4. Lãi/ lỗ từ hoạt động khác 12 396 626 5 Lợi nhuận sau thuế.3.1309.647 15
2.2.1.2 Tiền gửi của tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân
Đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là những doanh nghiệp tư nhân, công ty nhỏ, hoặc các cá nhân có nhu cầu thanh toán, nguồn vốn không lớn vì thể vốn huy động từ nguồn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu huy
động, và có xu hướng giảm dần. Cuối năm 2011số dư tiền gửi là 57.503,7 triệu đồng giảm tới 5,6 lần so với đầu năm. Điều này xảy ra tương tự đối với việc huy động vốn tiền gửi bằng ngoại tệ, Đầu năm tiền gửi của tổ chức kinh tế là 239.823USD thì đến cuối năm chỉ còn là 53.875USD tức là giảm gần 4 lần. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của ngân hàng, vì nhìn chung đây là nguồn vốn có chi phí đầu vào thấp nhất, có tiềm năng về quy mô tiền gửi.
Huy động vốn bằng nội tệ.
Trong huy động vốn tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân bằng nội tệ thì tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhiều nhất (trên 95%) tuy nhiên tỷ trọng này lại có xu hướng giảm. Đầu năm nguồn vốn này chiếm tỷ trọng tới 99,21% nhưng đến cuối năm chỉ còn 96,8% trong tổng cơ cấu. Cùng với sự sụt giảm về tỷ trọng là sự sụt giảm mạnh về số tiền huy động. Cuối năm số dư tiền gửi của tổ chức kinh tế là 55.677 triệu đồng đã giảm 5,8 lần (tương đương 268.000,7 triệu đồng) so với đầu năm. Nếu so sánh với cùng kỳ năm 2009 thì đã giảm tới 490.055,5 triệu đồng tức là 9,8 lần. Trong đó sụt giảm nghiêm trọng nhất là tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế, giảm 6,6 lần so với đầu năm. Điều này có thể được dự báo trước, bởi trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc huy động vốn của chi nhánh từ các đối tượng này, nhưng việc sụt giảm mạnh như vậy một phần cũng đến từ chính ngân hàng.
Ngoài tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhiều nhất còn lại tiền gửi thanh toán của cá nhân ngoài ngân hàng và từ chính nhân viên của VietBank chiếm tỷ trọng không đáng kể (nhỏ hơn 2%). Nhìn chung nguồn vốn này thay đổi không nhiều. Số dư tính tiền gửi thanh toán của cá nhân đến ngày 31/12/2011 là 741,7 triệu đồng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 2,8%).
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) 1.Tiền gửi của TCKT. 545.732,5 98.97 323.677,7 99.21 55.677 96.8 TGTT của TCKT. 27.076,6 4.9 17.547,7 5.5 9.324,3 16.75 TG có kỳ hạn của TCKT 518.655,9 95.1 306.130 94.5 46.352,7 83.25 2.TGTT của cá nhân. 4.956,8 0.9 721 0.22 741,7 1.29 3.TGTT lương nhân viên VietBank. 692,8 0.13 1.869,2 0.57 1.085 1.91 Tổng tiền gửi 551.382,1 100 326.267,9 100 57.503,7 100
Huy động vốn bằng ngoại tệ (USD)
Tương tự với tình hình huy động vốn bằng nội tệ, việc huy động vốn bằng ngoại tệ cũng có sự sụt giảm mạnh, đặc biệt là tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế. Cuối năm 2010 số dư huy động là 189.683USD thì đến cùng kỳ năm 2011 con số này là 3.469USD. Một con số khiêm tốn, trái ngược với tình hình đó, tiền gửi thanh toán của cá nhân lại tăng nhẹ từ 50.140USD lên 50.406USD vào cuối năm 2011, tuy nhiên tốc độ tăng tiền gửi thanh toán của cá nhân nhỏ hơn nhiều so với tốc độ giảm của tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế nên kéo theo đó là sự sụt giảm của tổng tiền gửi.
Đơn vị: 1USD. Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 TGTT của cá nhân. 0 50.140 50.406 TGTT của TCKT. 316.116 189.683 3.735 Tổng tiền gửi 316.116 239.823 53.875