Các yếu tố thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (Trang 31 - 32)

- Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ: Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của ngƣời kiểm tra viên, do việc kiểm tra đƣợc thực hiện thƣờng xuyên cùng với công việc kinh doanh. Hoạt động kiểm soát nội bộ bao gồm kiểm soát trong khi cho vay và kiểm tra định kỳ. Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ đảm bảo việc tuân thủ các điều kiện cấp tín dụng đã đƣợc phê duyệt và tuân thủ các quy định liên quan trong hoạt động cho vay. Nếu hoạt động này không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và chặt chẽ sẽ dẫn đến việc không tuân thủ đầy đủ hay hiện tƣợng “lách” quy định. Khi điều này xảy ra sẽ làm giảm hiệu quả kiểm soát phƣơng án vay vốn, kiểm soát hoạt động của khách hàng và những thiếu sót trong hồ sơ vay vốn. Từ đó dẫn đến những hệ lụy nhƣ khách hàng không thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng, không xử lý đƣợc tài sản đảm bảo khi rủi ro phát sinh.

- Cán bộ làm công tác tín dụng không đảm bảo chuyên môn, tha hóa về đạo đức. Điều này sẽ dẫn đến việc chấp nhận những phƣơng án vay kém hiệu quả, rủi ro cao, các điều kiện kiểm soát rủi ro lỏng lẻo hoặc chấp nhận cho vay những khách hàng kém uy tín. Đặc biệt, nhiều trƣờng hợp cán bộ tín dụng tha hóa về đạo đức, vì lợi ích cá nhân trƣớc mắt, cấu kết với khách hàng, giả mạo hồ sơ hoặc “vẻ đƣờng cho hƣu chạy”. Từ đó dẫn đến rủi ro thất thoát tài sản cho ngân hàng.

- Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay: mục tiêu của giám sát là kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết của khách hàng, bao gồm:

Khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích không;

Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn tín dụng;

Theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đã thỏa thuận trong hợp đồng; kịp thời phát hiện những vi phạm để có những ứng xử thích hợp;

Theo dõi và ghi nhận việc thực hiện quy trình tín dụng của các bộ phận/cá nhân có liên quan tại ngân hàng.

Do đó việc ngân hàng lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát sau cho vay sẽ rất rủi ro cho ngân hàng khi không phát hiện và ứng xử kịp thời những rủi ro phát sinh sau khi đã giải ngân. Chẳng hạn sau khi giải ngân lần đầu, ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, ngân hàng kịp thời áp dụng các biện pháp thu nợ, ngƣng giải ngân hoặc giải ngân với những điều kiện chặt chẽ hơn. Nhƣ vậy sẽ hạn chế rủi ro cho ngân hàng và cả khách hàng.

Tùy thuộc vào quy mô khoản vay, loại hình cấp tín dụng mà mỗi ngân hàng quy định tần suất kiểm tra phù hợp hoặc quy định tần suất kiểm tra đối với từng khoản cấp tín dụng đặc thù.

Ngoài ra, cũng không loại trừ trƣờng hợp cán bộ tín dụng kiểm tra không sát sao mà chỉ mang tính chất thủ tục, chiếu lệ nên những mục tiêu của giám sát cũng không thể đạt đƣợc và gia tăng rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (Trang 31 - 32)