Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và người lao động trong năm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty CP tấm lợp và VLXD thái nguyên (Trang 58 - 62)

2013 đã được cải thiện. Bên cạnh đó, công ty đã quan tâm hơn đến người lao động. Tăng mức trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi nhằm khuyến khích những cá nhân có thành tích tốt trong lao động. Điều này sẽ tạo điều kiện cho người lao động nhiệt tình hơn trong công việc và gắn bó lâu dài với công ty.

- Năm 2013, công ty đã có những chính sách khá tốt trong việc ký kết các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu đầu vào cũng như cung cấp các dịch vụ xây dựng cho các khách hàng nên đã giảm bớt được một lượng vốn bị chiếm dụng.

3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Các hoạt động kinh doanh được đánh giá là có hiệu quả hay không thì vấn đề đầu tiên mà chúng ta cần xem xét là phải dựa vào kết quả cuối cùng của quá trình hoạt động. Tuy nhiên, để tạo ra được cách hoạt động có hiệu quả hay nói cách khác là tạo ra lợi nhuận, bên cạnh những yếu tố khách quan thì phần lớn vẫn phụ thuộc vào khả năng điều hành quản lý của các nhà lãnh đạo. Vì thời gian thực tập và tìm hiểu về công ty cũng như việc phân tích tình hình tài chính

qua 2 năm hoạt động là chưa đủ để có thể đánh giá một cách chính xác và toàn diện về hiệu quả kinh doanh của công ty, nhưng qua phân tích trên những gì công ty đạt được có thể nhận định chung là tương đối tốt. Bên cạnh đó không thể phủ nhận những mặt hạn chế mà công ty cần phải khắc phục

3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong hoạt động kinh doanh, xí nghiệp cũng còn có rất nhiều những hạn chế sau:

Tổng tài sản năm 2012 của công ty còn tương đối thấp. Sang năm 2013 tình hình kinh tế đã bước dần vào giai đoạn ổn định do đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước cũng như công ty hoạt động ổn định trở lại. Tuy nhiên, tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định của công ty vẫn chưa cao. Ngoài ra hàng tồn kho qua hai năm hoạt động đang có xu hướng tăng lên, tốc độ luân chuyển còn thấp. Trong thời gian tới công ty cần đẩy nhanh công tác bàn giao, bán hàng để giảm lượng hàng tồn kho xuống.

Cơ cấu nguồn vốn của công ty vẫn nghiêng về các khoản nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng quá nhỏ trong tổng ngồn vốn của công ty. Chứng tỏ tình hình về vốn của công ty qua hai năm đã có sự cải thiện nhưng chưa đáng kể. Tuy đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp, khó có doanh nghiệp nào hoàn toàn chỉ sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để trang trải mọi chi phí trong kinh doanh mà không cần những nguồn tài trợ từ bên ngoài như nguồn vốn vay, nguồn vốn chiếm dụng… song đối với công ty tỷ lệ nợ chiếm trên 80% tổng nguồn vốn huy động sẽ tạo rủi ro cao do vốn chủ sở hữu không đủ để bù đắp cho những khoản vay nợ. Tình hình phân bổ nguồn vốn ở công ty là vấn đề cần phải xem xét lại, vì nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu thì vẫn còn hạn chế, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng cạnh tranh cũng như làm gia tăng chi phí gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Tình hình thanh toán và khả năng chi trả trả thực tế các khoản nợ ngắn hạn của công ty chưa cao. Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa khả năng thanh toán vì đây là điều kiện quan trọng giúp cho công ty có thể phát triển và mở rộng thị trường rộng hơn nữa. Đưa các sản phẩm dịch vụ của công ty đến được với đông đảo người tiêu dùng. Khả năng đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với các đơn vị đối tác vẫncòn thấp, đặc biệt là khả năng thanh toán vốn bằng tiền và vốn lưu động. Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng cơ cấu nguồn vốn của công ty, đây cũng là vấn đề mà công ty cần phải chú trọng và tìm giải pháp để khắc phục.

Qua phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời ta thấy các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu còn thấp. Yêu cầu những kỳ tiếp theo của công ty nên có những biện pháp sử dụng vốn hiệu quả hơn, công ty cũng nên tăng thêm tiền huy động từ chủ sở hữu để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh vì hệ số vốn chủ sở hữu của công ty còn quá thấp.

Như vậy, tình hình tài chính của công ty đã được cải thiện rõ rệt nhưng chưa được khả quan lắm, tính độc lập về tình hình tài chính của công ty ở mức bình thường nhưng chưa được cao. Qua hai năm 2012 và 2013 công ty có những biến động lớn về tình hình tài chính, tuy có những chính sách nhất định làm quy mô tài sản song lại vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài. Trong những năm tới công ty cần có những bước đi đúng đắn, những phương hướng, kế hoạch cụ thể để dần củng cố, ổn định lại tình hình tài chính, có vậy thì doanh nghiệp mới có thể ổn định và đứng vững, khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

Khoản phải thu tăng cao đây là vấn đề không tốt, vì điều này làm cho nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong vấn đề sử dụng vốn. Do đó, cần phải có chính sách thu tiền hợp lý nhằm làm giảm các khoản phải thu để tăng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Mặc dù đặc thù của công ty là hoạt động kinh doanh thương mại đòi hỏi cần phải có một lượng hàng tồn kho nhất định. Tuy nhiên, qua phân tích trên thì khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản của công ty, đây là một trong những lý do gây ra tình trạng ứ động vốn, do đó đòi hỏi công ty cần phải có công tác dự báo thích hợp hơn nữa.

Công ty luôn tạo ra lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh tuy nhiên vẫn còn chưa tương xứng với quy mô cũng như những gì mà công ty đã đầu tư trong thời gian qua. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng không đều qua các năm là vấn đề thị trường, điều này đã hạn chế phần nào khả năng cạnh tranh của công ty, vì thế đòi hỏi phải có bộ phận marketing để tìm hiểu sâu hơn trong công tác nghiên cứu và khai thác thị trường.

3.2.2. Nguyên nhân

Điều kiện kinh tế xã hội trong nước từ năm 2012– 2013 tuy có dấu hiệu phục hồi nhưng nói chung còn diễn biến phức tạp và khó lường. Chính phủ đã xiết chặt các khoản dư nợ, các khoản vay hỗ trợ lãi suất không còn, không hỗ trợ một số khoản thuế, các chế độ chính sách của nhà nước ngày một chặt chẽ hơn ( thuế thu nhập cá nhân – nhất là đối với lao động thời vụ) và trong năm 2012 các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất cho vay và hạn chế cho vay, do đó việc thực hiện các hợp đồng gặp nhiều khó khăn.

- Giá cả các vật tư chủ yếu thay đổi theo chiều hướng tăng, một số vật tư phổ thông đặc biệt là cát ở khu vực Bắc bộ tăng đột biến và khan hiếm, sắt thép tăng đột biến một phần do giá thế giới tăng, một phần do giá điện, than tăng và do các doanh nghiệp trong nước đầu cơ; giá xi măng tăng liên tục, giá cả nhân công tăng cao do ảnh hưởng của chỉ số giá tiêu dùng.

- Các doanh nghiệp thương mại dịch vụ ngày càng phải cạnh tranh dành thị trường khốc liệt, hàng ngày các doanh nghiệp mới được thành lập và cấp

phép hoạt động rất nhiều. Sự tranh giành thị trường bằng mọi giá cũng xảy ra nhiều hơn và phức tạp hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty CP tấm lợp và VLXD thái nguyên (Trang 58 - 62)