4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nhân nuôi rầy thí nghiệm
Phương pháp gieo mạ nuôi rầy: Lúa giống TN1 được ngâm no nước (48 giờ), sau đó rửa sạch và được ủ đến khi mầm dài bằng 2/3 hạt lúa, rễ dài bằng 1/3 hạt lúa (ngày ngâm, đêm ủ, trong 2 đêm) thì đem gieo. Gieo mạ vào khay có kích thước 32x24cm, (để vừa lồng nhỏ nuôi rầy) khi đã có một lớp đất dày 1 cm trong khay, sau khi gieo phủ 1 lớp đất mỏng 0,5cm.
Phương pháp thu thập mẫu: Các quần thể rầy lưng trắng tại Nghệ An được thu thập theo phương pháp của IRRI. Dùng ống hút rầy hút rầy cái bụng chửa, một đầu ống hút rầy rồi truyền vào ống nhựa to. Sau đó rầy được chuyển vào lồng nuôi rầy nhỏ có kích thước (33x25x35)cm có khay mạ giống TN1 7 ngày tuổi. Mỗi lồng thả 200 rầy. Mỗi xã trong huyện Nghi Lộc chọn đại diện thu tại 5 điểm, mỗi điểm thu 200 rầy, khoảng cách giữa các điểm là 200m.
Phương pháp nuôi nhân: Rầy bắt từ ruộng được nuôi trong phòng nuôi sâu tiêu chuẩn, từ quần thể rầy này chọn bắt các rầy trưởng thành chuyển sang nuôi ở các lồng nuôi rầy. Mỗi lồng nuôi thả 200 rầy cái và 100 rầy đực trưởng thành. Sau 7 ngày bắt và loại bỏ toàn bộ rầy thả trong lồng.
2.3.2. Phương pháp xác định hiệu lực phòng trừ rầy lưng trắng trong phòng thí nghiệm
2.3.2.1. Phương pháp xác định hiệu lực của các thuốc xử lý hạt giống phòng trừ rầy lưng trắng rầy lưng trắng
Xử lý hạt giống bằng 2 loại thuốc là Cruiser plus 312.5FS liều lượng 50ml/100kg và Enaldo 40FS liều lượng 60ml/100kg hạt giống. Giống lúa được tiến hành thí nghiệm là giống hương thơm 01, hạt giống được ngâm ủ nứt nanh sau đó tiến hành phun các thuốc xử lý hạt giống. Tiến hành ủ các công thức xử lý hạt giống 1 ngày để hạt dài ra. Thí nghiệm thả rầy vào các giai đoạn mạ được 5,10 và 15 ngày (mỗi loại tuổi là một thí nghiệm). Đếm số
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 39
rầy trưởng thành chết sau khi thả sau 3,5 và 7 ngày. Đánh giá mật độ rầy cám ở các thế hệ tiếp theo. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần thả 100 rầy trưởng thành.
2.3.2.2. Xác định hiệu lực các loại thuốc trừ rầy non tuổi 1- 2
Tiến hành nuôi và chọn riêng các pha phát triển ở thế hệ F2 của rầy. Rầy được chọn đồng đều theo tuổi. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần. Mỗi lồng lưới kích thước (70 x 60 x 90)cm có cây lúa giống TN1 ở giai đoạn đứng cái thả 100 con rầy tuổi 1đến tuổi 2. Thả rầy ổn định trong 24 giờ, sau đó phun dung dịch nước thuốc đã pha theo khuyến cáo sử dụng của nhà sản xuất. Đếm số lượng rầy lưng trắng còn sống ở các công thức thí nghiệm trước và sau xử lý 1, 2, 3 ngày.
Hiệu lực thuốc trong phòng được tính bằng công thức Sun – Sherpa:
Pt + Pck
H (%) = ( --- ) x 100 100 + Pck
Trong đó: H = hiệu lực thuốc.
Pt = tỷ lệ (%) rầy chết ở công thức xử lý
Pck = tỷ lệ (%) thay đổi của quần thể rầy ở đối chứng. Với:
Tb - Ta Ca - Cb
Pt = ( --- ) x 100 và Pck = ( --- ) Cb Cb
Trong đó:
Tb= số cá thể rầy sống ở công thức xử lý trước phun thuốc Ta = số cá thể rầy sống ở công thức xử lý sau khi phun thuốc
Cb = số cá thể rầy sống ở công thức đối chứng trước khi phun thuốc Ca = số cá thể rầy sống ở công thức đối chứng sau khi phun thuốc - Công thức:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 40
TT Công thức Liều lượng (l,kg/ha)
1 Actara 25WG 0,08
2 Bassa 50EC 1,2
3 Butyl 10WP 1.0
4 Chess 50WG 0,3
5 Confidor 100SL 0,25
6 Dantotsu16WSG 0,1
7 Elsin 10EC 0,4
8 Oncol 20EC 5,0
9 Oshin 20WP 0,13
10 Regent 800WG 0,04
11 Penalty gold 50EC 1,2
12 Sutin 5EC 1,0
13 Trebon 20EC 1,0
14 Đối chứng Không phun thuốc
2.3.2.3. Xác định hiệu lực các loại thuốc trừ rầy non tuổi 3-4
Các công thức được bố trí tương tự với thí nghiệm 2.3.2.2. Rầy được chọn thí nghiệm là rầy tuổi 3 – 4.
2.3.2.4. Xác định hiệu lực các loại thuốc trừ rầy trưởng thành
Các công thức được bố trí tương tự với thí nghiệm 2.3.2.2. Rầy được chọn thí nghiệm là rầy trưởng thành.
2.3.3. Phương pháp xác định hiệu lực các loại thốc phòng trừ rầy lưng trắng trong nhà lưới
2.3.3.1. Xác định hiệu lực của các thuốc xử lý hạt giống
Tiến hành ngâm ủ và xử lý thí nghiệm như thí nghiệm xử lý hạt giống trong phòng.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 41
Mỗi lồng thí nghiệm thả 100 rầy trưởng thành nhắc lại 3 lần, theo dừi số rầy sống và chết sau 3,5 và 7 ngày, hiệu lực của thuốc được xử lý theo Sun - Sherpa.
2.3.3.2. Xác định hiệu lực một số loại thuốc nội hấp trừ rầy lưng trắng
* Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm diện hẹp
+ Diện tích ô công thức: 1m2 + Số lần nhắc lại: 3 lần.
+ Công thức
TT Công thức Liều lượng (l,kg/ha)
1 Actara 25WG 0,08
2 Dantotsu16WSG 0,10
3 Elsin 10EC 0,40
4 Oshin 20WP 0,13
5 Đối chứng Không phun thuốc
- Xử lý thuốc
+ Thuốc được phun mù ướt toàn bộ cây lúa theo đúng kỹ thuật phun với từng loại thuốc với mật độ rầy lưng trắng trung bình 10 con/khóm.
+ Lượng nước nước thuốc: 50 ml/m2. + Dụng cụ: bình bơm tay 2 lít.
- Chỉ tiêu và phương pháp điều tra:
Chỉ tiêu:
+ Số lượng rầy lưng trắng sống ở các công thức thí nghiệm ở các công thức thí nghiệm vào thời điểm trước phun và 1, 3, 5, 7 ngày sau xử lý.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 42
Phương pháp điều tra: dùng khay tráng dầu có kích thước (20 x 20)cm để xác định số lượng rầy lưng trắng. Mỗi ô điều tra 5 điểm không cố định trên hai đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 1 khóm. Nghiêng khay sát thân cây lúa một góc 45°, mỗi khóm đập 2 đập. Đếm số lượng rầy có trong khay.
Hiệu lực thuốc được tính theo công thức Henderson- Tilton.
2.3.4. Phương pháp xác định hiệu lực của một số loại thuốc thương phẩm đang được dùng phổ biến để trừ rầy lưng trắng ngoài đồng ruộng
2.3.4.1. Xác định hiệu lực của các loại thuốc xử lý hạt giống trong phòng trừ rầy lưng trắng
* Thí nghiệm hẹp (3 lần nhắc lại) - Diện tích ô công thức: 100m2.
- Hạt giống được ngâm nứt nanh sau đó trải đều dưới sàn, dùng bình phun thuốc bơm đều thuốc theo đúng liều lượng, đem ủ 36 giờ và sau đó gieo sạ bình thường theo tập quán của nông dân.
Công thức đối chứng: hạt giống được ngâm, ủ, gieo theo tập quán của nông dân.
- Giống lúa thí nghiệm là nhị ưu 838.
- Công thức thí nghiệm
TT Công thức Liều lượng (ml/100 kg hạt giống)
1 Cruiser Plus 312.5FS 50
2 Enaldo 40FS 60
3 Đối chứng Không phun thuốc
- Chỉ tiờu theo dừi: mật độ rầy trưởng thành di trỳ sau 3, 7, 10, 14 ngày và mật độ rầy non ở lứa tiếp theo (điều tra 5 ngày/lần đến 40 ngày sau sạ).
- Phương pháp điều tra: dùng khay tráng dầu có kích thước (20 x 20)cm để xác định mật độ rầy lưng trắng. Mỗi công thức điều tra tại 10 điểm không
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 43
cố định trên hai đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 0,04 m2. Nghiêng khay sát thân cây lúa một góc 45°, đập 2 đập. Đếm số rầy có trong khay.
2.3.4.2. Xác định hiệu lực thuốc với rầy non tuổi 1-2 ở giai đoạn lúa làm đòng
* Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm diện hẹp
+ Diện tích ô công thức: 50m2 + Số lần nhắc lại: 3 lần.
+ Công thức
Các công thức có hiệu quả trong phòng đạt > 70% sẽ tiếp tục được tiến hành ở thí nghiệm ngoài đồng.
- Xử lý thuốc
+ Thuốc được phun mù ướt toàn bộ cây lúa theo đúng kỹ thuật phun với từng loại thuốc với mật độ rầy trung bình 2,5 con/tép (thí nghiệm thử hiệu lực của thuốc với rầy non) và mật độ rầy trung bình 0,3 con/tép (thí nghiệm thử hiệu lực thuốc với rầy trưởng thành).
+ Lượng nước nước thuốc: 500 l/ha;
+ Dụng cụ: bình bơm tay đeo vai loại 16 lít.
- Chỉ tiêu và phương pháp điều tra:
Chỉ tiêu:
+ Số lượng rầy lưng trắng sống ở các công thức thí nghiệm ở các công thức thí nghiệm vào thời điểm trước phun và 1, 3, 5, 7 ngày sau xử lý.
+ Hiệu lực thuốc trong thí nghiệm ngoài đồng được tính theo công thức Henderson- Tilton:
Ta x Cb
H (%) = (1- --- ) x 100 Ca x Tb
Trong đó: H : hiệu lực thuốc
Cb: số cá thể rầy sống ở công thức đối chứng trước xử lý Tb: số cá thể rầy sống ở công thức thí nghiệm trước xử lý
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 44
Ca: số cá thể rầy sống ở công thức đối chứng sau xử lý Ta: số cá thể rầy sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý
Phương pháp điều tra: dùng khay tráng dầu có kích thước (20 x 20)cm để xác định số lượng rầy lưng trắng. Mỗi ô điều tra 5 điểm không cố định trên hai đường chéo góc, mỗi điểm điều tra 0,04 m2. Nghiêng khay sát thân cây lúa một góc 45°, mỗi khóm đập 2 đập. Đếm số lượng rầy có trong khay.
2.3.4.3. Xác định hiệu lực thuốc với rầy tuổi 3-4 ở giai đoạn lúa làm đòng Các công thức được bố trí tương tự với thí nghiệm 2.3.4.2.
2.3.4.4. Xác định hiệu lực thuốc với rầy trưởng thành ở giai đoạn lúa làm đòng Các công thức được bố trí tương tự với thí nghiệm 2.3.4.2.
2.3.5. Xác định hiệu lực của phương pháp phun rải thuốc ở giai đoạn lúa làm đòng
2.3.5.1. Xác định hiệu lực của phương pháp phun rải thuốc tiếp xúc trừ rầy lưng trắng ở giai đoạn lúa làm đòng
Thí nghiệm được tiến hành với 3 công thức (2 công thức xử lý thuốc và đối chứng), mỗi công thức 3 lần nhắc lại.
Công thức 1: Bassa 50EC phun ngọn Công thức 2: Bassa 50EC phun gốc Công thức 3: Đối chứng (không xử lý)
Thuốc thí nghiệm: Bassa 50EC (liều lượng 1,25 l/ha) Lượng nước: 800 lít/ha
Diện tích ô thí nghiệm: 50 m2
Bơm thử nghiệm là bình bơm tay đeo vai (16 L) đang dùng phổ biến tại Nghệ An với 2 cách phun : phun trên mặt và phun sát gốc lúa và thử nghiệm trên giai đoạn sinh trưởng của lúa khi đòng già.
Chỉ tiờu theo dừi:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 45
- Điều tra mật độ rầy trước phun thuốc và 1, 3, 5, 7 ngày sau phun thuốc.
- Hiệu lực thuốc theo Henderson Tilton sau phun thuốc 1, 3, 5, 7 ngày sau phun thuốc.
2.3.5.2. Xác định hiệu lực của phương pháp phun rải thuốc tiếp xúc kết hợp với thuốc trợ lực Enomil 30L trừ rầy lưng trắng ở giai đoạn lúa làm đòng
Các công thức thí nghiệm được bố trí tương tự với thí nghiệm 2.3.5.1.
(ngoài ra có pha thêm thuốc trợ lực Enomil 30L).
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu thực nghiệm bằng phần mềm EXCEL, chương trình thống kê sinh học IRRISTAT 2005.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 46
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xác định hiệu lực của các loại thuốc đối với rầy lưng trắng trong