so với năm trước khiến nhu cầu trích lập dự phòng rủi ro không còn cao như năm trước.

2.4.4 CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG ĐANG ÁP DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHTMCP PETROLIMEX HÀ NỘI- KIM LIÊN TẠI CHI NHÁNH NHTMCP PETROLIMEX HÀ NỘI- KIM LIÊN

Tuân thủ quy trình tín dụng

Chi nhánh kiểm tra quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, nội dung kiểm tra như sau:

- Kiểm tra trước khi cho vay: là việc thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. Trong đó thì việc tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi cho vay được Ngân hàng đặt lên hàng đầu. Trước khi quyết định cho vay Chi nhánh đã phải xem xét đánh giá khách hàng một cách đúng đắn, cân nhắc kỹ càng trên nhiều phương diện cụ thể. Khách hàng là ai? Khách hàng thuộc thành phần kinh tế nào? Khách hàng là mới hay là khách hàng truyền thống của ngân hàng? Tình hình tài chính của khách hàng, khả năng quản lý, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng như thế nào?... để từ đó xác định được mức độ rủi ro thực tế và tiềm ẩn của khách hàng.

- Kiểm tra trong khi cho vay: là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay và các yếu tố chứng từ…

- Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra sử dụng vốn vay có theo đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng không? Kiểm tra tiến độ thực hiện của dự án, phương án? Kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm tiền vay?... • Xử lý vốn vay: tùy theo mức độ vi phạm của khách hàng quyết định xử lý

như sau:

- Tạm ngừng cho vay trong các trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật.

- Chấm dứt cho vay trong các trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng đã cam kết nhưng không khắc phục, sửa chữa; khách hàng ngừng sản xuất có thể dẫn đến phá sản; quá trình tổ chức lại sản xuất không xác định được người chịu trách nhiệm chính trước pháp luật về quan hệ vay vốn và trả nợ khách hàng.

- Khởi kiện trước pháp luật:

+ Khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đã được ngân hàng thông báo nhưng không khắc phục.

+ Khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan nhưng không có biện pháp khả thi để trả nợ ngân hàng.

+ Khách hàng có năng lực tài chính nhưng cố tình trốn tránh trả nợ. + Khách hàng có hành vi lừa đảo, gian lận.

Thực hiện bảo đảm tín dụng

Để đảm bảo an toàn trong kinh doanh, Chi nhánh đã sử dụng công cụ là hình thức thế chấp tài sản. Việc yêu cầu các khoản khách hàng vay vốn, phải gửi đến ngân hàng các giấy tờ về tài sản thế chấp khi xin vay vốn làm giảm bớt phần nào rủi ro cho Chi nhánh. Chi nhánh đã chấp hành nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc và điều kiện đảm bảo tín dụng đã ban hành. Ngoài ra, khai thác và mở rộng thêm các điều kiện đảm bảo tín dụng khác như bảo lãnh của bên thứ ba, bảo đảm bằng chính tài sản mà khách hàng vay tiền của Ngân hàng để mua…

Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc và đầy đủ việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ

Trong những năm qua Ngân hàng cũng đã chú trọng tới công tác thanh tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện những sai sót trong quá trình chấp hành các quy định, quy trình cấp tín dụng…

Định kỳ ngân hàng tiến hành đánh giá rủi ro và xếp loại khách hàng

Ngân hàng xếp loại khách hàng dựa trên việc chấm điểm các chỉ số tài chính và phi tài chính.

2.5 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHTMCP PETROLIMEX HÀ NỘI- KIM LIÊN

2.5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Chi nhánh đã thực hiện đúng những định hướng chiến lược kinh doanh theo chính sách tiền tệ của Nhà nước, và theo đúng định hướng của NHTMCP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xăng Dầu Petrolimex Việt Nam về mọi mặt kinh doanh đáp ứng yêu cầu bức thiết của nền kinh tế và bản thân Ngân hàng.

Trong thời gian qua, Chi nhánh đã đặc biệt chú trọng tới công tác hạn chế rủi ro tín dụng. Vì vậy, công tác này đã đạt được những thành tựu nhất định. Tỷ lệ nợ xấu đã giảm được đáng kể (1,7% vào năm 2009, 3,6% vào năm 2010 và 0,7% vào năm 2011), Chi nhánh cũng đã tích cực trong việc thu hồi nợ xấu (17.761 triệu VNĐ năm 2009, 6.844 triệu VNĐ năm 2010 và 67.417 triệu VNĐ năm 2011). Song song với việc tăng trưởng về số lượng, chất lượng tín dụng ở Chi nhánh cũng đươc nâng cao, nợ quá hạn được duy trì và kiểm soát ở mức thấp (0,35% vào năm 2009, 0,4% vào năm 2010 và 0,3% vào năm 2011).

Trong quan hệ tín dụng với khách hàng, Chi nhánh cũng đã giải quyết cho vay nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn tôn trọng đầy đủ nguyên tắc tín dụng, đặc biệt chú ý tới an toàn và hiệu quả vốn tín dụng.

Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh có uy tín và vay với khối lượng lớn thì Chi nhánh có chính sách ưu đãi để tăng sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác nhằm thu hút khách.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex – chi nhánh hà nội- kim liên (Trang 28 - 68)