Nguyên nhân.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín hà nội (Trang 43 - 46)

4. Lãi/ lỗ từ hoạt động khác 12 396 626 5 Lợi nhuận sau thuế.3.1309.647 15

2.3.2.2Nguyên nhân.

Thứ nhất, tình hình kinh tế khó khăn, năm 2011 là năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam với những bất ổn về nền kinh tế vĩ mô. Cụ thể, thâm hụt cán cân tổng thể kéo dài cùng chênh lệch cung cầu ngoại tệ ngắn hạn vào cuối năm 2010 đã khiến tỷ giá USD/VND tăng mạnh, cùng với đó là chủ trương điều hành các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu…đã làm giá cả hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước tăng cao, lạm phát luôn ở trên mức 1,5%/tháng, kèm theo đó là sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và sự đóng băng của thị trường bất động sản. Những nhân tố này làm giảm đáng kể việc mở rộng thị trường tín dụng, bởi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc thiếu những dự án có tính khả thi cao. Thị trường tín dụng không mở rộng được sẽ gây ứ đọng vốn và làm ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách huy động vốn các ngân hàng thương mại trong đó có chi nhánh VietBank Hà Nội. Hơn nữa tình hình kinh tế như vậy gây tác động không nhỏ tới tâm lý khách hàng, và do đó họ một là gửi tiền ngắn hạn, hai là tích trữ tiền mặt hoặc ngoại tệ, như vậy làm ảnh huớng tới cơ cấu nguồn tiền gửi.

Thứ hai, Môi trường pháp lý còn thiếu đồng bộ và nhất quán, các văn bản luật và dưới luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện nó còn nhiều bất cập, nhiều chồng chéo, nhiêu khi không phù hợp với thực tế. Mặt khác hoạt động ngân hàng là hoạt động liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và nhiều chế tài luật pháp khác nhau. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn nhất là việc thực hiện chính sách huy động vốn.

Thứ ba,Với sự cạnh trạnh gay gắt giữa các NHTM, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính ngày càng quyết liệt, nên phần nào gây khó khăn tới hoạt động của Chi nhánh, khi mà tuổi đời của Chi nhánh còn non trẻ, nhất là trong việc cung cấp dịch vụ, công cụ phương thức thanh toán…

Thứ nhất, Là chi nhánh, mới thành lập, cùng với đó thương hiệu còn mới mẻ với khách hàng, cho nên niềm tin và uy tín của ngân hàng với khách hàng còn hạn chế, sự hiểu biết về chi nhánh của khách hàng còn chưa cao. Cùng với đó địa bàn nơi chi nhánh đặt trụ sở tập chung nhiều đầu mối ngân hàng lớn, đã có thương hiệu như ViettinBank, Vietcombank, techcombank, VPbank… nên sẽ rất khó khăn cho Vietbank trong việc tiến gần hơn với khách hàng, tạo lập thương hiệu.

Thứ hai, chi nhánh vẫn duy trì huy động vốn bằng những hình thức đơn giản, truyền thống. Các hình thức mới như : tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có mục đích gần đây mới được triển khai nhưng còn chậm, và chưa có hiệu quả.Việc chưa triển khai huy động vốn thông qua hình thức phát hành giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu…) là một hạn chế lớn của chi nhánh.

Thứ ba, chi nhánh vẫn chưa xác định được chiến lược khách hàng phù hợp, từ đó chưa có chính sách khách hàng hợp lý. Việc tổ chức thực hiện chính sách chưa thường xuyên, mức độ chưa thoả đáng, chi nhánh cũng chưa đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, vẫn còn nhiều hạn chế như: việc tiếp cận cộng đồng dân cư còn thụ động, công tác tuyên truyền, quảng cáo, cung cấp thông tin cho khách hàng chưa đa dạng, từ đó sự hiểu biết của người dân đối với ngân hàng còn hạn chế.

Thứ tư, Một số nguyên nhân khác như: các dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn chưa nhiều. Hoạt động dịch vụ của ngân hàng chủ yếu là hoạt động chuyển tiền thanh tóan xuất nhập khẩu, các dịch vụ khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ; sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng chưa nhịp nhàng nên hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng còn chưa cao.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín hà nội (Trang 43 - 46)