Chế độ Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ và BNN)

Một phần của tài liệu Công tác chi trả BHXH ở huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh giai đoạn 2000-2002. Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 42 - 43)

II. Thực trạng công tác chi trả BHXH ở huyện cẩm Xuyên năm 2000 2002.

c. Chế độ Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ và BNN)

TNLĐ và BNN xẩy ra ngoài ý muốn của người lao động. Khi xét hưởng trợ cấp BHXH chỉ căn cứ vào tỉ lệ suy giảm khả năng lao động thì chưa đủ và thoả đáng vì chưa tính đến sự đóng góp của người lao động. Người lao động bị tai nạn lao động là một thiệt thòi lớn đối với bản thân. Vì vậy, mức hưởng BHXH không tính đến sự đóng cho quỹ BHXH sẽ làm cho người lao động thiệt thòi hơn.

Vì vậy, một mặt Nhà nước nên chăng tính toán mức trợ cấp dựa trên tỷ lệ tiền lương hiện hành mà người lao động đóng BHXH ; mặt khác, tiếp tục nghiên cứu để có thể định tỷ lệ trợ cấp tỷ lệ thuận với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để tránh tình trạng có người lợi dụng cơ sở để cố ý làm sai.

d. Chế độ Tử tuất.

Ở đây chế độ tiền tuất hàng tháng còn có điểm chưa hợp, điều kiện hưởng không căn cứ vào tình trạng kinh tế của gia đình và sự đóng góp của người chết khi còn sống. Phần lớn thân nhân của người chết chưa đến tuổi lao động hoặc quá tuổi lao động đều được hưởng trợ cấp, dẫn đến mức trợ cấp hàng tháng thấp, không đảm bảo ý nghĩa nhân đạo của chế độ trợ cấp này.

Vì vậy, nên chăng Nhà nước tính mức trợ cấp dựa trên mức lương bình quân của người lao động trước khi chết ; mặt khác, Nhà nước quy

định đại diện đối tượng hưởng trợ cấp, chẳng hạn thân nhân có người nuôi dưỡng trực tiếp có mức thu nhập lớn hơn 10 lần mức lương tối thiểu thì không được hưởng trợ cấp tuất tháng.

Một phần của tài liệu Công tác chi trả BHXH ở huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh giai đoạn 2000-2002. Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w