- Sử dụng vốn sai mục đích: mục đích sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho khách hàng. Mọi phƣơng án vay vốn khi đƣợc gửi cho ngân hàng đều thể hiện rõ mục đích sử dụng vốn vay. Ngân hàng chỉ cấp tín dụng với những mục đích phù hợp với hoạt động kinh doanh của khách hàng và
đảm bảo khả năng tạo ra lợi nhuận, trả nợ cho ngân hàng và có lãi. Khi đánh giá phƣơng án vay vốn của khách hàng, ngân hàng đã xem xét mọi khía cạnh rủi ro có thể xảy ra và dự phòng các phƣơng án khắc phục. Vì vậy việc khách hàng sử dụng vốn đúng nhƣ cam kết có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Khi khách hàng cố tình sử dụng vốn vào mục đích khác không đúng với phƣơng án kinh doanh gửi cho ngân hàng thì có khả năng phát sinh nhiều rủi ro nằm ngoài những dự liệu của ngân hàng và do đó làm tăng rủi ro khách hàng không hoàn trả đƣợc nợ vay.
Mặc dù ngân hàng luôn có các biện pháp để kiểm soát vốn vay sau khi giải ngân đƣợc sử dụng đúng mục đích nhƣ: yêu cầu khách hàng cung cấp các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn trƣớc hoặc sau khi giải ngân, thực hiện kiểm tra sau cho vay, … nhƣng trên thực tế, không ít trƣờng hợp khách hàng “qua mặt” ngân hàng, sử dụng vốn vay vào nhiều mục đích làm gia tăng rủi ro mà ngân hàng không thể kiểm soát đƣợc. Cũng có nhiều trƣờng hợp ngân hàng lỏng lẻo trong khâu kiểm soát giải ngân dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích cam kết.
- Khách hàng gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng: Đây cũng một trong những yếu tố gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Khách hàng, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi hoặc lợi dụng sự tín nhiệm, qua mắt ngân hàng, lập hồ sơ vay, chiếm đoạt tài sản ngân hàng. Một khi khách hàng đã cố tính lừa đảo thì rất khó để ngân hàng nhận biết, nhất là những ngân hàng nhỏ, quy trình tín dụng chƣa chặt chẽ, trình độ cán bộ làm công tác thẩm định chƣa cao.
- Năng lực quản trị kém, kinh doanh không hiệu quả: Đây cũng là một yếu tố không thể thiếu khi ngân hàng xem xét cấp tín dụng. Ngân hàng khi thẩm định cho vay lúc nào cũng ƣu tiên doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có kinh nghiệm, thâm niên và đạt đƣợc nhiều thành công trong ngành hơn là những doanh nghiệp mới gia nhập thị trƣờng hoặc kinh doanh ngành nghề mới hoàn toàn. Doanh nghiệp càng trẻ thì càng dễ gặp rủi ro hơn so với doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành, có kinh nghiệm, có kiến thức sâu sắc về thị trƣờng, có hẫu thuẫn vững chắc bởi lực lƣợng khách hàng hùng hậu và các nhà cung ứng truyền thống có tiềm lực mạnh. Sự
hạn chế về năng lực quản trị cũng là một trong những nhân tố dẫn đến doanh nghiệp vỡ nợ khi quy mô kinh doanh phình to, vƣợt quá tƣ duy quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp, dẫn đến sự phá sản của các phƣơng án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.
- Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, do trình độ quản lý thấp, quản lý mang tính chất kinh nghiệm nên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng thiếu minh bạch và ít đƣợc kiểm toán nên độ tin cậy thấp. Thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chƣa đƣợc các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bảng phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thƣờng thiếu tính thực tế. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp nhƣ là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. Tuy vậy, việc cung cấp đầy đủ các báo cáo theo quy trình cho vay phần nào giúp cán bộ thẩm định có cái nhìn đầy đủ hơn, đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp qua việc liên kết các dữ liệu, báo cáo và đánh giá tính hợp lý của số liệu đƣợc cung cấp. Điều này còn phụ thuộc nhiều vào năng lực thẩm định và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác thẩm định và các cấp quản lý.
Ngoài ra, nếu thời gian duy trì quan hệ tín dụng là đủ dài để các ngân hàng thu thập thông tin đầy đủ hơn về khách hàng sẽ giảm bớt tình trạng thông tin bất cân xứng và có thể giúp ngân hàng nhận biết chính xác tiềm lực tài chính thực sự của doanh nghiệp.
- Lịch sử trả nợ: có quan hệ mật thiết với khả năng trả nợ bởi đây là tín hiệu cho biết doanh nghiệp có đang gặp khó khăn không và có ý định trả nợ không. Nếu doanh nghiệp có lịch sử trả nợ không tốt thì có khả năng sẽ tiếp diễn hiện tƣợng đó trong tƣơng lai.