Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những sai sót trong nghiệp vụ, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động kinh doanh, khắc phục dứt điểm các tồn tại sau thanh tra, kiểm tra. Phát huy vai trò của Tổ hậu kiểm, đảm bảo trong các khâu và mọi nghiệp vụ phát sinh đều được kiểm tra trước, trong và sau khi thực hiện. Từng bước sắp xếp, bổ sung lực lượng cho công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, cán bộ làm nghiệp vụ kiểm tra yêu cầu phải có trình độ chuyên môn, am hiểu pháp luật, lập trường quan điểm vững vàng và có phẩm chất đạo đức tốt.
Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên, tổ chức phân loại cán bộ theo trình độ để có biện pháp đào tạo tích hợp, xác
định nhu cầu, kế hoạch đào tạo cụ thể từng thời kỳ. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, bố trí sắp xếp tương đối hợp lý đúng người, đúng việc. Ổn định mô hình tổ chức và nâng cấp mạng lưới giao dịch.
Khai thác có hiệu quả hệ thống công nghệ sẵn có, tiếp nhận và nâng cấp đường truyền nhằm tăng tốc độ giao dịch.
Phát động các phong trào thi đua, đưa công tác thi đua khen thưởng trở thành công cụ quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Thường xuyên sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả các đợt thi đua, tổ chức khen thưởng động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
3.3Kiến nghị
3.3.1 Với chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Một trong những điều đầu tiên để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng là môi trường vĩ mô phải ổn định. Nếu môi trường vĩ mô trong đó các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá... được ổn định thì người dân sẽ đặt hết lòng tin vào ngân hàng. Khi đó, họ sẽ để tiền, tài sản của mình vào ngân hàng thay vì phải đi mua vàng hay bất động sản. Chính phủ và ngân hàng Nhà nước Việt nam có trách nhiệm quản lý đất nước để các ngành, các thành phần kinh tế hoạt động một cách nhịp nhàng, cân đối. Chính phủ và các cơ quan chức năng phải dự báo, tránh cho nền kinh tế các cú sốc lớn. Đồng thời với vai trò là người thay mặt nhân dân đứng ra quản lý nhà nước, chính phủ đề ra phương hướng phát triển để đất nước đi lên. Chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cho nền kinh tế phát triển, chính phủ phải tạo ra sự thông thoáng, tạo điều kiện cho việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại được dễ dàng. Để tăng cường huy động vốn, cần có sự phát triển đồng bộ của tất cả các thành phần, các cơ sở vật chất trong nền kinh tế. Cùng với các thành phần khác trong nền kinh tế quốc dân, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội cũng cần một môi
trường vĩ mô ổn định để phát triển.
Hiện nay, chúng ta đã có Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng Nhà nước với nhiều quy định mới, nhiều nội dung thể hiện tính tiến bộ phù hợp với tình hình, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, với đòi hỏi đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện chương trình hội nhập quốc tế, có nhiều quy định của luật không còn phù hợp.
Trên thực tế, do điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, các công cụ trên thị trường tiền tệ, nghiệp vụ thị trường mở còn hạn hẹp không đáp ứng được nhu cầu quản lý, điều hành của chính sách tiền tệ. Thực tiễn này đặt ra yêu cầu phải đa dạng hoá các công cụ giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở, thị trường tiền tệ để Ngân hàng Nhà nước có thể linh hoạt hơn trong việc sử dụng điều hành chính sách tiền tệ.
3.3.2 Với NHNo&PTNT Việt Nam
Đề nghị cho phép Chi nhánh áp dụng mô hình màng lưới, số lượng các phòng tại Hội sở, số lao động định biên và lao động thời vụ như đề xuất ở trên. Trong quá trình tổ chức các mục tiêu kinh doanh đề cập trong Đề án, Chi nhánh sẽ chủ động sắp xếp lại hợp lý để phát huy hiệu quả kinh doanh.
Đề nghị NHNo Việt Nam nghiên cứu sửa đổi, sớm ban hành quy chế trả lương để khuyến khích thu hút cán bộ giỏi và đãi ngộ thoả đáng cán bộ làm công tác quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh.
Đề nghị NHNo Việt Nam thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tại các chi nhánh.
KẾT LUẬN
Huy động vốn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - đây là biện pháp rất quan trọng, góp phần quyết định cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó đòi hỏi các ngân hàng thương mại nói riêng và hệ thống ngân hàng ở nước ta nói chung phải không ngừng đổi mới về hoạt động, đưa ra các giải pháp và biện pháp thích hợp với từng vùng kinh tế, từng khu vực trên đất nước để làm sao huy động được tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước, nhằm phát huy tối đa nội lực của nền kinh tế, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó về phía Nhà nước cũng phải có chính sách, biện pháp hỗ trợ cho sự hoạt động phát triển của hệ thống Ngân hàng, để cho hoạt động của ngành ngân hàng ngày càng tác động tích cực vào công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước.
Trong thời gian thực tập Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội, cùng với kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác, em đã chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại
Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội”. Do thời gian thực tập và trình độ
của bản thân còn hạn chế, em kính mong sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo, của các đồng chí trong ban giám đốc và phòng Marketing Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội để đề tài ngày càng hoàn thiện, góp phần nhỏ bé vào công tác huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội ngày càng có hiệu quả ./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Tiền tệ, tín dụng và ngân hàng
• Các giáo trình Ngân hàng thương mại, quản trị kinh doanh, marketing…
• Thời báo kinh tế Việt Nam
• Tạp chí thị trường tài chính, tiền tệ
• Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính
• Ngân hàng thương mại
• Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại
• Báo cáo tổng kết hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
Chương I: Tổng quan về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại………...3
1.1 Vốn của NHTM………..3
1.1.1 Khái niệm về vốn của NHTM………3
1.1.2 Cơ cấu vốn của NHTM…..………4
1.1.2.1 Vốn chủ sở hữu………..4
1.1.2.2 Vốn huy động………5
1.1.2.3 Vốn đi vay……….7
1.1.2.4 Vốn khác………8
1.1.3 Vai trò hoạt động huy động vốn của NHTM………...……9
1.1.3.1 Đối với toàn bộ nền kinh tế………...9
1.1.3.2 Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM………9
1.2 Các hình thức huy động vốn của NHTM………..11
1.2.1 Phân loại theo thời gian………...11
1.2.1.1 Huy động ngắn hạn………..11
1.2.1.2 Huy động trung hạn……….12
1.2.1.3 Huy động dài hạn……….12
1.2.2 Phân loại theo đối tượng………..12
1.2.2.1 Huy động từ dân cư……….12
1.2.2.2 Huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức xã hội………...12
1.2.2.3 Huy động từ các tổ chức tín dụng và các ngân hàng khác………..13
1.2.3 Phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động………..14
1.2.3.2 Huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay………16
1.2.3.3 Huy động vốn qua phát hành các công cụ nợ………..17
1.2.3.4 Huy động vốn qua các hình thức khác………18
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM…18 1.3.1 Yếu tố khách quan………...……….18
1.3.1.1 Pháp luật, chính sách của Nhà nước………18
1.3.1.2 Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước………..19
1.3.1.3 Tâm lý thói quen tiêu dùng của người gửi tiền………...20
1.3.2 Yếu tố chủ quan………..………..21
1.3.2.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng………21
1.3.2.2 Năng lực, trình độ của cán bộ ngân hàng………21
1.3.2.3 Uy tín của ngân hàng………...22
1.3.2.4 Trình độ công nghệ của ngân hàng………..23
Chương II: Thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội………...24
2.1. Khái quát về Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội……….24
2.1.1 Tổ chức bộ máy………...25 2.1.2 Nhân sự………..26 2.1.3 Mạng lưới hoạt động………..…..27 2.1.3.1 Chi nhánh……….27 2.1.3.2 Phòng giao dịch………...28 2.1.3.3 Nhận xét đánh giá………31
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội………...…….31
2.2.1.1 Huy động vốn………..31
2.2.1.2 Hoạt động tín dụng………..35
2.2.1.3 Hoạt động dịch vụ………...37
2.2.1.4 Kết quả tài chính………..43
2.2.1.5 Quản trị điều hành………...43
2.2.2 Hoạt động huy động vốn của từng phòng giao dịch………..44
2.2.3 Nhận xét đánh giá……….50
Chương III: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội………...53
3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội……….….53
3.1.1 Mục tiêu………...53
3.1.2 Định hướng………....53
3.1.2.1 Định hướng chung………...53
3.1.2.2 Định hướng huy dộng vốn………...54
3.2 Giải pháp………..…55
3.2.1 Đổi mới tổ chức, quản trị điều hành hiệu quả……….……..55
3.2.2 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn………..57
3.2.3 Mở rộng và phát triển dịch vụ………..…..59
3.2.4 Nâng cao năng lực tài chính………..…..60
3.2.5 Nâng cao khả năng cạnh tranh………..….61
3.2.6 Giải pháp khác……….……….61
3.3 Kiến nghị………..62
3.3.1 Với Chinh phủ và ngân hàng Nhà nước Việt Nam…………..…..62
3.3.2 Với NHNo&PTNT Việt Nam………...…63
KẾT LUẬN………64