18 BỘI CHUNG NHỎ NHẤT

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SỐ HỌC LỚP 6 (Trang 41 - 47)

A.MỤC TIÊU : Qua bài này học sinh cần :

- Hiểu được thế nào là BCNN của hai hay nhiều số .

- Biết cách tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm được ước chung thông qua ƯCLN .

B. CHUẨN BỊ :

Thước thẳng, máy tính C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1 :

Thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số ? Vận dụng quy tắc tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố để tìm ƯCLN(12,18) .

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS PHẦN NỘI DUNGCẦN GHI NHỚ

Hoạt động 2 : Bội chung nhỏ nhất

- Tìm BC(4,6) . Cho biết số nhỏ nhất khác 0 trong các bội chung của 4 và 6 . - GV giới thiệu BCNN của hai hay

nhiều số . So sánh khái niệm BCNN và UCLN của hai hay nhiều số .

- GV nêu ký hiệu BCNN .

- Tìm B(12) . So sánh BC(4,6) với B(12) . Nhận xét .

- GV nêu chú ý trong SGK và đăth vấn đề có cách nào tìm BCNN mà không cần liệt kê như trên không để chuyển sang hoạt động 4 .

Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.

Ký hiệu BCNN(a,b) Nhận xét : SGK

Chú ý : BCNN(a,1) = a ;

BCNN(a,b,1) = BCNN(a,b)

Hoạt động 3 : Tìm BCNNbằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố .

- GV giới thiệu cách tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố qua các bước cụ thể và chú ý các đặc điểm như chọn các thừa số nguyên tố chung và riêng, mỗi thừa số phải lấy số mũ lớn nhất .

- GV minh hoạ từng bước lý thuyết song song với thực hành .

- HS nhắc lại quy tắc tìm BCNN và cùng làm bài tập ? theo nhóm .

- HS thử so sánh hai quy tắc tìm ƯCLN và BCNN của hai hay nhiều số .

- Qua bài tập ?, GV chú ý cho HS cách tìm BCNN trong các trường hợp các số đã cho là nguyên tố cùng nhau, số lớn nhất trong các số

Quy tắc : SGK

Ví dụ : Tìm BCLN(8,18,30) a) Phân tích các số 8,18 và 24

ra thừa số nguyên tố 8=23;18=2.32;30=2.3.5

b) Các thừa số nguyên tố chung là và riêng là 3 và 5

c) Lập tích là : 23 .32.5 = 360 Vậy BCNN(8,18,30) = 360

đã cho là bội của các số còn lại . - HS làm bài tập 149 .

- Tìm nhanh

BCNN(2,4,8,3,6,9,5,10,15,18,30)

Chú ý : SGK

Hoạt động 4 : Cách tìm bội chung thông qua tìm BCNN

- HS nhắc lại nhận xét đã học ở hoạt động 3 . Có xthể tìm bội chung của hai hay nhiều số bằng cách khác trước đay không ?

- Phát biểu cách tìm bội chung của hai hay nhiều số thông qua tìm BCNN .

- Hãy tìm các số tự nhiên x lớn hơn 70 và nhỏ hơn 100 sao cho các số đó vừa chia hết cho 18 và vừa chia hết cho 12 .

Quy tắc :

Để tìm BC của các số đã cho ta có thể tìm các bội của BCNN của các số đó .

Hoạt động 5 : Củng cố

- Phát biểu cách tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố . So sánh quy tắc này với quy tắc tìm ƯCLN .

- HS làm bài tập 150, 151 (đặc biệt nêu ra cách tìm BCNN nhẩm nhanh)

Hoạt động 6 : Dặn dò

- HS học bài theo SGK

- HS làm các bài tập 152 đến 155 để chuẩn bị luyện tập ở tiết sau . Chú ý rút ra nhận xét ở từ kết quả của phần b bài tập 155 .

Ngày soạn : Ngày dạy :

Tiết 36 - 37 - 38 ÔN TẬP CHƯƠNG I

A.MỤC TIÊU :

Qua bài này học sinh cần :

- Hệ thống hoá các kiến thức đã học về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, và nâng lên luỹ thừa ; về tính chất chia hết cho một tổng, một tích ; các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 và 9 ; số nguyên tố, hợp số, ƯC, BC, ƯCLN, BCNN .

- Rèn kỹ năng vận dụng các kiến thức trên vào các dạng bài tập thực hiện các phép tính, tìm số chưa biết và các bài toán quan hệ chia hết .

B.CHUẨN BỊ : Thước thẳng

C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1 : Hệ thống hoá các kiến thức

- GV yêu cầu HS trả lời lần lượt các câu hỏi ôn tập chương đồng thời kết hợp với các bảng trang 62 SGK để hệ thống các kiến thức trọng tâm của chương .

- HS trả lời bài tập 159 . GV có thể hỏi thêm n0 = ? (n≠0) , n1 = ?

- Hoạt động này có thể tổ chức ngay từ đầu tiết học hoặc có thể phân bổ vào thời điểm đầu của từng hoạt động cụ thể sau này .

PHẦN HƯỚNG DẪN CỦA THẦY GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG HỌC SINH PHẦN NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ Hoạt động 2 : Ôn tập về các phép tính Bài tập 160 : - HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong từng bài .

- GV chú ý cách trình bày bài giải của HS . Bài tập 160 : a/ A = 204 - 84 : 12 = 204 - 7 = 197 b/ B = 15.23 + 4.32 - 5.7 = 15.8+4.9- 35 = 120 + 36 - 35 = 121

- Riêng bài d , HS cần chú ý vận dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng để tính nhanh

Bài tập 161 :

- GV yêu cầu HS xác định được phép toán gì, đại lượng nào cần tìm trong từng phép toán đó và cách tìm đại lượng đó . Bài tập 162 :

- Trong bài tập này, GV hướng dẫn học sinh cách viết biểu thức từ lời đề bài và sau đó áp dụng quy trình giải của bài tập 161 để làm .

Bài tập163 :

- GV hướng dẫn HS dùng phương pháp loại dần để chọn các số thích hợp điềm vào chỗ trống rồi nêu thứ tự giải bài toán này .

Bài tập 164 :

- HS thực hiện bài này theo nhóm . Trao đổi kết quả các nhóm để sửa sai (nếu có)

c/ C = 56:53+23.22=53+25=125+32 =157 d/ D = 164.53 + 47.164=164. (53+47) = 164 . 100 = 16400 Bài tập 161 : a) x = 16 b) x = 11 Bài tập 162 : (3x - 8):4 = 7 3x - 8 = 7.4 = 28 3x = 28 + 8 = 36 x = 36 : 3 = 12 Bài tập 163 : Thứ tự điềnvào là 18 ; 33 ; 22 ; 25 Thực hiện phép tính : (33-25):(22- 18) ta được chiều cao nến cháy trong một giờ là 2cm . Bài tập 164 : a) 91 = 7.13 b) 225 = 32.52 c) 900 = 22.32.52 ; d) 112 = 24.7

Hoạt động 4 : Ôn tập các tính chất chia hết, dấu hiệu chia hết, và số nguyên tố, hợp số . Bài tập 165 : - GV hướng dẫn HS cách nhận biết hợp số , lý luận và kết hợp với bảng số nguyên tố để khẳng định hợp lý và ghi kết quả . Bài tập 165 : a/ 747∉P vì 7473 ; 235∉P vì 2355; 97 ∈P b/ a∉P vì a  3 (và >3) c/ b∉P vì b chẵn và b>2 d/ c∈P vì c = 2.30 - 2.29 = 2.(30-29) = 2 ∈P

Bài tập 168 :

- GV hướng dẫn HS dùng các dữ liệu đã cho cùng với phương pháp loại dần để tìm ra các chữ số a,b,c,d và biết được năm ra đời của máy bay trực thăng . Bài tập 168 : a ∈{0 ; 1} . Vì a ≠0 nên a = 1 105 = 12.8 + 9 nên b = 9 c = 3 là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất . d = (b+c):2 = (9+3):2 = 6

Do đó máy bay trực thăng ra đời năm 1936

Hoạt động 5 : Ôn tập về ƯC, BC, ƯCLN, BCNN

Bài tập 166 :

- Trong bài tập này, HS phải trả lời các câu hỏi : x có quan hệ gì với các số đã cho và cách tìm như thế nào ? Bài tập 167 :

- HS xác định bài toán này thuộc dạng tìm ước chung hay bội chung bằng cách tìm được mối quan hệ chia hết giữa đại lượng cần tìm với các đại lượng đã cho .

- HS giải bài tập này tương tự hhư bài tập 154 trang 59 SGK tập 1 Bài tập 166 : A= {x∈N | x∈ƯC(84,180) , x>6} ƯC(84,180) = Ư(ƯCLN(84,180))= Ư(12) = {1;2;3;4;6;12} vì x >6 nên A = 12 B= 180 Bài tập 167 : Gọi số sách là a (q) thì a10 ; a15 ; a 12 Nên a ∈BC (10,15,12).BCNN(10;15;12)=60 nên a ∈ {0; 60; 120; 180 ...} Vì 100 ≤ a≤150 nên số sách là 120 quyển Hoạt động 6 : Dặn dò

- HS học bài và hoàn thiện các bài tập đã sửa .

- Đọc thêm phần Có thể em chưa biết và ghi kết luận vào vở học .

Ngày soạn : Ngày dạy :

Tiết 40

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN SỐ HỌC LỚP 6 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w