Thí nghiệm xác định hiệu lực một số thuốc xử lý hạt giống (vụ đông xuân 2011)

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ có hiệu quả rầy lưng trắng (sogatella furcifera horvath) hại lúa tại nghệ an (Trang 69 - 74)

xuân 2011)

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa thì giai đoạn mạ thường là mẫn cảm nhất với các tác động của môi trường và các loại sâu bệnh hạị Trong mấy năm gần đây rầy lưng trắng gây bùng phát và là môi giới

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 58 truyền bệnh lùn sọc đen phương nam là một loại bệnh Virút nguy hiểm trên cây lúạ Đặc biệt là ở giai đoạn cây lúa còn non thì mức độ mẫn cảm với bệnh càng caọ Do vậy, việc bảo vệ cây lúa còn non phòng chống bệnh Virút lùn sọc đen phương nam thường qua phòng trừ rầy lưng trắng truyền bệnh là việc hết sức quan trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật cho thấy xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser plus 312.5FS và thuốc Enaldo 40FS cho hiệu quả tốt trong việc bảo vệ cây lúa non chống sự gây hại của rầy lưng trắng. Kết quả thí nghiệm trong phòng và trong nhà lưới với 2 loại thuốc này một lần nữa đã khẳng định hiệu quả cao của các thuốc này trong phòng trừ rầy lưng trắng giai đoạn lúa còn non. Đây là cơ sở để áp dụng biện pháp này vào Nghệ An. Các thuốc này có rất nhiều ưu điểm:

Một là, đây là biện pháp an toàn nhất trong các biện pháp hoá học do thuốc phần lớn đi vào hạt và thân cây lúa, được phân huỷ từ từ trong cây trồng. Lượng thuốc đi vào môi trường rất ít so với biện pháp phun. Khi phun, thuốc khuếch tán vào không khí, rơi xuống đất, nước và đi vào hệ sinh thái ngoài cây lúa một lượng lớn thường hơn 50%. Khi xử lý hạt giống, thuốc không trực tiếp tiếp xúc với các sinh vật trú ngụ trên đồng lúạ Rầy chết gián tiếp do chích hút nhựa cây chứa thuốc còn thiên địch hầu như không bị hạị

Hai là, hiệu quả trừ rầy của biện pháp xử lý hạt giống rất cao dù liều sử dụng cho lượng giống gieo trên 1 ha thấp hơn nhiều so với liều thuốc phun cho 1 hạ Lý do là khi phun, lượng thuốc phải rải trên cả 10.000 m2; Khi xử lý hạt giống, vì thuốc chỉ tập trung vào các hạt lúa nên lượng thuốc được “rải” trên chỉ có khoảng 100 m2, ít hơn đến 100 lần. Do vậy, nồng độ thuốc trừ rầy trên cây lúa rất cao, và hiệu quả trừ rầy không những cao mà còn kéo dàị

Ba là, hạn chế cao rầy gây hại về saụ Với việc xử lý hạt giống, lượng rầy nhập cư ban đầu bị diệt cơ bản, mật độ rầy trong ruộng lúa cho đến cuối vụ sẽ thấp hơn hẳn khi để chúng sinh sản và phát triển cho các lứa sau nên số lần phải phun rầy gây hại trong vụ sẽ giảm đi nhiềụ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 59

Bốn là, cây mọc đều, khoẻ và có thể giảm lượng giống gieo. Do thuốc xử lý hạt giống thường có kèm cả thuốc trừ bệnh (thuốc ENALDO 40FS ngoài hoạt chất trừ rầy còn có carbendazim và thiram) nên cây mạ rất ít bị rầy hại và bệnh chết cây con do nấm từ đất và hạt gây nên. Điều đó giúp cây khoẻ hơn, lượng giống gieo có thể giảm 10-20% so với bình thường.

Năm là, chi phí xử lý hạt giống rất thấp so với phun thuốc. Lượng thuốc xử lý giống ít mà hiệu quả cao nên (khi sử dụng thuốc ENALDO 40FS, giá thuốc chỉ 1.000 đồng – 1.600 đồng/ kg giống hay 60.000 đồng – 100.000 đồng/ha). Có thể nói, xử lý hạt giống lúa bằng thuốc đặc hiệu mang lai hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường cao, chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại đầu vụ và nhất là các bệnh virut do chúng truyền cho cây lúạ

Trong việc phòng trừ rầy lưng trắng hại lúa, thuốc hoá học luôn là biện pháp hiệu quả nhất khi các biện pháp khác đã sử dụng nhưng chưa hạn chế được tác hại của rầy lưng trắng. Thuốc hoá học trong tình huống này sẽ được sử dụng theo phương thức xử lý hạt giống để hạn chế được mật độ quần thể rầy lưng trắng di trú ngay từ đầu vụ. Từ lý do đó, chúng tôi tiến hành thí nghiệm về hiệu quả của thuốc xử lý hạt giống trong việc bảo vệ cây lúa ở giai đoạn đầu sau khi gieo để phòng trừ rầy lưng trắng di trú.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 60

Bảng 3.10: Hiệu lực một số thuốc xử lý hạt giống trừ rầy lưng trắng di trú

vụ đông xuân (Nghi Lộc – Nghệ An, 2011)

Hiệu lực (%) 3 NSS 7 NSS 10 NSS 14 NSS TT Công thức Liều lượng (ml/ 100kg) Mật độ (con/m2) Hiệu lực (%) Mật độ (con/m2) Hiệu lực (%) Mật độ (con/m2) Hiệu lực (%) Mật độ (con/m2) Hiệu lực (%) 1 Cruiser Plus 312.5FS 50 0,20 a 71,43 0,37 a 80,36 0,73 a 86,67 2,37 a 70,54 2 Enaldo 40FS 60 0,17 a 76,19 0,30 a 83,93 0,63 a 88,48 1,63 a 79,67 3 Đối chứng - 0,70 b - 1,87 b - 5,50 b - 8,03 b -

Ghi chú: các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác một cách có ý nghĩa

Dựa vào số lượng rầy lưng trắng vào đèn, tiến hành sạ lúa sau 7 ngày rầy lưng trắng đạt đỉnh cao về số lượng. Kết quả đánh giá tại huyện Nghi Lộc – Nghệ An cho thấy giai đoạn đầu sau khi xử lý hạt giống mật độ rầy lưng trắng xuất hiện thấp so với đối chứng, mật độ rầy rầy lưng trắng sau qua các kỳ điều tra 3, 7, 10 và 14 ngày sau sạ ở các công thức xử lý hạt giống mật độ rầy lưng trắng đều thấp hơn đối chứng. Kết quả bảng 3.10 cho thấy hiệu l lực của các công thức xử lý hạt giống Cruiser plus 312.5FS và Enaldo 40FS cao nhất sau 10 ngày sau sạ lần lượt là 86,67% và 88,48%. Sau 14 ngày hiệu lực của thuốc vẫn còn tác dụng nhưng đã bị giảm đi so với 10 ngày, chỉ còn tương ứng là 70,54% và 79,67% (Bảng 3.10).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 61

Hình 3. Bẫy đèn theo dõi rầy lưng trắng trên đồng ruộng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 62

Bảng 3.11: Mật dộ rầy lưng trắng qua các kỳ điều tra (Nghi Lộc – Nghệ An, 1-2/2011)

Mật độ rầy lưng trắng (con/m2)

TT Công thức Lượng dùng (ml/100kg) 17 NSS 22 NSS 27 NSS 32 NSS 40 NSS 1 Cruiser Plus 312.5FS 50 2,13 a 4,36a 9,44a 24,23a 32,07a 2 Enaldo 40FS 60 1,78a 3,52a 7,15a 18,26a 26,53a 3 Đối chứng - 8,37b 11,03b 25,60b 59,50c 67,22b

Ghi chú: các chữ cái khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác một cách có ý nghĩa

Tác dụng của thuốc còn ảnh hưởng rõ rệt đến mật độ rầy non của lứa 1 mà chúng được sinh ra từ rầy lưng trắng trưởng thành di trú đầu tiên trên ruộng. Sau sạ 40 ngày, mật độ rầy non ở các công thức xử lý hạt giống giảm rõ rệt so với đối chứng từ 2,1 – 2,5 lần (các ô được xử lý có mật độ rầy non trung bình 26,53 – 32,07 con/m2, đối chứng có mật độ rầy trung bình là 67,22 con/m2) (bảng 3.11). Cũng ở thời điểm 40 ngày sau sạ, quan sát thấy các ô được xử lý hạt giống đều khá an toàn trong khi ô đối chứng bị nhiều điểm điều tra mật độ các loại sâu hại khác cũng cao hơn rõ rệt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ có hiệu quả rầy lưng trắng (sogatella furcifera horvath) hại lúa tại nghệ an (Trang 69 - 74)