Phương pháp xác định hiệu lực của một số loại thuốc thương phẩm đang được dùng phổ biến để trừ rầy lưng trắng ngoài đồng ruộng

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ có hiệu quả rầy lưng trắng (sogatella furcifera horvath) hại lúa tại nghệ an (Trang 54 - 56)

đang được dùng phổ biến để trừ rầy lưng trắng ngoài đồng ruộng

2.3.4.1. Xác định hiệu lực của các loại thuốc xử lý hạt giống trong phòng trừ rầy lưng trắng

* Thí nghiệm hẹp (3 lần nhắc lại) - Diện tích ô công thức: 100m2.

- Hạt giống được ngâm nứt nanh sau đó trải đều dưới sàn, dùng bình phun thuốc bơm đều thuốc theo đúng liều lượng, đem ủ 36 giờ và sau đó gieo sạ bình thường theo tập quán của nông dân.

Công thức đối chứng: hạt giống được ngâm, ủ, gieo theo tập quán của nông dân.

- Giống lúa thí nghiệm là nhị ưu 838. - Công thức thí nghiệm

TT Công thức Liều lượng (ml/100 kg hạt giống)

1 Cruiser Plus 312.5FS 50

2 Enaldo 40FS 60

3 Đối chứng Không phun thuốc

- Chỉ tiêu theo dõi: mật độ rầy trưởng thành di trú sau 3, 7, 10, 14 ngày và mật độ rầy non ở lứa tiếp theo (điều tra 5 ngày/lần đến 40 ngày sau sạ).

- Phương pháp điều tra: dùng khay tráng dầu có kích thước (20 x 20)cm để xác định mật độ rầy lưng trắng. Mỗi công thức điều tra tại 10 điểm không

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 43 cố định trên hai đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 0,04 m2. Nghiêng khay sát thân cây lúa một góc 45°, đập 2 đập. Đếm số rầy có trong khaỵ

2.3.4.2. Xác định hiệu lực thuốc với rầy non tuổi 1-2 ở giai đoạn lúa làm đòng

* Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm diện hẹp

+ Diện tích ô công thức: 50m2 + Số lần nhắc lại: 3 lần. + Công thức

Các công thức có hiệu quả trong phòng đạt > 70% sẽ tiếp tục được tiến hành ở thí nghiệm ngoài đồng.

- Xử lý thuốc

+ Thuốc được phun mù ướt toàn bộ cây lúa theo đúng kỹ thuật phun với từng loại thuốc với mật độ rầy trung bình 2,5 con/tép (thí nghiệm thử hiệu lực của thuốc với rầy non) và mật độ rầy trung bình 0,3 con/tép (thí nghiệm thử hiệu lực thuốc với rầy trưởng thành).

+ Lượng nước nước thuốc: 500 l/ha;

+ Dụng cụ: bình bơm tay đeo vai loại 16 lít. - Chỉ tiêu và phương pháp điều tra:

Chỉ tiêu:

+ Số lượng rầy lưng trắng sống ở các công thức thí nghiệm ở các công thức thí nghiệm vào thời điểm trước phun và 1, 3, 5, 7 ngày sau xử lý.

+ Hiệu lực thuốc trong thí nghiệm ngoài đồng được tính theo công thức Henderson- Tilton:

Ta x Cb

H (%) = (1- --- ) x 100 Ca x Tb

Trong đó: H : hiệu lực thuốc

Cb: số cá thể rầy sống ở công thức đối chứng trước xử lý Tb: số cá thể rầy sống ở công thức thí nghiệm trước xử lý

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 44 Ca: số cá thể rầy sống ở công thức đối chứng sau xử lý

Ta: số cá thể rầy sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý

Phương pháp điều tra: dùng khay tráng dầu có kích thước (20 x 20)cm để xác định số lượng rầy lưng trắng. Mỗi ô điều tra 5 điểm không cố định trên hai đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 0,04 m2. Nghiêng khay sát thân cây lúa một góc 45°, mỗi khóm đập 2 đập. Đếm số lượng rầy có trong khaỵ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ có hiệu quả rầy lưng trắng (sogatella furcifera horvath) hại lúa tại nghệ an (Trang 54 - 56)