Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Trung

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển biến của cách mạng trung quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới (Trang 39 - 43)

5. Kết cấu đề tài

2.1.3. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Trung

tham gia một số cuộc đấu tranh chính trị thì thường cũng chỉ là chạy theo giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản. Họ không có chủ trương độc lập của mình. Về mặt tổ chức, họ chưa có chính đảng của giai cấp mình. Họ cũng chưa có công hội thống nhất mà chỉ dựa vào một số đoàn thể bí mật dân gian hình thức thô sơ như Ca lão hội, Lão quân hội, Bang khẩu và Hàng hội… để tiến hành đấu tranh. Những tổ chức này rõ ràng là không thể phản ánh đầy đủ lợi ích của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân cũng không thể dựa vào các tổ chức này để tự giải phóng.

Do đó, muốn tiến hành đấu tranh thắng lợi thì giai cấp công nhân Trung Quốc nhất thiết phải có sự lãnh đạo của một chính đảng đại biểu chân chính cho lợi ích của giai cấp công nhân và dày dạn kinh nghiệm dẫn đường cho giai cấp công nhân tiến hành đấu tranh. Và chính bản thân sự phát triển của phong trào công nhân là điều kiện vật chất chuẩn bị cho sự hình thành một chính đảng như vậy.

2.1.3. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Trung Quốc Trung Quốc

làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại, chọc thủng mặt trận của chủ nghĩa đế quốc, lập nên nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại thắng lợi là sự chuyển biến căn bản trong lịch sử loài người. Nó đã chọc thủng mặt trận của chủ nghĩa đế quốc, lật đổ nền thống trị của giai cấp tư sản trong một nước tư bản lớn, lập lên nền chuyên chính vô sản. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, nó đã đưa một giai cấp bị áp bức bóc lột lên địa vị một giai cấp thống trị. Từ đó, thế giới chia thành hai phe đối lập: phe tư bản chủ nghĩa dẫy chết và phe xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh. Thế giới cũ, tư bản chủ nghĩa đẫm máu bắt đầu tan rã, còn thế giới mới xã hội chủ nghĩa không có áp bức, bóc lột đã ra đời. Cuộc cách mạng tháng Mười vĩ đại chứng tỏ phong trào cách mạng vô sản đã bước vào một thời đại mới – thời đại giai cấp vô sản trực tiếp đánh vào chế độ tư bản chủ nghĩa và giành được thắng lợi đã bắt đầu.

Cách mạng tháng Mười không những đã làm thay đổi bộ mặt của phong trào cách mạng vô sản trong các nước tư bản chủ nghĩa, mà còn đưa đến những biến đổi căn bản trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Trước cách mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc thường tiến hành dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, theo quan điểm của chủ nghĩa dân tộc tư sản và kết quả của nó là lập lên nền thống trị của giai cấp tư sản. Cách mạng tháng Mười đã gạt bỏ con đường mòn đó. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản Nga, theo quan điểm của chủ nghĩa quốc tế vô sản, các dân tộc bị áp bức sống dưới ách thống trị của nước Nga đế quốc đã làm cách mạng dân tộc, lật đổ ách áp bức dân tộc thuộc địa, dựng lên nền thống trị của nhân dân, lần đầu tiên trong lịch sử loài người đưa một dân tộc bị áp bức lên địa vị một dân tộc thật sự tự do và thật sự bình đẳng. Vì vậy, cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại đã nêu một tấm gương chói lọi cho phong trào cách mạng vô sản thế giới, đồng thời, cũng nêu một tấm gương rạng rỡ cho phong trào giải phóng thuộc địa. Cách mạng tháng Mười đưa phong trào giải phóng thuộc địa bước vào một thời đại mới tức là thời đại nhân dân các nước bị áp bức trên thế giới liên minh với giai cấp vô sản và tiến hành cách mạng thuộc địa dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản.

Những biến đổi do cuộc Cách mạng tháng Mười đem lại về căn bản đã làm rung chuyển nền thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa tư bản đã bước vào thời kì tổng khủng hoảng, thời kì chủ nghĩa tư bản diệt vong.

công nhân. Cuộc cách mạng tháng Mười chứng minh rằng vũ khí tư tưởng vĩ đại để giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới là chủ nghĩa Mác – Lê nin chứ không phải một thứ chủ nghĩa nào khác. Do đó, sau cách mạng tháng Mười, dưới lá cờ của chủ nghĩa Mác – Lê nin, phương Tây và phương Đông kế tiếp nhau thổi bùng lên một phong trào cách mạng quy mô lớn, hình thành cao trào cách mạng thế giới.

Cách mạng tháng Mười thúc đẩy cách mạng thế giới phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của cách mạng Trung Quốc, làm cho bộ mặt của cách mạng Trung Quốc có những biến đổi căn bản.

Cách mạng tháng Mười đã đưa đến những biến đổi to lớn trong tư tưởng của nhân dân Trung Quốc, đem đến cho nhân dân Trung Quốc chủ nghĩa Mác – Lê nin, giúp cho nhân dân Trung Quốc tìm thấy vũ khí tư tưởng để giành lấy giải phóng. Trong cuốn Bàn về chuyên chính dân chủ nhân dân, đồng chí Mao Trạch Đông nói: “Nhờ người Nga giới thiệu mà người Trung Quốc tìm được chủ nghĩa Mác. Trước cách mạng tháng Mười, người Trung Quốc chẳng những không biết Lê nin và Sta-lin, cũng không biết Mác và Ăng-ghen. Tiếng súng của cách mạng tháng Mười đã đưa chủ nghĩa Mác – Lê nin đến cho chúng ta. Cách mạng tháng Mười đã giúp cho những người tiên tiến toàn thế giới và Trung Quốc dùng vũ trụ quan của giai cấp vô sản để xem xét vận mệnh nước nhà, để suy xét lại vấn đề của mình. Đi theo con đường của người Nga đó là kết luận” [4,491 – 492].

Con đường cách mạng chính xác đó người Trung Quốc đã phải trải qua một quá trình cực kì gian khổ mới tìm thấy. Sau khi chiến tranh thuốc phiện thất bại, người Trung Quốc đã phấn đấu gian khổ cho sự phục hưng nước nhà, họ đi tìm chân lý cách mạng. Những người tiên tiến Trung Quốc như Hồng Tú Toàn, Khang Hữu Vi, Nghiêm Hạ, Tôn Trung Sơn… đại biểu cho nhóm người trước khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc ra đời, đã hướng về phương Tây để tìm chân lý. Những người Trung Quốc tiên tiến đó đã học tập tư tưởng dân chủ chủ nghĩa của giai cấp tư sản phương Tây, cho rằng tư tưởng đó có thể cứu vớt được Trung Quốc. Họ muốn dựng lên một cường quốc tư bản chủ nghĩa kiểu phương Tây. Nhưng hơn 70 năm phấn đấu, tất cả các phong trào kể cả phong trào quy mô cả nước như cách mạng Tân Hợi đều bị thất bại. Tình hình trong nước mỗi ngày một xấu đi, lúc nào Trung Quốc cũng ở trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Tình hình đó làm cho người ta hoài nghi con đường đang đi, buộc người ta phải lựa chọn lại cho mình một con đường khác. Giữa lúc đó tiếng cồng đưa ma chủ nghĩa tư bản đã vang lên, năm 1917 giai cấp vô sản Nga làm cuộc cách mạng xã

hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại, lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, lập lên nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Sự kiện vĩ đại đó đã đem lại cho nhân dân Trung Quốc một niềm hi vọng mới, thức tỉnh tất cả những người muốn cách mạng nhưng không có biện pháp, đưa họ đi vào con đường cách mạng mới.

Như vậy là sau mấy chục năm gian khổ, nhân dân Trung Quốc cuối cùng đã tìm thấy con đường tự giải phóng chính xác cho mình là đi theo cách mạng vô sản Nga.

Sau cách mạng tháng Mười, nước Nga Xô Viết xã hội chủ nghĩa đã quan tâm và tỏ tình hữu nghị chân thành đối với nhân dân Trung Quốc. Chính phủ Xô Viết ra tuyên ngôn thủ tiêu tất cả các hiệp ước bất bình đẳng mà đế quốc Nga đã kí kết với Trung Quốc, hủy bỏ mọi đặc quyền của thời đại đế quốc Nga ở Trung Quốc, chủ trương giúp đỡ phong trào độc lập của dân tộc Trung Hoa. Cử chỉ vĩ đại đó của Chính phủ Xô Viết là một sự cổ vũ cực kì to lớn đối với cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Trung Quốc, làm cho nhân dân Trung Quốc từ sự thật cụ thể mà nhận thức được chính sách dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lê nin và mối tình hữu nghị của Chính phủ Xô Viết đối với Trung Quốc. Sau đó, nhờ cố gắng của Lê nin và Quốc tế thứ ba mà quan hệ giữa phương Đông và phương Tây ngày càng được củng cố, làm cho phong trào cách mạng của giai cấp vô sản phương Tây và phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức phương Đông lấy nước Nga Xô Viết làm trung tâm, kết thành một trận tuyến thế giới chống chủ nghĩa đế quốc. Cách mạng Trung Quốc nhờ vậy mà gắn liền với cách mạng của giai cấp vô sản toàn thế giới, trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Cũng do đó mà cách mạng Trung Quốc đã được sự ủng hộ và sự viện trợ của cách mạng thế giới. Đúng như đồng chí Mao Trạch Đông đã nói trong tác phẩm Các lực lượng cách mạng toàn thế giới hãy đoàn kết lại chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược rằng: “Cuộc đấu tranh cách mạng của Trung Quốc xưa nay cô lập, từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười không còn cảm thấy cô lập nữa. Chúng ta có sự giúp đỡ của các đảng cộng sản và giai cấp công nhân toàn thế giới” [Mao Trạch Đông: Các lực lượng cách mạng toàn thế giới hãy đoàn kết lại chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược, tiếng Trung Quốc, Tân hoa thư điếm, 1949, Tr.6].

Tháng 7 – 1920, Quốc tế thứ ba triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ II. Trong Đại hội này, Lê nin đã đọc bản báo cáo về vấn đề dân tộc thuộc địa, vạch ra cương lĩnh về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Lê nin chỉ ra rằng:

thế giới thứ nhất và cách mạng tháng Mười, vấn đề dân tộc là một bộ phận trong vấn đề chung của cách mạng tư sản. Nhưng từ đó về sau, nó trở thành một bộ phận của vấn đề chung của cách mạng vô sản thế giới. Do đó, phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhất định phải kết thành một liên minh chặt chẽ với cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản thế giới, đứng đầu là Liên Xô. Không có liên minh đó thì không thể giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc quốc tế.

Hai là, trong phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, khối liên minh vững chắc giữa giai cấp vô sản và quần chúng nông dân, việc thực hiện sự lãnh đạo của giai cấp vô sản có một ý nghĩa quyết định. Vì vậy, giai cấp vô sản các nước ấy phải đoàn kết chung quanh mình đông đảo quần chúng nông dân, giúp đỡ họ giải quyết vấn đề ruộng đất, từ đó trở thành người lãnh đạo của họ.

Ba là, trong phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, giai cấp vô sản có thể và cũng cần phải liên minh với phái dân chủ trong giai cấp tư sản để chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Nhưng giai cấp vô sản không được xô bồ với giai cấp tư sản. Ngay từ đầu giai cấp vô sản phải giữ vững một cách vô điều kiện tính độc lập về chính trị, tư tưởng và tổ chức của mình để lãnh đạo giai cấp nông dân tiểu tư sản tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc đến cùng.

Bốn là, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhờ sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, có thể bỏ qua con đường tư bản chủ nghĩa mà quá độ thẳng lên chủ nghĩa xã hội sau một số bước nhất định [8,27 – 28].

Như vậy lý luận và sách lược của Lê nin về cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đã làm sáng tỏ lập trường của Quốc tế cộng sản đối với vấn đề dân tộc thuộc địa, đã vạch ra quỹ đạo cơ bản của cách mạng nhân dân ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, định rõ phương châm cơ bản mà người cộng sản phải nắm lấy trong phong trào cách mạng dân tộc. Vì vậy, lý luận và sách lược ấy đã giúp đỡ rất nhiều cho cách mạng Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Quá trình chuyển biến của cách mạng trung quốc từ hình thức dân chủ tư sản kiểu cũ sang dân chủ tư sản kiểu mới (Trang 39 - 43)