Phương hướng vận động của môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp thúc đẩy bán các mặt hàng thuộc nhãn hiệu Chinsu foods của Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan trên thị trường miền Bắc (Trang 42 - 43)

Phân tích, dự báo các sản phẩm chính

Nước mắm: Nước mắm hiện chiếm 45% cơ cấu doanh thu và 42% trong cơ cấu lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận biên của ngành hàng nước mắm là 20%.

Công ty dự báo doanh thu từ nước mắm có thể đạt mức tăng trưởng bình quân mỗi năm 51% trong giai đoạn 2010-2014 với giả định tốc độ tăng trưởng của ngành là khoảng 10%.

Nước tương: Nước tương đóng góp khoảng 24% vào tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2009. Doanh thu tăng trưởng bình quân 175% trong giai đoạn 2009-2013 trong khi tốc độ tăng trưởng tự nhiên của ngành là 49%.

Mì ăn liền: Mì ăn liền đóng góp khoảng 15% vào doanh thu của toàn công ty trong năm 2008. Trong giai đoạn 2010-2013 tăng trưởng đạt mức 250% trong khi tốc độ của ngành vào khoảng 19%.

Mì ăn liền sẽ tăng trưởng ở mức bình quân 75% trong giai đoạn 2010- 2013 so với bình quân ngành là 8% mỗi năm. Ước tính này là dựa trên cơ sở dự đoán về sự phát triển của mì Tiến Vua với 176% tăng trưởng trong giai đoạn dự báo.

Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ như Vina AceCook (Đệ Nhất, Hảo Hảo), Vifon, Asia, biên lợi nhuận của mì ăn liền không cao như các loại nước chấm.

Trong năm 2009 do đẩy mạnh sản phẩm mới là Tiến Vua nên công ty tăng cường chi phí quảng cáo và marketing, từ đó làm giảm lợi nhuận biên xuống còn khoảng 9%. Trong các năm sau, khi chi phí quảng cáo giảm xuống thì ước tính biên lợi nhuận sẽ tăng lên 16%.

Trong các năm tới do thu nhập, mức sống của dân cư, cũng như nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, khách hàng ngày càng khó tính và yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn. Công ty đang chú trọng phát triển các sản phẩm thuộc ngành hàng cao cấp như mắm Chinsu và mì Omachi. Cụ thể trong năm 2009 sau một thời gian dài nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thị trường Công ty đó tỏi tung lại nước mắm Chinsu với cả kiểu dáng và chất lượng đều thay đổi. Tháng 04/2010 Công ty đưa ra một quyết định táo bạo đổi mới mì Omachi thành mì Omachi hủ tiếu.Trong cùng một gúi mỡ cú hai thành phần chớnh, mụt nửa vẫn là sợi mì Omachi khoai tây còn một nửa là hủ tiếu nhằm thay đổi khẩu vị, tạo cảm giác mới lạ cho người dùng.

Công ty Nghiên cứu Thị trường Euromonitor công bố mức tăng trưởng của thị trường mì ăn liền tại Việt Nam năm 2008 là 20%, đạt giá trị đến 5.754 tỉ đồng và kết luận “thị trường này đang bùng nổ”.

Dự đoán đến năm 2010 mỗi năm có khoảng 5 tỷ gúi mỡ được tiêu thụ, đem lại doanh thu 8000 tỷ. Công ty này cũng dự báo trong tương lai gần, tốc độ tăng trưởng của thị trường này sẽ tiếp tục duy trì ở mức 15-20%/năm và nhanh chóng đạt giá trị bình quân 10.000 tỉ đồng/năm.

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp thúc đẩy bán các mặt hàng thuộc nhãn hiệu Chinsu foods của Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan trên thị trường miền Bắc (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w