Kết quả tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội (Trang 42)

Năm 2007 quỹ thu nhập (thu-chi chưa lương) đạt 91,6 tỷ đồng, hệ số lương đạt được 2.07; năm 2008 đạt 127 tỷ đồng, hệ số lương đạt được 2.17; năm 2009 đạt 118 tỷ đồng, hệ số lương đạt được 1.77; năm 2010 đạt 32.8 tỷ đồng hệ số lương đạt được 0.53.

Năm 2010 quỹ thu nhập đạt 32.8 tỷ đồng là do Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam về việc xử lý nợ vay của ALCI vì vậy tất cả các khoản nợ gốc và lãi của ALCI tại Chi nhánh Nam Hà Nội đã được cơ cấu nợ, liên quan đến dư nợ vay của ALCI làm giảm quỹ thu nhập của Chi nhánh trong năm 2010 là 109 tỷ đồng (trong đó tiền lãi chưa thu được đến hết 31/12/2010 là 65 tỷ đồng và Chi nhánh đã trích dự phòng rủi ro cụ thể 44 tỷ đồng).

Đến hết 31/12/2011 quỹ thu nhập đạt 34,5 tỷ đồng do nợ nhóm 2 đến nhóm 5 tăng, không thu được lãi (dự thu ngoại bảng 226 tỷ đồng).

Tổng thu nhập của Chi nhánh là: 672.2 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người: 3.73 tỷ đồng/người.

Thu từ tín dụng đạt 648 tỷ đồng, trong đó thu lãi cho vay là 639.8 tỷ đồng. Tỷ lệ thu lãi trên tổng lãi phải thu là 64%.

Thu ngoài tín dụng đạt 10 tỷ đồng, tỷ lệ thu ngoài tín dụng chiếm 1.49% tổng thu nhập.

Chênh lệch thu - chi (chưa lương) là: 34.5 tỷ đồng.

quân đầu vào: 16.73%, lãi suất bình quân đầu ra: 17.94%. 2.2.1.5 Quản trị điều hành

Trong những năm qua, Chi nhánh luôn thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật, quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy trình, quy chế của NHNo&PTNT Việt Nam. Các quy định nội bộ do Chi nhánh tự ban hành phù hợp với các quy định của pháp luật và của cấp trên.

Ngay khi có các văn bản chỉ đạo của NHNoVN về việc giảm, dừng cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện. Chi nhánh cũng nghiêm túc thực hiện mức phán quyết do Tổng Giám đốc NHNoVN ban hành.

Chi nhánh đã có văn bản phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban Giám đốc phù hợp để tập trung tháo gỡ những khó khăn từng thời kỳ. Thường xuyên họp giao ban, ban Giám đốc, trưởng phó các phòng nghiệp vụ, giám đốc, phó giám đốc các Phòng giao dịch, tổ xử lý nợ để phân tích đánh giá tình hình, giao nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân liên quan.

Chi nhánh giữ quan hệ tốt với chính quyền địa phương: thực hiện đầy đủ các quy định, tham gia đầy đủ, tích cực các phong trào do chính quyền địa phương phát động như ủng hộ các quỹ vì người nghèo, các hội chất độc mầu da cam, hội người mù,…trên địa bàn phường và quận. Thực hiện tốt mối quan hệ với người lao động: Ban lãnh đạo, Ban chấp hành Công đoàn thực sự quan tâm đến đời sống của CBCNV, thường xuyên thăm hỏi, động viên anh chị em khi bản thân, gia đình có người ốm đau, hiếu hỉ, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên làm việc tại các vị trí phù hợp với năng lực và nguyện vọng cá nhân.

Các kiến nghị của thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ Chi nhánh đã nghiêm túc chỉnh sửa và báo cáo kết quả gửi NHNo&PTNT Việt Nam đúng quy định.

2.2.2 Hoạt động huy động vốn của từng phòng giao dịch

• Phòng giao dịch số 1

Nguồn vốn của phòng qua các năm, cụ thể: năm 2008 đạt 107 tỷ; năm 2009 đạt 152 tỷ; năm 2010 đạt 181 tỷ; năm 2011 đạt 26 tỷ. Trong đó:

- Phân theo loại tiền: Nội tệ 18,2 tỷ đồng; ngoại tệ 7,9 tỷ đồng.

- Phân theo kỳ hạn: Không kỳ hạn: 9,9 tỷ đồng; Kỳ hạn dưới 12 tháng: 10,8 tỷ đồng; Kỳ hạn =, > 12 tháng: 5,4 tỷ đồng.

Tỷ lệ nguồn dân cư/tổng nguồn vốn: 62%. Nằm trên địa bàn quận Ba Đình (trước đây) có rất nhiều các tổ chức tín dụng khác cạnh tranh rất khốc liệt trong công tác huy động vốn. Hiện tại do phòng giao dịch số 1 chuyển về hoạt động tại khu đô thị Mễ Trì Thượng nên khó khăn trước mắt của Phòng GD số 1 là do dân cư chuyển về sinh sống chưa nhiều nên khó khăn trong việc tiếp thị nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư.

Nguồn vốn bình quân/đầu người: 4,3 tỷ đồng.

• Phòng giao dịch số 2

Nguồn vốn ổn định qua các năm, năm 2008 mới thành lập nguồn vốn đạt 49 tỷ đồng, năm 2009 là 76 tỷ đồng, năm 2011 nguồn vốn đạt: 41,5 tỷ đồng. Trong đó: Nguồn vốn nội tệ 40,2 tỷ đồng chiếm 97% tổng nguồn vốn; Nguồn vốn ngoại tệ là 1,3 tỷ đồng chiếm 3% tổng nguồn vốn.

- Phân theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn tổ chức kinh tế 28,2 tỷ đồng; nguồn vốn dân cư 13,3 tỷ đồng.

- Phân theo thời gian: Nguồn vốn không kỳ hạn: 9,7 tỷ đồng; có kỳ hạn dưới 12 tháng: 27,9 tỷ đồng; có kỳ hạn trên 12 tháng: 3,9 tỷ đồng. Nguồn vốn bình quân đầu người: 5,9 tỷ đồng

Qua việc tích cực, chủ động tiếp thị nguồn vốn bằng các hình thức như thu tiền học phí của Trường Đại học, chi tiền đền bù dự án nên lượng tiền gửi dân cư tăng lên rõ rệt, 4 tháng năm 2009 tiền gửi dân cư chỉ đạt 8 tỷ đồng chiếm 17% tổng nguồn vốn thì sang năm 2010 tiền gửi dân cư đạt 38

tỷ đồng, chiếm 50% tổng nguồn vốn. Năm 2011 do lãi suất của các ngân hàng cổ phần tăng cao nên lượng tiền gửi dân cư giảm mạnh, đến 31/12/2011 tiền gửi dân cư chỉ còn 13,3 tỷ đồng, chiếm 32% tổng nguồn vốn.

Năm 2009, 2010 nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế đạt thấp do khủng hoảng tài chính tiền tệ cộng với việc nhà nước thắt chặt tín dụng nên việc không cho vay khách hàng mới là nguyên nhân dẫn đến việc tiếp thị tổ chức kinh tế về hoạt động tiền gửi, thanh toán mà không cho vay là một việc khó khăn. Năm 2011 tiền gửi TCKT chỉ còn 28,2 tỷ đồng.

• Phòng giao dịch số 3

Nguồn vốn huy động qua các năm như sau: năm 2008: 176 tỷ đồng, năm 2009: 210 tỷ đồng, năm 2010: 207 tỷ đồng, năm 2011: 173 tỷ đồng.

Đến 31/12/2011:

- Nguồn nội tệ: 131,4 tỷ đồng - Nguồn ngoại tệ: 42,1 tỷ đồng - Nguồn dân cư: 103 tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nguồn Tổ chức kinh tế: 70 tỷ đồng

Nguồn vốn tại phòng ổn định qua các năm nhưng do cơ chế lãi suất của các NHTMCP nên đầu năm 2011 nguồn vốn giảm, về cuối năm 2011 do chính sách ổn định lãi suất nên nguồn vốn tại phòng có chiều hướng tăng.

Nguồn vốn bình quân đầu người: 15.8 tỷ đồng.

• Phòng giao dịch số 5

Nguồn vốn qua các năm: năm 2007 đạt 177 tỷ đồng, năm 2008 đạt 238 tỷ đồng, năm 2009 đạt 264 tỷ đồng, năm 2010: 212 tỷ đồng; năm 2011 đạt 130 tỷ đồng. Trong đó:

- Nguồn nội tệ: 110,9 tỷ đồng, nguồn ngoại tệ: 18,9 tỷ đồng - Nguồn dân cư: 51 tỷ đồng, nguồn Tổ chức kinh tế: 79 tỷ đồng

Nguồn vốn bình quân đầu người 16,3 tỷ. Trong đó, nguồn tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng từ 27 đến 40% trên tổng nguồn vốn huy động.

Tuy nhiên từ cuối năm 2010 và đầu năm 2011 đến nay, cơ chế lãi suất huy động của các Ngân hàng TMCP đều cao hơn vượt mức 14%/ năm, do đó, việc huy động vốn có gặp nhiều khó khăn. Giảm cả tiền gửi dân cư và TCKT, đáng chú ý nhất là giảm nguồn không kỳ hạn, nguồn này giảm gần 50% so lúc cao nhất.

• Phòng giao dịch số 6

Phòng có nguồn huy động tiền gửi dân cư ổn định, khách hàng giao dịch chủ yếu là cán bộ giáo viên hưu trí và sinh viên vùng lân cận thuộc khuôn viên của Trường ĐH KTQD, Bách Khoa, Xây dựng. Số liệu hoạt động được thể hiện qua các năm: năm 2008 tổng nguồn vốn đạt 181 tỷ trong đó nguồn tiền gửi dân cư đạt 65 tỷ (chiếm 36% tổng nguồn vốn); năm 2009 tổng nguồn vốn đạt 208 tỷ trong đó nguồn tiền gửi dân cư đạt 89 tỷ (chiếm 43% tổng nguồn vốn); năm 2010 tổng nguồn vốn đạt 170 tỷ trong đó nguồn tiền gửi dân cư đạt 93 tỷ (chiếm 55% tổng nguồn vốn); năm 2011 do tình hình kinh tế toàn quốc biến động mạnh theo thế giới và do không đáp ứng được vốn tín dụng nên một số công ty đã chuyển đi ngân hàng khác. Tổng nguồn vốn đạt 134,6 tỷ trong đó nguồn tiền gửi dân cư 62 tỷ đồng (chiếm 46% tổng nguồn vốn). Trong đó:

- Nguồn vốn nội tệ: 106,8 tỷ đồng chiếm 79.3% tổng nguồn vốn. - Nguồn vốn ngoại tệ: 27,8 tỷ đồng chiếm 20.7% tổng nguồn vốn.

Phân theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn tổ chức kinh tế: 72 tỷ đồng; nguồn vốn dân cư:62 tỷ đồng.

Phân theo thời gian: Nguồn vốn không kỳ hạn: 72 tỷ đồng; có kỳ hạn dưới 12 tháng: 44 tỷ đồng; có kỳ hạn trên 12 tháng: 18 tỷ đồng

Nguồn vốn bình quân đầu người: 19.1 tỷ đồng.

Nguồn vốn tăng trưởng mạnh theo các năm. Năm 2007 tổng nguồn vốn đạt 112 tỷ đồng, năm 2008: 279 tỷ đồng, năm 2009: 347 tỷ đồng, năm 2010: 480 tỷ đồng, năm 2011: 533 tỷ đồng, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu là nguồn nội tệ (98%/tổng nguồn).

Nếu phân theo đối tượng khách hàng thì nguồn tiền gửi của các TCKT chiếm tỷ trọng chủ yếu trên tổng nguồn năm 2008 chiếm 87%/tổng nguồn, năm 2009 chiếm 93%/tổng nguồn, năm 2010 chiếm 94%/tổng nguồn, năm 2011 chiếm 95%/tổng nguồn, nguồn tập trung ở một số khách hàng lớn như: Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, Công ty Mua Bán Nợ và Tài sản tồn đọng doanh nghiệp, Cty CP Thăng Long, Cty CP Nam Thắng, Cty CP Hợp tác lao động nước ngoài (LOD)..Đến thời điểm 31/12/2011 nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 5%/tổng nguồn, nguyên nhân do tốc độ tăng tưởng nguồn TG TCKT lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của nguồn TG dân cư, phân theo thời gian gửi thì tiền gửi không kỳ hạn năm 2008, 2009 chiếm tỷ trọng lớn nhưng đến hết năm 2011 chỉ còn chiếm 6% trên tổng nguồn còn nguồn chủ yếu là nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng.

Nhận xét: Nguồn tiền gửi huy động được của Phòng giao dịch số 9 qua các năm tăng trưởng đều, ổn định và hiệu quả.

• Phòng giao dịch số 10

Nguồn vốn huy động năm 2008 đạt 116 tỷ, năm 2009 đạt 116 tỷ, năm 2010 đạt 70 tỷ, năm 2011 đạt 38 tỷ. Trong đó: nguồn nội tệ: 23 tỷ đông, nguồn ngoại tệ: 15 tỷ đồng.

Nguồn tiền gửi dân cư luôn ổn định trung bình 60 tỷ (năm 2008: 64 tỷ, năm 2009: 58 tỷ, năm 2010: 58 tỷ, năm 2011: 30 tỷ).

Nguồn tiền gửi của TCKT năm 2008 là: 2 tỷ, năm 2009: 8 tỷ, năm 2010: 28 tỷ, năm 2011: 8 tỷ.

Đầu năm 2011, nguồn vốn sụt giảm do Phòng chuyển địa điểm mới, không thuận lợi giao dịch cho dân cư có nguồn ổn định tại địa bàn cũ.

• Phòng giao dịch Khâm Thiên

Nguồn vốn năm 2007: 67 tỷ đồng, năm 2008: 199 tỷ đồng; năm 2009: 99 tỷ đồng; năm 2010: 164 tỷ đồng; năm 2011 nguồn vốn huy động là 93,7 tỷ đồng. Trong đó:

- Nguồn nội tệ 69,3 tỷ đồng, nguồn ngoại tệ: 24,3 tỷ đồng. - Nguồn dân cư: 69 tỷ đồng, nguồn TCKT: 25 tỷ đồng.

Phòng có nguồn tiền gửi dân cư tương đối ổn định năm 2008 là 92 tỷ đồng; năm 2009 là 88 tỷ đồng; năm 2010 là 109 tỷ đồng; năm 2011 là 69 tỷ đồng.

Nguồn vốn bình quân đầu người là 8,5 tỷ đồng.

• Phòng giao dịch Giảng Võ

Nguồn vốn của phòng giai đoạn 2007-2009 luôn ổn định ở mức cao, năm 2007 đạt 213 tỷ đồng, năm 2008 đạt 213 tỷ đồng, năm 2009 đạt 205 tỷ đồng, năm 2010 nguồn vốn giảm còn 124 tỷ đồng, năm 2011 đạt 98 tỷ đồng. Trong đó tiền gửi dân cư là 65,5 tỷ chiếm 67% trên tổng nguồn vốn, còn lại là nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế.

Huy động VNĐ là chủ yếu, chiếm trên 85% tổng nguồn huy động; nếu phân theo đối tượng khách hàng thì tỷ trọng tiền gửi các TCKT chiếm tỷ lệ cao, tính chất nguồn không ổn định; phân theo thời gian thì tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng nhỏ, tiền gửi có kỳ hạn từ năm 2009 trở lại đây có xu hướng chuyển từ kỳ hạn dài sang kỳ hạn ngắn hơn. Năm 2010 nguồn vốn suy giảm mạnh do giảm nguồn của Cty chứng khoán NHCT 100 tỷ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn tiền gửi dân cư trung bình đạt trên 50 tỷ đồng.

Nguồn vốn huy động bình quân đầu người đạt 9,8 tỷ đồng/người.

• Phòng giao dịch Nam Đô

Nguồn vốn năm 2008 đạt 338 tỷ đồng, năm 2009 đạt 181 tỷ đồng, năm 2010 đạt 119 tỷ đồng, và năm 2011 đạt 97 tỷ đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn ngoại tệ: 10,5 tỷ đồng chiếm 10.8% tổng nguồn vốn.

Phân theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn tổ chức kinh tế: 52 tỷ đồng; nguồn vốn dân cư: 45 tỷ đồng

Phân theo thời gian: Nguồn vốn không kỳ hạn: 43 tỷ đồng; có kỳ hạn dưới 12 tháng: 35 tỷ đồng; có kỳ hạn trên 12 tháng: 19 tỷ đồng.

Từ cuối năm 2010 và đầu năm 2011 đến nay, cơ chế lãi suất huy động của các NHTMCP đều cao vượt mức 14%/năm, do đó việc huy động vốn có gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn không tăng còn giảm. Mặt khác do hạn chế tăng trưởng tín dụng, một số khách hàng lớn chuyển sang giao dịch tại các phòng giao dịch khác nên nguồn tiền gửi thanh toán, tiền ký quỹ bảo lãnh, ký quỹ mở L/C giảm.

Nguồn vốn bình quân đầu người: 9,7 tỷ đồng.

2.2.3 Nhận xét đánh giá

Mạng lưới hoạt động của các phòng giao dịch hiện nay tương đối phù hợp, các phòng giao dịch đều nằm rải rác ở các khu vực đông dân cư, thuận tiện cho việc huy động tiền nhàn rỗi từ người dân trong khu vực. Tuy nhiên do cùng trên địa bàn có một số phòng giao dịch của các ngân hàng cổ phần nên không tránh khỏi cạnh tranh, nhất là khi lãi suất biến động mạnh thì nhìn chung các phòng giao dịch của ngân hàng thương mại quốc doanh khó cạnh tranh với các ngân hàng cổ phần do cơ chế lãi suất, khuyến mại…

Với mạng lưới các phòng giao dịch của Chi nhánh Nam Hà nội hiện nay, có một số phòng giao dịch hoạt động chưa hiệu quả. Một số phòng giao dịch quá gần nhau và gần các chi nhánh NHNo khác; VD: PGD Giảng võ và số 10 gần nhau, PGD số 2 gần chi nhánh NHNo Cầu Giấy…

Về số lượng, chất lượng cán bộ của Chi nhánh hiện nay:

- Phần lớn có trình độ chuyên môn cơ bản, một số đồng chí có trình độ chuyên sâu, kinh nghiệm thực tế nhiều năm. Tuy nhiên đối với các cán bộ trẻ còn hạn chế về kinh nghiệm nghề nghiệp, nhưng đối với các cán

bộ lâu năm có kinh nghiệm nghề nghiệp lại hạn chế về ngoại ngữ và tin học.

- Các đồng chí giữ các vị trí chủ chốt trong Chi nhánh đa phần đều có trình độ quản lý, có trình độ chuyên môn cơ bản, có kinh nghiệm thực tế lâu năm.

Tuy nhiên tính thích nghi với môi trường làm việc, tính chủ động, tự chịu trách nhiệm, khả năng hỗ trợ lẫn nhau trong công việc chưa cao.

Nguồn vốn huy động qua các năm giảm do Chi nhánh đã thực hiện theo chủ trương của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam cơ cấu lại nguồn vốn, giảm dần nguồn tiền gửi tiền vay các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.

Quy mô tăng trưởng dư nợ so với nguồn vốn chưa hợp lý, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong 9 tháng đầu năm 2011 (tăng 292.7 tỷ đồng không kể nợ xấu của ALCI và Công ty Vận tải Biển Đông), Chi nhánh đã chủ động tìm mọi

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội (Trang 42)