Tình hình nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (Trang 51 - 54)

Từ năm 2010 trở lại đây, mặc dù đạt đƣợc những thành tựu nhất định về tăng trƣởng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣng việc kiểm soát nợ xấu còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ nợ xấu/Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng rất nhanh, năm 2010 chỉ 1.1% nhƣng đã tăng lên 10.9% vào năm 2011 và năm 2012 là 45.3%. Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 70% tổng dƣ nợ cho vay của SeABank Bình Dƣơng nên khi tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng đã dẫn đến tỷ lệ nợ xấu chung cũng tăng theo tƣơng ứng.

Bảng 2.8:Tình hình nợ xấu cho vay DNVVN giai đoạn 2009 – 2012

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

I. Nợ xấu chung

Số dƣ nợ xấu (Nhóm 3 – 5) 2,820 8,591 60,063 201,521

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ 1.7% 1.4% 10.0% 32.7%

II. Nợ xấu cho vay DNVVN

Số dƣ nợ xấu (Nhóm 3 – 5) 1,470 4,153 48,632 187,705

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ 0.9% 0.7% 8.1% 30.5%

Tỷ lệ nợ xấu/Dƣ nợ cho vay DNVVN 1.0% 1.1% 10.9% 45.3%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các Báo cáo quá hạn và Sao kê tín dụng các năm 2009 – 2012 của SeABank Bình Dương

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNVVN giai đoạn 2009 – 2012

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các Báo cáo quá hạn và Sao kê tín dụng các năm 2009 – 2012 của SeABank Bình Dương

0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ nợ xấu chung

Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNVVN

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNVVN theo ngành nghề

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thƣơng mại dịch vụ 52.4% 87.4%

Nông sản 0.9% 2.9% 14.1% 56.3%

Xây dựng & vật liệu xây dựng 3.4% 7.5%

Sắt thép 86.2%

Nhựa, hóa chất 89.2%

Gỗ và sản phẩm từ gỗ 12.9% 3.1% 1.5% 59.0%

Kinh doanh vận tải, kho bãi Y tế

Sản xuất, gia công, chế biến 17.9% 22.2%

Lĩnh vực khác 2.8%

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ các Báo cáo quá hạn và Sao kê tín dụng các năm 2009 – 2012 của SeABank Bình Dương

Nợ xấu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung ở hai nhóm ngành nông sản và gỗ. Đây là những ngành thế mạnh của Bình Dƣơng và có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành này. Tuy nhiên do hoạt động manh mún, tự phát và thị trƣờng đầu ra lệ thuộc nhiều vào thị trƣờng xuất khẩu nên hai ngành này chịu ảnh hƣởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay. Với ngành nông sản, đặc biệt là hạt điều, tình trạng tranh mua tranh bán diễn ra thƣờng xuyên, kinh doanh theo kiểu “chộp giật” đã dẫn đến tình trạng khó khăn và phá sản của hàng loạt doanh nghiệp trong ngành này trong những năm gần đây. Với ngành gỗ, ngoài thị trƣờng xuất khẩu bị thu hẹp còn do sự suy giảm của thị trƣờng trong nƣớc do tác động của thị trƣờng bất động sản và khó khăn của ngành xây dựng. Sự cộng hƣởng của hai tác động này làm cho nhiều doanh nghiệp gỗ lâm vào tình cảnh khó khăn trong một thời gian dài.

Ngoài hai ngành trên, từ năm 2011 đến nay, nợ xấu cũng xuất hiện ở nhiều ngành nghề khác nhƣ thƣơng mại dịch vụ, sắt thép, nhựa, gia công chế biến,… Tình trạng suy thoái kéo dài trong những năm qua làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và không còn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ vay đến hạn. Chính vậy tình trạng nợ xấu hiện nay không còn giới hạn trong một số ngành nghề nào mà nó đã len lỏi vào trong tất các các lĩnh vực và thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)