7 PHÉP TRỪ HAI SỐ TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SỐ HỌC LỚP 6 (Trang 67 - 76)

MỤC TIÊU :

Qua bài này học sinh cần :

- Hiểu được phép trừ hai số nguyên . - Biết tính đúng hiệu hai số nguyên .

- Có ý thức dự đoán và phát hiện quy luật của dãy tính ... NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1 :

Thực hiện 3 - 1 và 3 + (-1) . So sánh hai kết quả . Thực hiện 3 - 2 và 3 + (-2) . So sánh hai kết quả . Thực hiện 3 - 3 và 3 + (-2) . So sánh hai kết quả .

Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi nào ? PHẦN HƯỚNG DẪN CỦA THẦY GIÁO

VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH

PHẦN NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ

Hoạt động 3 : Hiệu của hai số nguyên

- HS qua bài kiểm, hãy làm bài tập ? - Phép trừ hai số nguyên có thể thực

hiện được bằng cách nào ?

- HS phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên .

- Phép trừ hai số nguyên có ràng buộc bởi điều kiện gì không ?

- HS làm bài tập 47, 48 SGK

Quy tắc :

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta công a với số đối của b .

Hoạt động 4 : Các ví dụ

- Gv cho HS thực hiện các ví dụ trong SGK nhằm mục đích thấy được rằng việc biểu diễn đại lường có hai hướng ngược nhau bằng số nguyên vẫn phù hợp với phép trừ và phép trừ trong số nguyên luôn thực hiện được .

Ví dụ : SGK

Nhận xét :

Phép trừ trong Z luôn thực hiện được . Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò - HS làm bài tập 49 và 50 theo nhóm . Kết quả : Bài tập 49 : a -15 2 0 -3 -a 15 -2 0 -(-3) Bài tập 50 : - HS làm các bài tập 51 - 56 a - b = a + (-b)

- Chuẩn bị cho tiết sau : Luyện tập

Ngày soạn : Ngày dạy :

Tiết 50 LUYỆN TẬP 3 x 2 - 9 = -3 x + - 9 + 3 x 2 = 15 - x + 2 - 9 + 3 = -4 = = = 25 29 10

MỤC TIÊU :

Qua bài này học sinh cần :

- Rèn kỹ năng thực hiện phép trừ hai số nguyên . - Có kỹ năng sử dụng MTĐT để thực hiện phép trừ . NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1 :

Nêu quy tắc trừ hai số nguyên . Tại sao nói phép trừ trong Z luôn thực hiện được ?

Thực hiện phép tính : A = 5 + (7-9) ; B = (8 - 10) + 6; C = 9 -(10 +5) PHẦN HƯỚNG DẪN CỦA THẦY GIÁO

VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH

PHẦN NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ

Hoạt động 3 : Thực hiện phép trừ hai số ngưyên

Bài tập 51 :

- Nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính khi biểu thức có dấu ngoặc chứa các phép tính .

- HS chú ý phân biệt dấu ngoặc phép tính và dấu ngoặc số âm

Bài tập 52 :

- Tính tuổi một người ta làm như thế nào ?

- Ghi phép toán tính tuỏi thọ của Aschemet . Bài tập 51 : A = 5 -(7 -9) = 5 - (-2) = 5 + 2 = 7 B = (-3) -(4-6) = -3 - (-2) = -(3)+2 = -1 Bài tập 52 :

Tuổi thọ của Ac-si-met là :

Bài tập 53 :

- HS thực hiện bài này theo nhóm . - GV bổ sung thêm hàng y - x cho HS

khá giỏi và nhận xét kết quả tương ứng của hai hàng x-y và y-x

Bài tập 54 :

- Muốn tìm một số hạng ta làm như thế nào ?

- Ba em HS lên bảng giải bài tập này . Bài tập 55 :

- HS nhận xét tính đối kháng của các câu nói của Hồng, Hoa, Lan và đưa ra ý kiến của mình cùng với ví dụ minh hoạ .

Bài tập 53 : x -2 -9 3 0 y 7 -1 8 15 x-y -9 -8 -5 -15 y - x 9 8 5 15 Bài tập 54 : a) x = 1 b) x = -6 c0 x = -6 Bài tập 55 :

Đồng ý với Lan . trong trường hợp cả số bị trừ và số trừ đều là số nguyên âm thì hiệu sẽ lớn hơn cả hai số đó . Ví dụ như bài tập 52 hoặc (-5) - (-3) = -2 (-2 >-5, -2 > -3)

Hoạt động 4 : Sử dụng MTĐT để thực hiện phép trừ hai số nguyên

- HS thực hiện bài tập 56 theo hướng dẫn và kiểm tra lại kết quả các bài tập đã giải .

Hoạt động 5 : Dặn dò

- Hoàn chỉnh các bài tập đã hướng dẫn và sửa chữa .

- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau : Quy tắc dấu ngoặc . Thử áp dụng để giải bài tập 51 .

Tiết 51

§ 8 . QUY TẮC DẤU NGOẶC

MỤC TIÊU :

Qua bài này học sinh cần :

- Hiểu và biết vận dụng quy tắc dấu ngoặc . - Biết khái niệm tổng đại số

- Rèn tính cẩn thận khi gặp trường hợp dấu "-" đứng trước dấu ngoặc NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1 :

Bài tập ?1 SGK trang 83 . Ghi lời giải bằng ký hiệu .

Câu hỏi 2 :

Bài tập ?2 SGK trang 83 .

PHẦN HƯỚNG DẪN CỦA THẦY GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH

PHẦN NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ

Hoạt động 3 : Quy tắc dấu ngoặc

- Qua bài tập ?1, HS hãy phát biểu nhận xét của mình về tổng các số đối và số đối của một tổng .

- Qua bài tập ?2, ta thấy dấu đứng trước dấu ngoặc và cách bỏ dấu ngoặc trong từng trường hợp cụ thể như thế nào ?

Quy tắc :

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đằng trước , ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc .

- HS phát biểu quy tắc dấu ngoặc theo SGK .

- HS thực hành các ví dụ trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV

- HS làm bài tập ?3 và bài tập 60 SGK

Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đằng trước thì dấu của các số hạng trong ngoặc vần giũ nguyên.

Ví dụ : SGK

Hoạt động 4 : Tổng đại số

- Có thể viết phép trừ thành phép cộng không ? Vì sao vậy ? Thế nào là một tổng đại số ?

- Trong một tổng đại số, ta có thể tiến hành những thuật toán nào ? Khi tiến hành các thủ thuật đó phải tuân thủ các quy tắc nào ?

- HS làm bài tập 57 SGK

Một dãy các phép tính cộng trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số .

Chú ý : SGK

Hoạt động 5 : Củng cố

- Nhắc lại quy tắc dấu ngoặc ( trong cả việc bỏ dấu ngoặc và nhóm các số hạng vào trong dấu ngoăc) và các chú ý khi thực hiện các phép tính trong một tổng đại số .

- HS làm các bài tập 58, 59 SGK

Hoạt động 6 : Dặn dò

- HS học thuộc lòng quy tắc dấu ngoặc và hoàn thiện các bài tập đã hướng dẫn .

Ngày soạn : Ngày dạy :

Tiết 52 LUYỆN TẬP

MỤC TIÊU :

Qua bài này học sinh cần :

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng quy tắc dấu ngoặc trong các trường hợp đưa các số hạng vào trong dấu ngoặc hoặc bỏ dấu ngoặc của một biểu thức .

- Rèn tính cẩn thận và linh động trong quá trình sử dụng quy tắc dấu ngoặc . NỘI DUNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

Hoạt động 1 : Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1 :

Phát biểu quy tắc dấu ngoặc . Tính nhanh các tổng sau : A = -7624 + (1543 + 7624)

B = (27 - 514) - (486 - 73)

Câu hỏi 2 :

Tính các tổng sau đây một cách hợp lý nhất (nếu có thể) : A = 2575 + 37 - 2576 -29

B = 34 + 35 + 36 + 37 - 14 - 15 - 16 – 17 PHẦN HƯỚNG DẪN CỦA THẦY GIÁO

VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH

PHẦN NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ

Hoạt động 3 : Giải các bài tập tính tổng bằng cách hợp lý .

Bài tập 57 ,58, 60 :

- Khi tính tổng bằng cách hợp lý, ta thường căn cứ các đặc điểm gì của các số hạng ? Bài tập 57 : A= (-17)+5+8+17=[(-17+17] + (5+8) = 0 + 13 = 13 B = 30 + 12 + (-20) + (-12) = [30+(-20)] + [(-12)+12]=10+0 = 10

- Trong từng bài cụ thể HS hãy nêu các đặc điểm sẽ căn cứ . Trong từng trường hợp cụ thể , HS nêu các quy tắc được áp dụng . C = (-4) + (- 440) + (- 6) + 440 = [(- 440) + 440] -(4 + 6) = -10 D = (-5) + (-10) + 16 + (-1) = 16 - ( 5 + 10 + 1) = 16 -16 = 0 Bài tập 58 :Kết quả : a) -75 b) -57 Bài tập 60 : Kết quả : a) 346 b) -69

Hoạt động 4 : Đơn giản biểu thức

Bài tập 59 :

- Trong từng bài học sinh chú ý bỏ dấu ngoặc và đưa các số hạng vào trong dấu ngoặc theo đúng quy tắc dấu và đơn giản các số hạng là số với nhau . Bài tập 59 : A = x+22+(-14)+52 = x+[22+52-14] = x + 60 B=(-90)-(p+10)+100=(-90) -p-10 +100 =- (90 +10 -100 + p) = -p Hoạt động 5 : Dặn dò

- HS hoàn chỉnh các bài tập đã hướng dẫn sửa và làm thêm các bài tập 89 - 92 SBT Toán 6 tập 1 trang 65

- Chuẩn bị để ôn tập học kỳ trong các tiết sau .

Tiết 53-54-55-56

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SỐ HỌC LỚP 6 (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w